Tách rời cặp sinh đôi dính đầu nhờ công nghệ thực tế ảo

Một cặp song sinh dính liền hộp sọ được các bác sĩ phẫu thuật tách rời với sự hỗ trợ của công nghệ thực tế ảo (VR), được cho là bước đột phá trong lịch sử y học.

Ca mổ diễn ra ngày 1/8, kéo dài 27 giờ, được mô tả là một trong những ca phẫu thuật phức tạp nhất của loại hình phẫu thuật tách dính. Cặp sinh đôi tên Arthur và Bernardo Lima sinh năm 2018 tại bang Roraima, miền Bắc Brazil, mắc hội chứng craniopagus, tình trạng dính liền hộp sọ cực kỳ hiếm gặp.

Ca phẫu thuật do tổ chức từ thiện y tế Gemini Untwined trụ sở tại London (Anh) hỗ trợ thực hiện. Các bác sĩ mô tả đây là “một trong những ca mổ khó khăn và phức tạp nhất cho đến nay”, bởi các bé có chung một số mạch máu quan trọng.

“Ban đầu, không ai tin chúng tôi có thể thành công. Việc cứu được cả hai bé là một thành tựu lịch sử”, bác sĩ phẫu thuật thần kinh Gabriel Mufarrej thuộc Viện não bang Paulo Niemeyer (IECPN), cho biết.

100 nhân viên y tế đã chuẩn bị cho các giai đoạn cuối cùng của ca phẫu thuật kể từ ngày 7/6 đến ngày 9/6, với sự hỗ trợ của công nghệ thực tế ảo. Họ sử dụng thiết bị quét não để tạo bản đồ kỹ thuật số về hộp sọ dính liền của hai bé. Ca phẫu thuật được thực hiện xuyên Đại Tây Dương, ở cả Anh và Brazil.

Lần đầu tiên trong lịch sử y khoa, các bác sĩ tại hai quốc gia riêng biệt đã đeo tai nghe và cùng nhau phẫu thuật trong một “phòng thực tế ảo”. Cặp song sinh phải trải qua 7 lần phẫu thuật, kéo dài hơn 27 giờ.

“Thật tuyệt vời khi được thấy các bác sĩ đã phẫu thuật kịp thời trước khi hai em nhỏ phải chịu bất cứ rủi ro nào. Bạn có thể thấy ca phẫu thuật rất áp lực. Đây có thể được coi là ca phẫu thuật khó khăn nhất trong thời đại chúng ta”, bác sĩ Noor ul Owase Jeelani cho biết.

Tách rời cặp sinh đôi dính đầu nhờ công nghệ thực tế ảo

Cặp song sinh Arthur và Bernardo Lima sau khi được phẫu thuật. Ảnh: Today Times

Do những lần mổ tách rời thất bại trước đó, phần đầu của hai bé có rất nhiều mô sẹo, khiến lần phẫu thuật mới càng thêm thách thức. Bác sĩ Jeelani cho biết ông “hoàn toàn kiệt sức” sau 27 tiếng, bởi chỉ được nghỉ ngơi khoảng 4 lần, mỗi lần kéo dài 15 phút để mua thức ăn và nước uống. Tuy nhiên, ông cho biết mình cảm thấy “tuyệt vời” khi nhận được lời cảm ơn từ gia đình Arthur và Bernardo.

Cặp song sinh đang hồi phục tốt trong bệnh viện, sẽ được hỗ trợ phục hồi chức năng trong vòng 6 tháng. Ca phẫu thuật này được các bác sĩ đánh giá là sẽ “thay đổi cuộc đời” của hai bé.

“Kể từ khi cha mẹ của hai bé từ Roraima đến Rio để tìm kiếm sự giúp đỡ cách đây hai năm rưỡi, họ đã trở thành một phần của gia đình chúng tôi. Chúng tôi rất vui vì ca phẫu thuật đã diễn ra thật tốt đẹp”, ông Jeelani nói.

Theo Thục Linh/VNE

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.