4 sai lầm khi tắm làm tăng nguy cơ mắc ung thư

Bệnh ung thư có thể đến từ những thói quen nhỏ nhặt ít ai ngờ tới, ví dụ như những sai lầm khi tắm mỗi ngày.

Đa số chị em phụ nữ thường chú trọng vệ sinh cơ thể, chăm sóc làn da hơn nam giới. Đó cũng là một trong những lý do chính khiến chị em dành nhiều thời gian, công sức cho việc tắm rửa. Tuy nhiên, ít ai biết rằng một vài thói quen tưởng chừng vô hại thường làm ngay trong phòng tắm cũng có thể mang tới căn bệnh ung thư.

4 sai lầm khi tắm làm tăng nguy cơ mắc ung thư

Ung thư da, ung thư âm đạo, ung thư cổ tử cung, ung thư vú là những bệnh ung thư dễ bị tăng khả năng mắc hoặc nặng hơn nếu bạn tắm rửa sai cách. Nhất là nếu bạn mắc phải 4 sai lầm sau đây khi ở trong phòng tắm:

1. Kỳ cọ quá mạnh, quá kỹ khi tắm

Nếu bạn dành quá nhiều thời gian để tắm hoặc dùng lực quá mạnh để chà xát da cũng khiến da tổn thương, mắc bệnh. Các nhà khoa học tại Đại học Asahi đã chứng minh rằng những động tác kỳ cọ, chà xát mạnh lên da trong lúc tắm đã vô tình làm tổn thương bề mặt da, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm xâm nhập vào sâu bên trong da. Tình trạng sẽ tệ hơn nếu bạn thường xuyên tắm với các loại xà phòng, sữa tắm có tính tẩy rửa cao hoặc các sản phẩm có hạt massage tẩy tế bào chết.

Hơn nữa, nếu bạn dùng thuốc bôi để chữa lành các bệnh ngoài da này thì da lại mất đi tính đề kháng vốn có, dẫn tới việc dễ bị kích thích với ánh nắng mặt trời và nguy cơ ung thư da cao hơn.

Vì vậy, các chuyên gia da liễu khuyên bạn chỉ nên kỳ cọ nhẹ nhàng trong khoảng 3 - 5 phút với tay không hoặc bông tắm mềm. Nếu muốn sạch sẽ và thư giãn, thay vì lạm dụng xà phòng, kem tẩy tế bào chết, bạn có thể ngâm mình vài phút hoặc tắm nước ấm pha với các loại tinh dầu, thảo dược, gừng, chanh… để tăng tác dụng thay vì dùng lực.

2. Vệ sinh vùng kín quá kỹ, lạm dụng hóa chất tẩy rửa

Sai lầm này thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới, nhất là những cô gái trẻ tuổi. Đầu tiên, việc chà xát vùng kín quá mạnh hay rửa vùng kín quá nhiều lần trong ngày khiến vùng kín bị tổn thương, khiến da khô hoặc ngứa. Tiếp theo, hành động này còn làm mất môi trường tự nhiên xung quanh vùng kín, tạo điều kiện cho các vi sinh vật có hại tấn công, rất dễ viêm nhiễm, dẫn đến bệnh phụ khoa và tăng nguy cơ ung thư. Bao gồm cả ung thư da, ung thư âm đạo…

Hậu quả càng nghiêm trọng hơn nếu bạn lạm dụng các loại hóa chất tẩy rửa như dung dịch vệ sinh, sữa tắm… trong quá trình này. Đặc biệt, những chị em có thói quen thụt rửa âm đạo bằng vòi sen, dạng xịt hay dung dịch… rất dễ bị tổn thương âm đạo, bao gồm cả da vùng kín, ảnh hưởng chức năng sinh sản, tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa, mắc khối u ở hệ thống sinh sản.

Một nghiên cứu tại Mỹ năm 2016 cũng chỉ ra rằng những phụ nữ thường xuyên thụt rửa có liên quan đáng kể đến việc nhiễm virus HPV. Loại virus này là một trong những tác nhân hàng đầu dẫn tới ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, ung thư âm hộ, ung thư vòm họng, ung thư hậu môn…

Các chuyên gia khuyên rằng nếu không mắc bệnh phụ khoa hay đang dùng thuốc theo chỉ định, bạn chỉ cần vệ sinh vùng kín bằng nước ấm 1 cách nhẹ nhàng khoảng 1 - 2 lần mỗi ngày. Đồng thời, nhớ thay và giặt quần lót ít nhất 1 lần mỗi ngày là đủ.

3. Không để ý tới các nốt ruồi khi tắm

Bác sĩ Giang Mao Hồng, Trưởng khoa Bỏng và Phẫu thuật tạo hình của Bệnh viện quân đội Trung Quốc Bayi (Trung Quốc) cho biết, rất nhiều loại nốt ruồi thực chất là dấu hiệu bệnh ung thư. Ngoài việc rất dễ bị xem nhẹ, bỏ qua thì việc tắm rửa sai cách cũng có thể tác động tiêu cực đến chúng, làm bệnh ung thư đến sớm hơn hoặc diễn tiến nặng hơn.

Điều quan trọng nhất là chúng ta không nên chà xát mạnh hay cố gắng nặn, gãi… các nốt ruồi khi tắm. Dù là các nốt ruồi lành tính, ma sát mạnh thường xuyên có thể dễ gây loét da, dẫn đến xuất hiện ung thư biểu mô tế bào vảy và u hắc tố ác tính.

Còn có 3 loại nốt ruồi khả năng rất cao là ung thư da mà chúng ta nên đặc biệt lưu ý. Đầu tiên là nốt ruồi ẩn. Nó thường nằm ở lớp hạ bì bên dưới lớp biểu bì, bề mặt nhẵn bóng, thường không có lông. Bản thân nốt ruồi hiếm khi là ung thư ác tính nhưng nếu chà xát mạnh gây ra viêm nhiễm, tổn thương da sẽ dễ dẫn đến ung thư da khi tiếp xúc môi trường hoặc hóa chất.

Thứ hai là nốt ruồi nổi, thường phân bố trên bàn tay hoặc bàn chân, nhô hẳn ra khỏi da, có bề ngoài phẳng và màu sẫm. Loại nốt ruồi này nếu bị chấn thương, nhiễm trùng dễ chuyển hóa ác tính thì không nên đến các cơ sở làm đẹp không chuyên nghiệp để tẩy, đốt laser.

Cuối cùng là nốt ruồi hỗn hợp. Đây thực chất là khối u dưới da đội lên và nhô cao khỏi mặt da, có mật độ chắc, đàn hồi, màu đỏ hay hồng, sờ hơi nóng, không đau và không có mạch đập. Sau khi xuất hiện nốt ruồi này, bạn thường nên quan sát kỹ, nếu thấy nó to ra, hằn sâu, ngứa, đau hoặc lở loét thì nên kịp thời đến bệnh viện vì khả năng cao là u ác tính.

4. Tắm quá nhiều lần hoặc tắm quá lâu

Dù nam hay nữ cũng có không ít người có thói quen tắm rửa nhiều lần trong ngày, nhất là vào những ngày hè nóng nực. Nhưng đôi khi, sạch sẽ quá mức, tắm quá nhiều lần lại gây phản tác dụng, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Nghiên cứu đã được công bố của trường Đại học Asahi (Mexico, Mỹ) chỉ ra việc tắm rửa quá thường xuyên làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da. Cụ thể, việc tắm nhiều lần khiến da phải chịu nhiều lực tác động khi kỳ cọ, dễ tổn thương, phải tiếp xúc nhiều lần hơn với các hóa chất tẩy rửa, chất hóa học có trong sữa tắm, xà bông hay các loại hóa mỹ phẩm khác.

Một số nghiên cứu khác tại Mỹ và Anh trước đó cũng đã nhắc nhở rằng việc tắm 2 lần mỗi ngày cũng đủ để làm mất đi những chất bảo vệ tự nhiên trên da, khiến da bị sần và khô ráp nếu làm trong thời gian dài. Trong khi làn da chưa đủ thời gian để trở lại trạng thái cân bằng, tự phục hồi sau tổn thương, việc tiếp tục tắm rửa thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ ung thư da.

4 sai lầm khi tắm làm tăng nguy cơ mắc ung thư

Dù tắm rửa là thời gian thư giãn rất tốt, nhưng không nên tắm quá nhiều lần hoặc tắm hàng giờ liền (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, thời gian tắm quá lâu có thể làm tăng lượng tiếp xúc, thẩm thấu của các hóa chất tẩy rửa, mỹ phẩm. Trong khi đa số các sản phẩm này có các thành phần tác động tới hormone, có thể làm rối loạn nội tiết tố nữ. Lâu ngày tích tụ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú và một số bệnh ung thư liên quan tới hệ thống sinh sản khác.

Theo PNVN

Đọc thêm

Cập nhật diễn biến bão số 10

Cập nhật diễn biến bão số 10

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, khuya ngày 24/12, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão số 10 mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10; di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc.
Không khí vui đón Noel tại Hà Tĩnh

Không khí vui đón Noel tại Hà Tĩnh

Trong không khí vui tươi, an lành, đông đảo người dân đổ về với giáo xứ Văn Hạnh (xã Thạch Trung, TP Hà Tĩnh) để cùng chúc nhau một mùa Giáng sinh an lành, hạnh phúc.
5 cách bảo vệ lá phổi vào mùa đông

5 cách bảo vệ lá phổi vào mùa đông

Phổi là một cơ quan quan trọng trong cơ thể con người. Nhờ hoạt động của phổi, cơ thể chúng ta được cung cấp lượng oxy cần thiết, giúp các cơ quan khác hoạt động dễ dàng hơn.
Bệnh nhân hơn 80 tuổi phục hồi kỳ diệu sau ca đại phẫu tim mạch phức tạp

Bệnh nhân hơn 80 tuổi phục hồi kỳ diệu sau ca đại phẫu tim mạch phức tạp

Nhập viện trong tình trạng suy tim nặng, hở van ba lá mức độ 4/4 khiến tim giãn to gấp đôi bình thường, kết hợp với rối loạn nhịp tim khiến bệnh nhân cao tuổi tưởng mình khó thoát cửa tử. Sau cuộc đại phẫu ứng dụng đồng thời hai kỹ thuật: sửa van ba lá và triệt đốt rung nhĩ, đội ngũ y bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội) đã giúp người bệnh hồi phục sức khỏe một cách ngoạn mục.
Có nên tẩy trắng răng bằng chanh?

Có nên tẩy trắng răng bằng chanh?

Do các tác nhân từ thức ăn, nước uống, thuốc lá, tuổi tác… khiến răng xỉn màu. Tẩy trắng răng bằng chanh đúng cách có thể giúp loại bỏ các vết ố vàng, mùi hôi khó chịu và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển gây các bệnh liên quan đến răng miệng.
Hân hoan mừng đón Giáng sinh

Hân hoan mừng đón Giáng sinh

Những ngày này, không khí chuẩn bị cho lễ Giáng sinh tại Nhà thờ chính tòa Văn Hạnh (xã Thạch Trung, TP Hà Tĩnh) đang rất khẩn trương. Bà con giáo dân gấp rút hoàn thiện các phần việc cuối cùng trong niềm hân hoan và đoàn kết.
Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ bạn nên biết

Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ bạn nên biết

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu, các hệ thống trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện như ở người lớn. Khi thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ đột ngột thay đổi, độ ẩm trong không khí tăng cao, môi trường bụi bẩn tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus có hại cho sức khỏe, sinh sôi, nảy nở. Làm sao để phòng ngừa hiệu quả các bệnh này?