Núi Hồng - Sông La

Số hóa để bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá

- P.V: Ông có thể chia sẻ với độc giả Báo Hà Tĩnh về mục đích, ý nghĩa của Chương trình số hóa di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2030 của Chính phủ?

Số hóa để bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá

Ông Trần Xuân Lương: Số hóa di sản văn hóa là một chương trình cần thiết và kịp thời để cụ thể hóa các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, nhằm bảo tồn và phát huy có hiệu quả giá trị di sản văn hóa của cha ông. Chương trình đặt mục tiêu xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa trên nền tảng công nghệ số thống nhất, phục vụ công tác lưu trữ, quản lý, nghiên cứu, bảo tồn, khai thác, quảng bá di sản, thúc đẩy phát triển du lịch bền vững; bảo đảm tích hợp được vào khung kiến trúc Chính phủ điện tử và Hệ tri thức Việt số hóa; đẩy mạnh chuyển đổi số, thực hiện liên thông dữ liệu số quốc gia về di sản văn hóa.

Chương trình này thực sự rất ý nghĩa, là bước tiến mới của công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống. Ngoài chi phí thấp hơn so với các phương pháp bảo tồn hiện nay, số hóa di sản cũng sẽ giúp các giá trị được lan tỏa rộng hơn, nhanh hơn không chỉ ở trong nước mà cả trên thế giới. Nếu di tích được số hóa thì các thế hệ mai sau cũng thuận lợi hơn trong việc tu bổ, phục dựng di tích, nhất là trong trường hợp di tích bị xóa sổ bởi thiên tai, hỏa hoạn… Đặc biệt, trong xu thế phát triển du lịch hiện nay, việc số hóa di sản chính là cầu nối để các thế hệ thỏa sức sáng tạo, vừa lưu giữ tốt di sản của cha ông, vừa phát triển kinh tế hiệu quả.

Số hóa để bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá

Học sinh Trường THPT Thành Sen (TP Hà Tĩnh) tham quan Bảo tàng tỉnh (tháng 12/2021). Ảnh: Thiên Vỹ

- P.V: Một trong những mục tiêu cụ thể của Chương trình số hóa di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2030 là số hóa và ứng dụng trên các nền tảng số đối với 100% các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và di sản tư liệu được UNESCO ghi danh; 100% các di tích quốc gia đặc biệt. Vậy, Hà Tĩnh khởi động thực hiện mục tiêu này như thế nào, thưa ông?

Ông Trần Xuân Lương: Thực ra, trước khi Chương trình số hóa di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2030 của Chính phủ ban hành, tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai một số nội dung số hóa di sản văn hóa trên địa bàn. Cụ thể: năm 2014-2015, Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh đã phối hợp với Thư viện khoa học tổng hợp TP Hồ Chí Minh tiến hành số hóa di sản tư liệu Hán Nôm tại 230 chi họ, 3 di tích cấp quốc gia, 9 di tích cấp tỉnh ở 42 xã, phường, thị trấn với tổng số 743 sắc phong, chế, chiếu, chỉ, 268 cuốn gia phả, 149 bằng cấp, các tài liệu khác như: sách thuốc, văn tế, địa bạ, khế ước ruộng đất với tổng số 23.784 trang.

Số hóa để bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá

Cán bộ Bảo tàng Hà Tĩnh trong một chuyến đến nhà dân sưu tầm tài liệu sắc phong bằng chữ Hán. Ảnh tư liệu.

Năm 2020, Sở VH-TT&DL cũng đã triển khai số hóa hồ sơ tư liệu di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh. Bảo tàng tỉnh cũng đã triển khai số hóa hơn 8.000 tài liệu hiện vật, 8.600 trang tư liệu hồ sơ di tích và các hiện vật quý hiếm có giá trị lịch sử văn hóa, nghệ thuật mà Bảo tàng đang lưu giữ. Ngoài ra, năm 2021, Tỉnh đoàn Hà Tĩnh cũng đã phối hợp với Sở VH-TT&DL triển khai xây dựng 105 điểm công trình mã QR thông tin các di tích lịch sử văn hóa, các địa chỉ đỏ, di tích cách mạng tiêu biểu như: Khu lưu niệm Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh, Khu di tích Tổng Bí thư Trần Phú, Khu di tích Tổng Bí thư Hà Huy Tập, Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc, Khu tưởng niệm Xô viết Nghệ Tĩnh, Khu tưởng niệm Lý Tự trọng, Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, đền thờ Chế Thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu… để đưa thông tin đến với du khách, đồng thời phục vụ cho thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên đến nghiên cứu, học tập.

Số hóa để bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá

Công trình mã QR thông tin di tích danh thắng Hoành Sơn Quan (TX Kỳ Anh).

Số hóa để bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá

Các hiện vật thuộc di chỉ Phôi Phối - Bãi Cọi được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia (tháng 11/2020). Ảnh tư liệu

Thời gian tới, Sở VH-TT&DL sẽ tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương liên quan đẩy mạnh thực hiện số hóa một cách đồng bộ cả di sản văn hóa vật thể và phi vật thể nhằm đạt được những mục tiêu chung trong chương trình của Chính phủ. Nhiệm vụ trước mắt là tập trung vào việc kiểm kê di sản, di tích trên địa bàn tỉnh, lập hồ sơ khoa học của các di tích, di sản trên địa bàn và thực hiện việc xây dựng phần mềm để quản lý về các di sản, di tích. Đồng thời, đưa hệ thống các di sản, di tích vào phần mềm quản lý của ngành, quảng bá trên Cổng thông tin du lịch thông minh của tỉnh.

Số hóa để bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá

Ông Trần Phi Công - Phó Giám đốc Bảo tàng Hà Tĩnh kiểm tra lại những cổ vật đã được số hóa trên máy tính. Ảnh: Thiên Vỹ

- P.V: Hiện nay, một số tỉnh, thành đã tiến hành triển khai số hóa di tích bằng công nghệ thực tế ảo (Virtual Reality - VR). Hà Tĩnh đã có giải pháp nào để hướng đến VR hóa di tích?

Ông Trần Xuân Lương: Xu hướng VR là tất yếu, hiện nay, công nghệ VR đã được triển khai khá phổ biến ở nhiều nội dung của lĩnh vực di sản văn hóa. Tại Hà Tĩnh, một số đơn vị đã ứng dụng công nghệ này như: Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Hà Tĩnh tổ chức triển lãm 3D trực tuyến “Hà Tĩnh theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ” nhân dịp kỷ niệm 180 năm thành lập (1831-2021) và 30 năm tái lập tỉnh (1991-2021), Ban Quản lý Khu di tích quốc gia đặc biệt Nguyễn Du đã chạy thử nghiệm công nghệ VR từ năm 2015 để phục vụ du khách tham quan, nghiên cứu.

Số hóa để bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá

Trích một số hình ảnh Triển lãm 3D trực tuyến “Hà Tĩnh theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ”

Số hóa để bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá

Mỗi giai đoạn sẽ có những mục tiêu và chiến lược khác nhau. Thời gian tới đây, Sở VH-TT&DL sẽ tham mưu tỉnh triển khai sâu rộng việc số hóa di tích bằng công nghệ VR, trong đó, Bảo tàng tỉnh sẽ thử nghiệm xây dựng mô hình trung tâm diễn giải để khai thác, phát huy giá trị loại hình di sản của Hà Tĩnh. Bằng cách đó, có thể sử dụng kết hợp các loại hình diễn giải biểu đạt rất phong phú, bao gồm cả trưng bày truyền thống (tài liệu, hiện vật), video clip, hình ảnh, âm thanh, phim 3D... với thuyết minh, trao đổi, tương tác đa chiều; hướng đến hình thành một địa điểm tham quan hấp dẫn, phát triển kinh tế du lịch.

Số hóa để bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá

Một số tài liệu Hán Nôm, cổ vật đã được số hóa trên trang website của Bảo tàng Hà Tĩnh.

Ngoài ra, chúng tôi cũng hướng đến sử dụng công nghệ 3D Scanning đối với một số di tích nổi tiếng khi các điều kiện cho phép, như cách mà một số địa phương đã làm đối với các công trình: Đại Hùng Bảo Điện - chùa Ba Vàng (Quảng Ninh); phố cổ Hội An (Quảng Nam); đình cổ Tiền Lệ, Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội), chùa Bái Đính (Ninh Bình). Từ đó, tạo nên những hiệu ứng mới cho ngành du lịch.

- P.V: Xin cảm ơn ông!

Ảnh: pv-ctv

thiết kế: huy tùng

Chủ đề Hội nghị văn hóa Hà Tĩnh

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.