Sửa đổi Bộ luật Hình sự đáp ứng yêu cầu phòng, chống tội phạm

Tiếp tục chương làm việc Kỳ họp thứ hai, sáng 21/10, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường nghe Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13.

sua doi bo luat hinh su dap ung yeu cau phong chong toi pham

Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long phát biểu ý kiến. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2015 góp phần đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm

Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự, do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trình bày trước Quốc hội nêu rõ: Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27/11/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2016.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 109/2015/QH13 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật này, các cơ quan hữu quan đã phát hiện và phản ánh về một số sai sót kỹ thuật, một số quy định chưa hợp lý hoặc khó áp dụng trong Bộ luật.

Ngày 29/6/2016, Quốc hội khóa XIII ban hành Nghị quyết số 144/2016/QH13 về việc lùi hiệu lực thi hành của Bộ luật hình sự năm 2015 cùng với 03 luật khác có liên quan; đồng thời, bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2015 vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016 để trình Quốc hội khóa XIV tại kỳ họp thứ hai.

Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết quan điểm sửa đổi, bổ sung lần này là sửa đổi, bổ sung ở mức tối đa những quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 có lỗi kỹ thuật đã được phát hiện và những nội dung rõ ràng là chưa hợp lý hoặc có thể khó áp dụng trên thực tế liên quan đến một số chính sách cụ thể được thể hiện trong một số điều luật của Bộ luật hình sự năm 2015 nhằm bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán, logic trong các quy định của Bộ luật hình sự, góp phần bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật cũng như bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Không làm thay đổi những chính sách lớn của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa XIII thông qua và không đặt ra vấn đề mới dẫn đến việc phải sửa đổi, bổ sung các luật khác đang được lùi hiệu lực thi hành cùng Bộ luật hình sự năm 2015. Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2015 cần phải tiếp tục góp phần đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Phạm vi sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2015 lần này liên quan đến 141 điều của Bộ luật, gồm 18 điều thuộc Phần Những quy định chung và 123 điều thuộc Phần Các tội phạm, trong đó có 38 điều sửa đổi về kỹ thuật, 102 điều sửa đổi về nội dung quy định trong điều luật và bãi bỏ 01 điều.

Sửa đổi, bổ sung tối đa các sai sót đã được phát hiện

Thẩm tra dự án Bộ luật, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đánh giá tuy thời gian ngắn nhưng hồ sơ dự án Luật đã được Chính phủ chuẩn bị khẩn trương, nghiêm túc, có báo cáo đánh giá tác động, bản thuyết minh chi tiết, tổng hợp ý kiến các bộ, ngành có liên quan…

Về cơ bản, hồ sơ dự án Luật đáp ứng yêu cầu của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và đủ điều kiện trình Quốc hội. Ủy ban Tư pháp tán thành với sự cần thiết phải ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2015 và quan điểm của Chính phủ là: sửa đổi, bổ sung tối đa các sai sót đã được phát hiện; không làm thay đổi các chính sách lớn của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội thông qua; bảo đảm góp phần đáp ứng yêu cầu thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Đồng thời, trong một chừng mực nhất định, đề nghị Quốc hội cho phép có một vài quy định chưa thể cụ thể hóa hết được mà vẫn phải có văn bản quy định chi tiết của Chính phủ hoặc nghị quyết hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật và án lệ của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao. Ủy ban Tư pháp nhấn mạnh việc sửa đổi phải trên cơ sở rà soát, phát hiện hết các sai sót trong Bộ luật hình sự năm 2015.

Về thời gian trình Quốc hội xem xét thông qua dự án Bộ luật, đa số ý kiến trong Ủy ban Tư pháp đề nghị Quốc hội cho phép thông qua dự án Luật tại 02 kỳ họp (tại Kỳ họp thứ hai Quốc hội cho ý kiến và tại Kỳ họp thứ ba thông qua) do dự án Luật bao gồm rất nhiều vấn đề liên quan đến sửa đổi, bổ sung 141 điều do Chính phủ trình.

Dự án Luật vẫn còn rất nhiều nội dung liên quan đến định lượng chi tiết thuộc chuyên ngành sâu chưa thống nhất được giữa các bộ, ngành có liên quan như: cách tính tỷ lệ tổn thương cơ thể; định mức xả thải ra môi trường; chỉ số gây ô nhiễm môi trường; danh mục hàng cấm; số lượng và chủng loại vũ khí quân dụng; việc có hay không giám định hàm lượng chất ma túy….

Tại phiên họp thẩm tra của Ủy ban vẫn còn một số bộ, ngành có quan điểm mâu thuẫn với nhau và khác với quan điểm của Chính phủ về một số vấn đề. Đây là những vấn đề lớn, phức tạp, liên quan đến quản lý nhà nước chuyên ngành, cần phải thống nhất về quan điểm và đòi hỏi có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, tham vấn các chuyên gia cả về lý luận và thực tiễn thì mới có phương án sửa đổi khả thi...

Đa số ý kiến trong Ủy ban Tư pháp cơ bản tán thành với quan điểm của Chính phủ về phạm vi sửa đổi là: khắc phục những sai sót rõ ràng về mặt kỹ thuật, kết hợp xử lý những quy định chưa hợp lý hoặc có khả năng khó áp dụng trên thực tế; việc sửa đổi không làm ảnh hưởng đến những chính sách hình sự lớn đã được Quốc hội khóa XIII thông qua và không dẫn đến phải sửa đổi các đạo luật đang được lùi hiệu lực thi hành cùng với Bộ luật hình sự năm 2015.

Tuy nhiên, quan điểm của Ủy ban, việc sửa đổi lần này phải bảo đảm đã rà soát hết được các sai sót, tránh tình trạng sau khi thi hành lại phát hiện sai sót khác; đồng thời, đối với những quy định có thể dẫn đến tùy tiện trong áp dụng, thiếu nhất quán về chính sách hình sự, chưa phân hóa tội phạm, nội dung thiếu rõ ràng, mâu thuẫn với luật chuyên ngành…, cũng cần nghiên cứu để sửa đổi nhằm bảo đảm tính thống nhất của cả Bộ luật cũng như với các đạo luật khác.

Ngay sau khi nghe Tờ trình, các đại biểu Quốc hội về tổ thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13./.

Theo TTXVN

Đọc thêm

Hà Tĩnh - Viêng Chăn hội đàm hợp tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ

Hà Tĩnh - Viêng Chăn hội đàm hợp tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ

Tại Thủ đô Viêng Chăn (Lào), Đoàn công tác tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành hội đàm với Ban Công tác đặc biệt Thủ đô Viêng Chăn để đánh giá kết quả thực hiện công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ mùa khô năm 2024 - 2025, đồng thời thống nhất một số nội dung phối hợp thực hiện thời gian tới.  
Nhà báo liệt sỹ đầu tiên của nước ta là người Hà Tĩnh

Nhà báo liệt sỹ đầu tiên của nước ta là người Hà Tĩnh

Trong số hơn 400 nhà báo nước ta hy sinh trong chiến tranh, liệt sỹ Trần Kim Xuyến (SN 1921, quê xã Sơn Mỹ cũ, nay là xã Tân Mỹ Hà, Hương Sơn, Hà Tĩnh) là trường hợp hy hữu, mang tính chất đặc biệt. Ông hy sinh khi còn rất trẻ (26 tuổi), lại đang là ĐBQH khóa I và giữ nhiều cương vị quan trọng khác.
Vấn đề hôm nay: Phát huy trí tuệ toàn dân trong sửa đổi Hiến pháp

Vấn đề hôm nay: Phát huy trí tuệ toàn dân trong sửa đổi Hiến pháp

Quốc hội đang tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các cấp, ngành về dự thảo nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Làm thế nào để phát huy trí tuệ toàn dân trong góp ý sửa đổi Hiến pháp ở Hà Tĩnh? Nội dung sẽ được phân tích trong chương trình Vấn đề hôm nay với sự tham gia của 2 khách mời.
Nâng cao chất lượng hoạt động, hiệu quả tuyên truyền của Báo Hà Tĩnh

Nâng cao chất lượng hoạt động, hiệu quả tuyên truyền của Báo Hà Tĩnh

Sáng 22/5, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng chủ trì buổi làm việc của Thường trực Tỉnh ủy với Báo Hà Tĩnh để nghe báo cáo tình hình, kết quả nhiệm vụ thời gian qua và thực hiện nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới. Cùng dự buổi làm việc có Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Hà Văn Hùng; lãnh đạo Đảng ủy UBND tỉnh, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy, Sở VH-TT&DL.
Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Báo Hà Tĩnh

Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Báo Hà Tĩnh

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng ghi nhận Báo Hà Tĩnh luôn bám sát các chủ trương của Trung ương, của tỉnh, đổi mới nội dung hình thức tuyên truyền, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến các nội dung thuộc thẩm quyền

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến các nội dung thuộc thẩm quyền

Sáng 21/5, dưới sự chủ trì của Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh họp cho ý kiến các nội dung thuộc thẩm quyền. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy cùng dự.