Tại sao chân bạn lại bị tê?

Bạn đã bị tê chân bao giờ chưa? Tôi cá là đã từng. Vậy bạn có nhớ bạn thường bị tê chân trong những trường hợp nào không? Và bạn có biết tại sao chân mình lại bị tê không? Liệu có phải là do máu không được truyền đến chân đủ như những gì chúng ta thường nghĩ?

Lần tê chân gần đây nhất của tôi là vào dịp lễ 30/4 – 1/5, khi tôi được nhồi nhét lên một chiếc xe chật cứng, 3 người chia nhau một cái ghế bé tí tẹo. Tôi đã phải ngồi nguyên một tư thế suốt 2 tiếng đồng hồ, và ngay sau khi xuống xe, chân của tôi giống như là chân của ai đó khác vậy. Tôi chỉ còn cảm nhận được cảm giác nóng ran, mỏi, đau nhức và tê tê ở gan bàn chân mỗi khi tôi dợm bước đi. Vậy là tôi lại phải đứng yên chịu đựng cảm giác khó chịu đó gần 2 phút để nó qua đi.

Vâng, tôi cũng như các bạn, thường bị tê chân nếu lỡ ngồi ở một tư thế không thoải mái (khi chân bị gập lại) trong một thời gian dài. Kể cả khi bạn ngồi khoanh chân lâu, chân của bạn cũng có thể bị tê. Điều này khiến bạn rất khó đứng dậy. Bạn thường phải đợi một vài phút để cảm giác tê tê khó chịu biến mất, mới có thể di chuyển bình thường.

tai sao chan ban lai bi te

Rebecca Traub, trợ lý giáo sư về thần kinh học tại Trường Y khoa UNC, cho rằng sự mất cảm giác này (thường gặp với tay và chân) là do "chứng căng thẳng thần kinh tạm thời". Khi dây thần kinh bị chèn ép, nó sẽ không truyền tín hiệu cho cột sống và não chính xác được.

Steven Vernino, giáo sư về thần kinh học tại Trung Tâm y tế Tây Nam thuộc Trường Đại Học Texas tại Dallas, cho biết các dây thần kinh giúp truyền tín hiệu điện giống như nước được truyền qua ống vậy. Các tín hiệu từ bộ phận nào đó của cơ thể sẽ được truyền đến xương sống và não, tại đây các tín hiệu được nhận, phân tích và não sẽ có phản hồi ngược lại đến bộ phận cơ thể đó.

Ví dụ, nếu bạn chạm vào một vật nóng, dây thần kinh ở tay bạn sẽ truyền tín hiệu đến cung phản xạ, ở đây, tín hiệu truyền đến được nhận định là một dạng thương tích, vì thế bạn sẽ có khuynh hướng rụt tay lại.

Theo Science Alert, cũng giống như việc bạn gập ống hút lại và nước không thể di chuyển qua ống hút, tín hiệu từ các dây thần kinh của bạn cũng không thể hoặc khó được truyền đi nếu bạn bắt chéo chân ngay gập chân lại, hay khi cổ tay bạn bị gập (đối với cổ tay, sự tê liệt hoặc yếu liên tục được gọi là hội chứng ống cổ tay - Hội chứng này xảy ra khi dây thần kinh giữa bị chèn ép do tổn thương dây thần kinh hoặc dây chằng hoặc cả hai).

"Dây thần kinh ở chân thường bị chèn ép nhiều nhất là dây thần kinh xương mác, chạy bao quanh đầu gối và thường bị chèn ép khi con người ngồi gập chân trong một khoảng thời gian dài" – Rebecca Traub viết.

Chúng ta thường nhầm lẫn rằng trạng thái tê chân là do máu không truyền được tới chân khi chân bị gập lại – Traub chia sẻ. "Cũng có thể nó có ảnh hưởng đến việc truyền máu đến chân tay, nhưng điều này rất ít khi xảy ra" – Vernino nói thêm.

Cảm giác chân tay ngứa ran và như bị kim châm mà con người gặp phải là do khi đó, dây thần kinh đang lấy lại chức năng của mình. Lúc này, chân của bạn dường như "thức tỉnh". Trong y học, đây được gọi là "chứng dị cảm". Cảm giác khó chịu, không thoải mái, đôi khi còn đau nhức, sẽ khiến bạn phải đổi tư thể. Đổi tư thế hoặc đứng lên đi lại một chút sẽ giúp giảm áp lực cho dây thần kinh của bạn.

Tuy nhiên, "nếu ai đó không thể di chuyển hoặc cơn đau không giảm nhanh, có thể dây thần kinh của họ đã bị tổn thương vĩnh viễn do các áp lực nén kiểu này" – Traub cho biết.

Vì vậy, các bạn thân mến, hãy bảo vệ các dây thần kinh của mình, bảo vệ cơ thể mình. Đừng để chân bạn trong trạng thái gập quá lâu hoặc quá nhiều lần. Ngay khi chân bạn có dấu hiệu bị tê, hãy duỗi chân, thả lỏng để các dây thần kinh nhanh chóng lấy lại chức năng và hoàn thiện sứ mệnh của chúng, bạn nhé.

Theo Review

Chủ đề Tư vấn sức khỏe

Đọc thêm

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp là một chỉ số quan trọng khi theo dõi sức khỏe của mỗi người. Vậy chỉ số huyết áp 160/90 nói lên điều gì về sức khỏe của bệnh nhân?
Mùa xuân về với bản Giàng 2

Mùa xuân về với bản Giàng 2

Dưới chân núi Giăng Màn, cuộc sống người dân tộc Chứt ở bản Giàng 2 (Hương Khê, Hà Tĩnh) đang đổi thay từng ngày. Sắc màu của cuộc sống mới đang hiện rõ trên từng gương mặt khi mùa xuân về.
Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Hầu hết, rau củ sau khi thu hoạch và bày bán đều phải trải qua khâu sơ chế. Tuy nhiên, người dân cần sơ chế lại để đảm bảo an toàn.
Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Tăm tre và chỉ nha khoa đều là dụng cụ giúp làm sạch và loại bỏ thức ăn thừa trên răng. Vậy ưu nhược điểm của chúng là gì và loại nào tốt hơn?
Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Nhiều quán cà phê ở TP Hà Tĩnh được trang trí với những chiếc đèn lồng, hoa đào, hoa mai... nhằm tạo không gian ấm cúng, gần gũi, mang đến không khí Tết sớm phục vụ khách hàng.
Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cổ chân là vùng chuyển tiếp giữa trục thẳng đứng của đùi và cẳng chân với trục ngang của bàn chân. Cấu tạo của cổ chân gồm nhiều xương nhỏ nối với nhau bởi các khớp và dây chằng. Do đó khi chơi pickleball, tăng phạm vi chuyển động của chân thì rất dễ bị chấn thương.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Theo các bác sỹ, cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng nên rất nhiều người nhầm lẫn.