SpaceX lập kỷ lục phóng tên lửa lên quỹ đạo

SpaceX phá vỡ kỷ lục phóng tên lửa nhiều nhất lên quỹ đạo trong một năm với chuyến bay thứ 62 bằng tên lửa Falcon 9 hôm 4/9.

SpaceX lập kỷ lục phóng tên lửa lên quỹ đạo

Tên lửa Falcon 9 chở 21 vệ tinh Starlink hôm 4/9. Ảnh: SpaceX

SpaceX phóng 21 vệ tinh Internet Starlink lên quỹ đạo trên tên lửa Falcon 9 từ Trung tâm vũ trụ Kennedy của NASA ở Florida vào 9h47 ngày 4/9 theo giờ Hà Nội. Đó là nhiệm vụ bay lên quỹ đạo lần thứ 62 của SpaceX trong năm 2023, vượt qua kỷ lục 61 chuyến bay mà công ty đạt được trong năm 2022, theo nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành Elon Musk.

Không lâu sau khi rời khỏi bệ phóng, tên lửa Falcon 9 bay theo hướng đông nam, nhắm tới quỹ đạo ở góc 43 độ so với xích đạo. Tách rời khỏi tầng thứ hai khoảng 2,5 phút sau khi phóng, tầng đẩy hạ cánh xuống sà lan tự lái mang tên “Just Read the Instructions” nằm ở vùng biển Bahamas phía đông Đại Tây Dương, cách Cape 627 km. Đây là lần phóng và hạ cánh thứ 10 của tầng đẩy có số hiệu B1077 này. Trong khi đó, tầng thứ hai của Falcon 9 tiếp tục bay để triển khai 21 vệ tinh Starlink V2 mini vào quỹ đạo thấp của Trái Đất (LEO) khoảng 65 phút sau khi cất cánh.

Trung bình cứ 4 ngày, SpaceX lại phóng tên lửa lên quỹ đạo trong năm nay. Công ty đã thực hiện 9 lần phóng tên lửa Falcon 9 trong tháng 8. Tổng cộng 62 lần phóng trong một năm cũng là con số cao nhất đối với công ty hàng không vũ trụ tư nhân. Theo Musk, SpaceX hướng tới 10 lần phóng Falcon/tháng vào cuối năm nay và tăng lên 12 lần/tháng vào năm sau.

Đây là lần phóng thứ 16 của phiên bản vệ tinh Starlink thế hệ mới lớn hơn và có băng thông gấp 4 lần phiên bản cũ. Vệ tinh Starlink V2 kích thước thật sẽ được phóng trên tàu Starship tái sử dụng hoàn toàn của SpaceX. Theo dữ liệu của nhà thiên văn học Jonathan McDowell ở Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian, công ty này đã phóng tổng cộng 5.027 vệ tinh Starlink lên quỹ đạo.

Theo VNE

Đọc thêm

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

4 công trình đến từ 10 nhà khoa học trên thế giới đã vượt qua gần 1.500 đề cử từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhận giải thưởng VinFuture 2024 trị giá 4,5 triệu USD. Nhiều công trình, từ ý tưởng đến giải thưởng danh giá là quãng thời gian gần cả đời người với hành trình kiên trì vượt qua thử thách, định kiến và cả những thất bại để tận hiến cho khoa học và sự tiến bộ nhân loại.
Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.