Tản văn cuối tuần: Ưa nịnh và ưa “hón”

Ở quê tôi có một từ nay gần như đã mất. Nó chỉ còn đọng lại ở lớp người già, đó là từ “hón”.

Tôi chợt nhớ ra là hôm về quê thấy anh em đứa cháu nó đang chí chóe với nhau củ khoai luộc có nguy cơ oánh nhau. Thằng anh giữ rịt củ khoai, giấu ra sau lưng, không chia cho em nó. Thằng em thì bệt mông xuống nền nhà, lè nhè sụt sịt bất lực. Chú em nhìn tôi, chỉ thằng anh cười, bảo cứ từ từ, rồi nó sẽ tình nguyện cho, có khi còn vui vẻ cho hết í! Nó ưa “hón” lắm. “Hón” cho vài câu là xong chứ dùng vũ lực là không được với nó.

“Hón” là khen đối tượng có những phẩm chất tốt, nào là giỏi giang, ngoan ngoãn, hiền lành, tốt bụng, tử tế, gan dạ,... đại loại là những phẩm chất tốt đáng ca ngợi, dù chẳng biết đối tượng có phẩm chất đó hay không. “Hón” tương đồng với nghĩa “nịnh”. “Ưa hón” có nghĩa là ưa nịnh.

Tản văn cuối tuần: Ưa nịnh và ưa “hón”

“Bạn già” (1980), tranh khắc gỗ của họa sĩ Đỗ Đức (sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam)

Việc ngay sau đó chú ngồi xuống, dỗ dành thằng bé, khen nó đủ điều tốt. Nó lắng nghe như được ru, và cơn buồn ngủ tới. Rồi nó nó chìa tay đưa cho em củ khoai một cách tự nguyện bao dung. Thôi tao cho mày cả, sướng nhé!

Thì ra “hón” là một phương pháp đàm phán hòa bình tay đôi trong phạm vi hẹp rất lợi hại.

Nhưng “hón” thường chỉ dùng ở trong nhà, giữa người thân với nhau. Bảo nhau “ưa hón”, nghĩa là phê tính cách ưa nịnh, ưa được mơn trớn khen. Mắng nhau là “đồ con hón” cũng nhẹ nhàng như ý chê trách chứ không có ý miệt thị. Dù đều chỉ sự ưa nịnh, nhưng nói “ưa hón” không gây tự ái bằng ưa nịnh. Với lại từ “hón” đứng riêng thì vô nghĩa, nó phải đi với từ ưa, “ưa hón”, chứ chữ “nịnh” thì chỉ cần một từ là người ta cũng hiểu ngay.

Tôi vào google tra thì không thấy từ “hón”. Trong từ điển chắc chưa bao giờ được đưa vào vì có khi nó chỉ là phương ngữ quê tôi. Tuy vậy tôi vẫn quý từ này, coi nó như viên ngọc trong ngôn ngữ mà tiền nhân đã tạo ra, làm cho sự giao tiếp trở nên phong phú.

Bao nhiêu từ mới chồi ra như lộc cây trong thời giao tiếp thị trường. Nhưng cũng có nhiều từ ngữ ở cùng quê âm thầm mất đi như tấm áo cũ không mặc đến, dần bị vứt bỏ. Nhưng tôi nhớ quê, yêu quê cũng chỉ vì quê tôi có từ “hón” là đặc sản của riêng tôi!

Họa sĩ Đỗ Đức

Theo TT&VH

Đọc thêm

Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Khoai lang không chỉ là món ăn mà là đặc trưng quê hương, gợi nhớ sự tảo tần của mẹ, tình cha, và tuổi thơ lấp lánh không thể quên.
Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Giữa núi rừng bạt ngàn, niềm tin và tình người ấm áp lấp lánh hơn nắng. Đây là câu chuyện thắp sáng ước mơ nơi bản làng, nơi khát vọng vươn lên luôn cháy bỏng.
Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

“Nhật ký của một hạt mưa” của tác giả Anh Đức kể về một thế giới đầy màu sắc qua góc nhìn nhân hóa của hạt mưa với những thông điệp sâu sắc về cuộc sống, tình bạn và sự sẻ chia.
Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Giữa guồng quay của cuộc sống, có những lớp nghệ nhân ở Hà Tĩnh vẫn thầm lặng cống hiến, gìn giữ tinh hoa nghệ thuật truyền thống. Với họ, đó không chỉ là lòng nhiệt huyết, niềm đam mê mà còn là sứ mệnh giữ lửa, trao truyền các giá trị của di sản quê hương.
"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

Chùa Tịnh Lâm (phường Hà Huy Tập, tỉnh Hà Tĩnh) được xây dựng từ thế kỷ thứ XVII, nay đã xuống cấp nghiêm trọng.
Ươm mầm dân ca ví, giặm

Ươm mầm dân ca ví, giặm

Phát huy vai trò là những hạt nhân trong bảo tồn, gìn giữ di sản, nhiều nghệ nhân trên địa bàn Hà Tĩnh đã tình nguyện tham gia, mở các lớp học miễn phí để truyền dạy dân ca cho các em học sinh.
Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Nâng chén trà miệng bít bạc của các nghệ nhân Nam Trị, tôi lâng lâng nghĩ về quá khứ, nghĩ đến tương lai của cái nghề vàng, nghề bạc. Cái nghề mà ông cha đã một thời đeo đuổi!
Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng, không ai giống ai. Bởi vậy, hãy luôn cùng nhau cố gắng trong mọi hoàn cảnh, để mỗi ngày cảm nhận cuộc sống tươi đẹp hơn.
Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Một già, một trẻ, nương tựa vào nhau mà sống. Bên nhau qua từng mùa biển động. Ngoại không còn đủ sức để vươn ra xa bờ, chỉ còn trông cậy vào chiếc thúng chòng chành...