Sự thật về bức ảnh rác trên Hỏa Tinh

Tàu thăm dò Perseverance vừa chụp ảnh một miếng rác trên Hỏa tinh, nhưng đó không phải dấu hiệu của sự sống, mà là một phần của chính con tàu này.

Ngày 16/6, tàu thăm dò Perseverance của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) chia sẻ ảnh chụp một vật thể màu bạc sáng bóng, nằm giữa 2 tảng đá ở đáy miệng núi lửa Jezero, khu vực khám phá chính của tàu thăm dò từ khi đáp xuống bề mặt “hành tinh đỏ” vào tháng 2/2021.

Perseverance có sứ mệnh tìm kiếm dấu vết của sự sống cổ đại trên Hỏa tinh. Tuy nhiên, vật thể màu bạc vừa được tìm thấy không có nguồn gốc từ hành tinh này. Sau khi kiểm tra kỹ, NASA nhận định đây chính là mảnh rác của Perseverance.

Mảnh giấy bạc phủ đầy cát được tàu thăm dò Perseverance chụp trên Hỏa tinh. Ảnh: NASA

Trên trang Twitter của Perseverance, thành viên thuộc đội ngũ phân tích tàu thăm dò cho biết mảnh giấy bạc là một phần của tấm chắn nhiệt, vật liệu dùng để kiểm soát nhiệt độ bị rơi ra khi Perseverance hạ cánh xuống bề mặt Hỏa tinh năm 2021.

Vị trí mảnh giấy bạc cách nơi hạ cánh của Perseverance khoảng 2 km. Chưa rõ đây là vị trí mảnh giấy rơi ngay khi tàu hạ cánh, hoặc rơi xuống nơi khác và được gió thổi đến.

Đây không phải lần đầu Perseverance chụp lại tàn dư một số thiết bị sau khi hỗ trợ tàu thăm dò hạ cánh xuống Hỏa tinh. Vào tháng 4, trực thăng Ingenuity đã chia sẻ video ghi lại các mảnh vỏ sau và chiếc dù giúp tàu thăm dò hạ cánh an toàn ngày 18/2/2021.

Theo Space, lãnh đạo NASA cho biết hình ảnh của Ingenuity giúp các kỹ sư đánh giá độ hiệu quả, tình trạng của vỏ sau và dù hạ cánh. Những thông tin trên giúp NASA thiết kế công cụ hỗ trợ hạ cánh tốt hơn trong tương lai.

Sứ mệnh khám phá Hỏa tinh được NASA khởi động từ năm 2020, sử dụng tàu Perseverance để tìm kiếm dấu vết sự sống trên “hành tinh đỏ”.

Vị trí thăm dò của Perseverance xung quanh miệng núi lửa Jezero, nơi được cho từng bị nước tràn vào cách đây hàng tỷ năm, xung quanh là đồng bằng châu thổ có thể chứa dấu vết của sự sống.

Các lớp trầm tích của châu thổ là một trong những mục tiêu nghiên cứu quan trọng, giúp tìm kiếm dấu vết của sự sống cổ đại.

Ảnh chụp những phiến đá kỳ lạ được Perseverance chia sẻ ngày 12/6. Ảnh: NASA

Kế hoạch của NASA là gửi một cỗ máy lên Hỏa tinh, thu thập các mẫu vật do Perseverance tìm thấy và đưa chúng trở lại Trái Đất. Sau đó, các nhà khoa học sẽ nghiên cứu mẫu vật để tìm hiểu về sự sống cổ đại trên Hỏa tinh.

Trong hơn một năm hoạt động, Perseverance đã chia sẻ nhiều bức ảnh thú vị. Vào ngày 12/6, tàu thăm dò đã chia sẻ ảnh chụp khu vực thuộc vùng đồng bằng Jezero. Phía trái tấm ảnh ghi lại một phiến đá xám với viên đá tròn nằm cân bằng phía trên, được gọi là “hình nhân đá”. Bên phải tấm ảnh là tảng đá lớn với phần nhô ra giống đầu rắn.

Theo Zing

Đọc thêm

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

4 công trình đến từ 10 nhà khoa học trên thế giới đã vượt qua gần 1.500 đề cử từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhận giải thưởng VinFuture 2024 trị giá 4,5 triệu USD. Nhiều công trình, từ ý tưởng đến giải thưởng danh giá là quãng thời gian gần cả đời người với hành trình kiên trì vượt qua thử thách, định kiến và cả những thất bại để tận hiến cho khoa học và sự tiến bộ nhân loại.
Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.