SpaceX đưa phi hành đoàn tư nhân đầu tiên lên Trạm Vũ trụ quốc tế

Cả 4 thành viên của phi hành đoàn lần này đều là dân thường, làm việc tại công ty hàng không vũ trụ thương mại có tên Axiom Space. Giá vé cho chuyến du hành kéo dài 8 ngày này là 55 triệu USD/người.

SpaceX đưa phi hành đoàn tư nhân đầu tiên lên Trạm Vũ trụ quốc tế

Phi hành đoàn sẽ dành 20,5 giờ trên quỹ đạo trong tàu vũ trụ Crew Dragon trước khi cập bến ISS. (Nguồn: Space X)

Tối 8/4, Tập đoàn công nghệ khai phá không gian Space X đã thực hiện chuyến bay đặc biệt đưa phi hành đoàn tư nhân đầu tiên lên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS).

Tên lửa Falcon 9 của Space X đã đưa tàu Crew Dragon rời bệ phóng ở Trung tâm vũ trụ Kennedy ở Florida (Mỹ) vào lúc 15h17 giờ GMT ngày 8/4 (tức 22h17 cùng ngày, giờ Việt Nam), mang theo 4 thành viên của công ty khởi nghiệp Axiom Space.

Gọi đây là chuyến bay đặc biệt bởi lẽ, không giống như hầu hết các chuyến bay khác của Space X, nhiệm vụ mang tên Axiom-1 này không có sự tham gia của bất kỳ phi hành gia nào thuộc Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA).

Cả 4 thành viên của phi hành đoàn lần này đều là dân thường, làm việc tại công ty hàng không vũ trụ thương mại có tên Axiom Space.

Đây là chuyến bay đánh dấu lần đầu tiên một phi hành đoàn tư nhân đến thăm ISS.

Bộ ba nhà du hành vũ trụ mới bao gồm nhà đầu tư người Canada Mark Pathy, nhà đầu tư bất động sản người Mỹ Larry Connor và cựu phi công Không quân Israel Eytan Stibbe.

Chỉ huy của chuyến đi là một “cựu binh vũ trụ” Michael López-Alegría, một cựu phi hành gia NASA (người mang 2 quốc tịch Mỹ và Tây Ban Nha), người đã thực hiện 4 nhiệm vụ vào không gian và hiện là Phó Chủ tịch của Axiom Space.

Sự hợp tác giữa Space X và Axiom Space đã được NASA đề cao, coi đây là một bước quan trọng trong mục tiêu thương mại hóa vùng không gian được gọi là “Quỹ đạo Trái Đất thấp,” qua đó thúc đẩy những nỗ lực tham vọng hơn để tiến sâu hơn vào vũ trụ. Giá vé cho chuyến du hành kéo dài 8 ngày này là 55 triệu USD/người.

Theo Vietnam+

Đọc thêm

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

4 công trình đến từ 10 nhà khoa học trên thế giới đã vượt qua gần 1.500 đề cử từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhận giải thưởng VinFuture 2024 trị giá 4,5 triệu USD. Nhiều công trình, từ ý tưởng đến giải thưởng danh giá là quãng thời gian gần cả đời người với hành trình kiên trì vượt qua thử thách, định kiến và cả những thất bại để tận hiến cho khoa học và sự tiến bộ nhân loại.
Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.