Tác phẩm "Đời sống mới" của Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề xây dựng nông thôn mới hiện nay

Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đời sống mới từ 64 năm trước đã tạo nên động lực to lớn thúc đẩy kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công. Ngày nay, lời dạy ấy vẫn còn nguyên giá trị đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nói chung và xây dựng nông thôn mới nói riêng; trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ, hội nhập quốc tế toàn diện và chuyển đỗi kinh tế toàn cầu.

Sau Cách mạng Tháng Tám 1945 thắng lợi, Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào " Xây dựng đời sống mới". Ngày 3/4/1946, Ủy ban vận động đời sống mới Trung ương được thành lập. Một năm sau (20/3/1947), Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm "Đời sống mới" với bút danh là Tân Sinh để chỉ đạo và động viên phong trào. Ngày nay, tác phẩm Đời sống mới của Người vẫn còn nguyên giá trị đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nói chung và xây dựng nông thôn mới nói riêng.

Trong lời tựa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định ý nghĩa của Tác phẩm là giúp nhân dân ta thực hành đời sống mới để cứu quốc và kiến quốc: " Trong lúc kháng chiến cứu quốc chúng ta phải đồng thời kiến quốc. Thực hành đời sống mới là một điều cần kíp cho công cuộc cứu quốc và kiến quốc. Anh Tân Sinh viết quyển " Đời sống mới" một cách vắn tắt, rõ ràng, thiết thực, dễ hiểu. Đó là một quyển sách nhỏ, chỉ rõ bước đường đời sống mới. Tôi mong đồng bào ta mỗi người có một quyển Đời sống mới để xem, để hiểu, để thực hành đời sống mới. Như thế, chúng ta nhất định sẽ tiến bộ hơn".

Theo Người, thực hành đời sống mới là Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Người giải thích: " Chính trong lúc này càng phải thực hành đời sống mới là Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Quân đội phải siêng tập, siêng đánh. Nhân dân tăng gia sản xuất, phải siêng làm, thì kháng chiến chắc chắn thắng lợi, thế cho nên phải Cần. Binh sĩ phải tiết kiệm đạn dược, mỗi viên đạn một tên thù. Cho nên phải Kiệm. Mọi người đều trong sạch, không tham lam, không đem của công dùng vào việc tư, thì mọi việc mới chạy. Cho nên ai cũng phải Liêm. Mỗi người quốc dân đều phải vì nước quên nhà, hăng hái ủng hộ kháng chiến, ra sức tăng gia sản xuất, trừ diệt bọn bán nước hại dân quyết làm cho Tổ quốc thống nhất độc lập. Thế là Chính". Người cũng giải thích rằng, đạo đức mới không phải là gạt bỏ mọi cái cũ mà phải phát huy những tinh hoa về truyền thống yêu nước, cần cù lao động, đoàn kết chống giặc ngoại xâm, tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách,....Người viết: " Đời sống mới không phải cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu, thì phải bỏ. Thí dụ: Ta phải bỏ hết tính lười biếng, tham lam. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý. Thí dụ: Đơm cúng, cưới hỏi quá xa xỉ, ta phải giảm bớt đi. Cái gì cũ mà tốt, thì phải phát triển thêm. Thí dụ: Ta phải tương thân tương ái, tận trung với nước, tận hiếu với dân hơn khi trước. Cái gì mới mà hay, thì ta phải làm. Thí dụ: Ăn ở cho hợp vệ sinh, làm việc cho có ngăn nắp. Làm thế nào cho đời sống của dân ta, vật chất được đầy đủ hơn, tinh thần được vui mạnh hơn. Đó là mục đích của đời sống mới".

Đời sống mới bao gồm đời sống mới riêng cho từng người và đời sống mới chung cho cộng đồng, tập thể như các gia đình, làng xã, các bộ đội, các nhà máy, trường học, các công sở,...Về tinh thần, đời sống mới phải Cần, Kiệm, Liêm, Chính; nếu không làm được như vậy, thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân. Phải yêu tổ quốc, quan tâm đến lợi ích chung, không kiêu căng, không nịnh hót, không tham lam, không bủn xỉn. Phải ham học, một người không biết chữ, biết tính thi như nửa mù nửa sáng, biết rồi thì học thêm nữa. Về hành động để thực hành đời sống mới không ngoài năm việc là ăn, mặc, ở, đi lại, làm. Đời sống mới không tách rời tăng gia sản xuất. Người giải thích: " Việc tăng gia sản xuất cũng như mọi việc khác, đều rất quan hệ với đời sống mới. Tăng gia sản xuất tức là một bộ phận của đời sống mới. Có tinh thần của đời sống mới, thì tăng gia sản xuất mới chóng thành công. Mà tăng gia sản xuất có thành công, thì đời sống mới dễ thực hiện. Muốn tăng gia sản xuất, mọi người phải Cần, phải Kiệm. Không Cần, thì phí thời giờ nhiều mà sản xuất được ít. Không Kiệm thì làm được bao nhiêu, dùng hết bấy nhiêu, rút cục cũng như sản xuất được ít. Tăng gia sản xuất ích riêng cho mình mà cũng ích chung cho cả nước. Nếu không có tinh thần Liêm và Chính, nếu tham lam ích kỷ, thì không thể phát đạt việc tăng gia sản xuất. Vì vậy, tăng gia sản xuất và đời sống mới phải đi đôi với nhau, không thể lìa nhau".

Thực hành đời sống mới là công việc của mọi người dân , bắt đầu từ cội nguồn là mỗi người, gia đình, làng xã. Người viết: " Do nhiều người nhóm lại mà thành Làng, do nhiều Làng nhóm lại mà thành Nước. Nếu người này cũng xấu, người kia cũng xấu, thì thành Làng xấu, Nước hèn; nếu mỗi người cá nhân tốt, thì Làng tốt, Nước mạnh. Người là gốc của Làng, Nước, nếu mỗi người cố gắng làm đúng đời sống mới thì Dân tộc nhất định phú cường". Đối với mỗi người, Người yêu cầu: Việc gì có lợi cho Nước phải ra sức làm, việc gì hại cho Nước phải hết sức tránh; bất cứ việc to, việc nhỏ, có ích chung thì phải hăng hái làm. Đối với làng xã, việc thực hiện đời sống mới, theo Người, cần phải làm những việc sau: Về văn hóa phải làm cho cả làng đều biết chữ, biết đạo đức và trách nhiệm của công dân. Về phong tục, phải cấm hẳn say sưa cờ bạc, hút sách, trộm cắp, đĩ điếm. Tìm cách làm cho không có đánh chửi nhau, kiện cáo nhau. Làm cho làng mình trở thành một làng " thuần phong mỹ tục". Trong Tác phẩm, Người dành một phần để nói về văn hóa gia đình. Trong gia đình, thực hiện đời sống mới về quan hệ thì trên thuận, dưới hòa, bình đẵng, tôn trọng, tin cậy lẫn nhau, không thiên tư, thiên ái; về vật chất từ ăn mặc, đến việc làm đều tiêu pha có kế hoạch, ngăn nắp; cưới hỏi giỗ tết nên đơn giản tiết kiệm; quan tâm tới con cái, đến việc tu dưỡng học hành, kỷ cương nề nếp; giải phóng phụ nữ và thực hiện nam nữ bình đẳng .

Để nhân dân nhận thức đúng và thực hành tốt đời sống mới, theo Người, cần coi trọng công tác thông tin tuyên truyền: " Trước hết, phải tuyên truyền, giải thích và làm gương. Phỉ chịu khó nói rõ cho mọi người hiểu đời sống mới có ích thế nào, cách thi hành đời sống mới thế nào. Nói một lần họ chưa hiểu thì nói nhiều lần. Nói đi, nói lại, bao giờ người ta hiểu, người ta làm mới thôi. Nói thì phải nói một cách đơn giản, thiết thực với hoàn cảnh mỗi người; nói sao cho người ta nghe rồi làm được ngay. Việc dễ, việc nhỏ làm được rồi, sẽ nói đến việc to, việc khó....Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước".

Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về đời sống mới, Đảng và Nhà nước ta đã khởi xướng và tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới là xây dựng đời sống mới, lối sống mới, là thực hành Cần, Kiệm, Liêm, Chính bằng chương trình mục tiêu quốc gia; nhằm CNH, HĐH nông thôn, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Trong 19 tiêu chí nông thôn mới do Chính phủ đặt ra, có tiêu chí về văn hóa. 11 nội dung xây dựng nông thôn mới cũng chính là thực hành đời sống mới Cần, Kiệm, Liêm, Chính.

Thực tiễn xây dựng nông thôn mới thời gian qua cho thấy, có 4 chương trình mục tiêu cơ bản, trọng tâm cầm tập trung chỉ đạo và thực hiện là: Quy hoạch, phát triển sản xuất hàng hóa, phát triển hạ tầng kinh tế xã hội, xây dựng đời sống văn hóa. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, 11 nội dung chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới, nhất là phát triển sản xuất hàng hóa luôn đi đôi, gắn liền với xây dựng đời sống văn hóa; phải lấy văn hóa làm nền tảng tinh thần, vừa là mục tiêu, vừa là động lực. Xây dựng đời sống văn hóa của nông thôn mới cần gắn với cội nguồn, nhân tố trung tâm là con người- cá nhân và cộng đồng trong các gia đình, làng xã. Trong nhân cách mỗi người, văn hóa gia đình, văn hóa làng xã cần khắc sâu các giá trị tinh thần Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư; lòng yêu nước thương dân, tất cả vì lợi ích chung như Bác dạy. Nếu trong làng xã, hệ thống chính trị còn có một số không nhỏ cán bộ, đảng viên chỉ lo vun vén lợi ích cá nhân ích kỷ, tệ hại; thì còn lâu mới có nông thôn mới. Thực tiễn xây dựng nông thôn mới cũng cho thấy, trong xây dựng nông thôn mới, con người, mỗi người cá nhân, gia đình, làng xã, cả hệ thống chính trị, nhất là nông dân là chủ thể tư duy năng động, sáng tạo. Người nông dân chỉ thực sự là chủ thể của xây dựng nông thôn mới khi họ thực hành đời sống mới Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Bên cạnh xây dựng đời sống đạo đức mới- đạo đức cách mạng- cái gốc của văn hóa mới cho nông dân, chúng ta cần phát huy truyền thống tâm lý tốt đẹp như đức tính cần cù, lòng yêu nước, tính trung thực, lối sống có tình có nghĩa, và xóa bỏ tâm lý tiểu nông hạn hẹp ở họ. Muốn xây dựng thành công nông thôn mới, trước hết, chúng ta cần coi trọng công tác thông tin tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho mọi người dân về nông thôn mới, nhất là về đời sống mới- thực hành Cần, Kiệm, Liêm, Chính.

Như vậy, lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đời sống mới từ 64 năm trước đã tạo nên động lực to lớn thúc đẩy kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công. Ngày nay, lời dạy ấy vẫn còn nguyên giá trị đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nói chung và xây dựng nông thôn mới nói riêng; trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ, hội nhập quốc tế toàn diện và chuyển đỗi kinh tế toàn cầu.

Đọc thêm

Hà Tĩnh phát động Tháng hành động về ATVSLĐ, Tháng Công nhân

Hà Tĩnh phát động Tháng hành động về ATVSLĐ, Tháng Công nhân

Sáng nay (18/4), UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức lễ phát động Tháng hành động ATVSLĐ, Tháng Công nhân năm 2023; vinh danh doanh nghiệp vì người lao động, công đoàn cơ sở tiêu biểu, chủ tịch công đoàn cơ sở tiêu biểu, công nhân lao động tiêu biểu…
Bệnh mũi họng thường gặp ở trẻ trong mùa lạnh và cách phòng tránh

Bệnh mũi họng thường gặp ở trẻ trong mùa lạnh và cách phòng tránh

Khi thời tiết lạnh sẽ khiến nhiều trẻ mắc bệnh về tai mũi họng, trong đó phổ biến là viêm họng, viêm mũi… Điều này làm các bậc cha mẹ lo lắng, bởi bệnh thường tái đi tái lại nhiều lần. Vì vậy, việc phát hiện sớm cũng như cách chăm sóc đúng sẽ giúp trẻ nhanh khỏi bệnh.
Thị xã Kỳ Anh trao huy hiệu Đảng cho 18 đảng viên

Thị xã Kỳ Anh trao huy hiệu Đảng cho 18 đảng viên

Nhân dịp kỷ niệm niệm 105 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 – 7/11/2022), 92 năm ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930-18/111/2022), Ban Thường vụ Thị ủy Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã tổ chức lễ trao tặng Huy hiệu Đảng cho 18 đảng viên.
Cơ hội uống bia Hà Nội - Nghệ Tĩnh miễn phí

Cơ hội uống bia Hà Nội - Nghệ Tĩnh miễn phí

Nhân kỷ niệm Ngày Quốc khánh 2/9 và giới thiệu sản phẩm bia mới của Nhà máy Bia Hà Nội - Nghệ Tĩnh, Công ty CP Bia Hà Nội - Nghệ Tĩnh tổ chức cho người tiêu dùng sử dụng miễn phí các sản phẩm bia tại một số địa điểm trên địa bàn Hà Tĩnh.
Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp mọi mặt đối với Công an nhân dân

Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp mọi mặt đối với Công an nhân dân

Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân (19/8/1945 - 19/8/2022), 17 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2022), Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an có bài viết: “Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp mọi mặt đối với Công an nhân dân”.
Khi mẹ chồng đến ở chung...

Khi mẹ chồng đến ở chung...

“Công bằng mà nói, chồng tôi là một người tốt, năng động, có trách nhiệm, xuất sắc và đáng tin cậy, biết kiếm tiền chăm lo cho gia đình. Nhưng...”.
Đẩy mạnh tiêm vaccine, chủ động, sẵn sàng ứng phó nếu dịch bệnh bùng phát trở lại

Đẩy mạnh tiêm vaccine, chủ động, sẵn sàng ứng phó nếu dịch bệnh bùng phát trở lại

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tinh thần tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, yêu cầu đẩy mạnh tiêm vaccine, thần tốc hơn nữa thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng thuốc và vật tư y tế, chủ động xây dựng và sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra, kể cả trường hợp dịch bệnh bùng phát trở lại.