Tại sao điện thoại màn hình OLED có thể khiến bạn mỏi mắt, đau đầu?

Đôi khi bạn cảm thấy mỏi mắt, đau đầu vì nhìn màn hình OLED quá lâu, đó có thể là do một thứ gọi là Pulse Width Modulation (PWM). Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu kỹ hơn về nó.

Công nghệ OLED đang được dùng rộng rãi trên smartphone vì nhiều ưu điểm, như tương phản ấn tượng, màu đen sâu, mỏng hơn và nhẹ hơn LCD. Tuy nhiên, các điện thoại màn hình OLED đang sử dụng phương pháp giảm độ sáng màn hình là Pulse Width Modulation (PWM).

Cách này khác với màn hình LCD sử dụng DC dimming, và nó khiến cho một số người dùng cảm thấy khó chịu. Vậy chúng khác nhau như nào? Tại sao PWM lại khiến một nhóm nhỏ trong chúng ta khó chịu còn DC dimming thì không?

PWM hoạt động như thế nào?

Công nghệ này hiểu đơn giản là thay đổi độ rộng của các xung ánh sáng, từ đó tăng hoặc giảm độ sáng màn hình. Tần số của xung ánh sáng thường rất cao - 200Hz trở lên - khiến mắt người không thể nhận ra từng xung riêng lẻ. Do vậy, chúng ta sẽ tiếp nhận lượng ánh sáng trung bình mà các xung này phát ra.

Tại sao điện thoại màn hình OLED có thể khiến bạn mỏi mắt, đau đầu?

Cơ chế PWM trên màn hình OLED smartphone.

Trạng thái màn hình tắt hay bật thực ra được con người nhận định bằng lượng ánh sáng tiếp nhận được. Còn khi bạn giảm độ sáng màn hình, thực ra lại là trạng thái tắt kéo dài nhiều hơn bật, lượng ánh sáng các xung tạo ra giảm đi nhiều nên chúng ta cho rằng màn hình đã tối đi.

Ở độ sáng 100%, bạn nhận thấy nó luôn sáng vì xung lúc đó rộng nhất. Khi giảm xuống mức 50%, tấm nền phát ra các xung ngắn hơn, chia làm nhiều quãng khiến lượng ánh sáng tiếp nhận giảm. Và nếu tiếp tục hạ độ sáng, biên độ xung sẽ càng ngắn lại, màn hình ở trạng thái tắt lâu hơn. Ở mức độ sáng cực thấp, giãn cách giữa các xung đủ lớn để chúng rời rạc và mắt người nhận ra. Lúc này, xảy ra hiện tượng nhấp nháy màn hinh (flicker).

Tại sao điện thoại màn hình OLED có thể khiến bạn mỏi mắt, đau đầu?

Thói quen dùng smartphone trước khi ngủ càng khiến hiện tượng nhấp nháy màn hình trở nên cực đoan hơn.

Đa phần mọi người không đủ nhạy cảm để nhận biết hiện tượng nháy màn hình này. Chỉ một nhóm nhỏ là cảm thấy khó chịu, mặc dù họ cũng không biết nguyên nhân từ đâu. Với nhóm này, flicker trong thời gian dài khiến mắt nhanh mỏi hơn, đau đầu hoặc đau nửa đầu. Đặc biệt với thói quen sử dụng smartphone màn hình OLED trong điều kiện thiếu sáng, hay vào quãng thời gian mà đáng lý mắt cần nghỉ ngơi - ví dụ trước khi đi ngủ - càng không tốt.

Vậy DC dimming là gì?

Thay vì tác động vào xung ánh sáng, DC dimming giảm độ sáng màn hình bằng cách trực tiếp điều chỉnh dòng điện cấp cho bảng mạch. Đối với màn hình LCD, bạn càng bơm năng lượng nhiều bao nhiêu thì độ sáng càng cao bấy nhiêu, chủ yếu là ánh sáng phát ra từ đèn nền. Còn với OLED, đa phần người ta vẫn dùng cách PWM ở trên.

Tại sao lại không áp dụng DC dimming sớm hơn? Nguyên nhân nằm ở việc LCD là màn hình truyền dẫn ánh sáng, còn OLED là màn hình tự phát sáng. Với OLED, khi bạn hạ cường độ dòng điện để hạ độ sáng, một đánh đổi lớn là màu sắc thường bị giảm độ chính xác do năng lượng cấp cho lớp chất hữu cơ giảm đi. Đó là điều mà các hãng sản xuất muốn tránh để người dùng không đánh giá sai về chất lượng hiển thị của sản phẩm.

Giải pháp là gì?

Thực tế, các hãng smartphone Trung Quốc đều đã xác nhận đang tìm hiểu cách giải quyết. Họ sẽ thử nghiệm và mang nó lên smartphone của mình một cách thích hợp.

Còn trước mắt, nếu bạn có một cơn đau đầu, mỏi mắt kéo dài, liên quan tới việc sử dụng thường xuyên smartphone màn hình OLED vào buổi đêm, đừng vội đổ lỗi cho PWM. Hãy cố thay đổi chính bản thân mình vì dù sao đó cũng không phải thói quen tốt, kể cả với điện thoại có màn hình LCD.

Hãy thiết lập độ sáng màn hình ở mức phù hợp, đừng quá chênh lệch với ánh sáng xung quanh môi trường. Sử dụng ở nơi có đầy đủ ánh sáng thay vì cố trùm chăn rồi ‘dán mắt vào màn hình". Cố giữ khoảng cách phù hợp, đừng nhìn điện thoại quá gần. Đừng vội sờ lấy smartphone ngay khi vừa ngủ dậy, khi mắt còn chưa điều tiết tốt sau giấc ngủ dài. Hãy rèn luyện thói quen lành mạnh khi dùng smartphone!

Theo Zing

Đọc thêm

Truyện cười: Vé số

Truyện cười: Vé số

Một bà vợ hay ngoại tình, mỗi lần như vậy bà ta nói với chồng: “Em trúng xổ số nên hôm nay nhà mình ăn tươi”. 
Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Khi Lionel Messi đăng đàn phản ứng với phát biểu của Eric Abidal, thành viên BLĐ Barcelona, đó như giọt nước mắt của một thằng hề.
Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Với quan điểm “chống dịch như chống giặc”, các địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung triển khai nhiều biện pháp tích cực nhằm chủ động phòng ngừa và đối phó với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

Từ ngày 4/2, Bệnh viện Đa khoa Nghi Xuân mở thêm Phòng khám Nhi khoa do các bác sỹ đến từ Bệnh viện Nhi trung ương đảm nhận. Đây là một trong những nội dung thuộc dự án “Đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhi khoa ban đầu" tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nghi Xuân gian đoạn 2019 – 2021.
5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

Sau khi đã qua 30 ngày có dịch tả lợn châu Phi (tính đến đầu tháng 12/2019), gần đây trên địa bàn Hà Tĩnh, dịch bệnh lại tái phát tại 5 xã thuộc 3 huyện, buộc phải tiêu hủy 58 con lợn ốm chết.