Tăng huyết áp - triệu chứng và những điều cần biết

Tăng huyết áp là một vấn đề thường gặp, nguy cơ hàng đầu góp phần vào tử vong trên toàn cầu. Đây là căn bệnh giết người thầm lặng, vì có rất nhiều nguy cơ gây biến chứng nghiêm trọng về tim mạch cho người bệnh.

1. Tăng huyết áp là gì?

Huyết áp là lực tác động của máu lên thành các động mạch. Đơn vị đo huyết áp được tính bằng mmHg. Để biết có bị tăng huyết áp không thì cần đo huyết áp và tăng huyết áp xác định khi huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trên thế giới, tỉ lệ người mắc tăng huyết áp trung bình gần 20%. Thống kê tại Mỹ được công bố bởi CDC cho thấy nước Mỹ có khoảng ¼ dân số bị tăng huyết áp và tỷ lệ tăng huyết áp tăng dần theo tuổi.

Tại nước ta, khi kinh tế phát triển thì tần suất mắc tăng huyết áp ngày càng gia tăng. Nếu không có các biện pháp dự phòng hữu hiệu thì ước tính đến năm 2025 sẽ có gần 10 triệu người bị tăng huyết áp.

Tăng huyết áp - triệu chứng và những điều cần biết

Tăng huyết áp được xác định khi: Huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg.

2. Nguyên nhân của tăng huyết áp

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp, theo đó chia thành hai loại, đó là:

- Tăng huyết áp nguyên phát

- Tăng huyết áp thứ phát.

Trong đó, khoảng 90 - 95% là tăng huyết áp nguyên phát mà các nguyên nhân không xác định được. Còn lại là tăng huyết áp thứ phát khi có những nguyên nhân rõ ràng, có thể từ tim mạch , hoặc nguyên nhân do các bệnh khác liên quan đến tim mạch, thận.

3. Dấu hiệu của tăng huyết áp

Tăng huyết áp - triệu chứng và những điều cần biết

Những biến chứng của tăng huyết áp.

Tăng huyết áp thường không có biểu hiện, hoặc các biểu hiện rất mơ hồ như:

- Nhức đầu,

- Dễ mệt,

- Đau ngực,

- Hồi hộp,

- Khó thở…

Có rất nhiều trường hợp bị tăng huyết áp nhưng không biết, vì không có biểu hiện nào khác thường. Tuy bệnh tăng huyết áp diễn biến âm thầm nhưng gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho bệnh nhân và để lại hậu quả nặng nề.

Biến chứng thường thấy của tăng huyết áp là cơn đau thắt ngực , xuất huyết não , nhũn não, suy thận, rối loạn tiền đình, tăng áp động mạch võng mạc, mù lòa… Vì vậy, việc điều trị và kiểm soát huyết áp là vô cùng quan trọng.

4. Đo huyết áp đúng cách

Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), chẩn đoán tăng huyết áp khi trị số trung bình qua ít nhất hai lần đo của huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc trị số trung bình của huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg, trong ít nhất hai lần thăm khám liên tiếp.

Tăng huyết áp - triệu chứng và những điều cần biết

Chủ động đo huyết áp tại nhà là biện pháp tốt nhất để kiểm soát, hạn chế biến chứng do tăng huyết áp.

Hiện nay, việc đo huyết áp tại nhà để khẳng định chẩn đoán, cần thực hiện theo nguyên tắc sau:

- Mỗi lần đo huyết áp cần đo hai lần liên tiếp, cách nhau khoảng 1 phút ở tư thế ngồi.

- Cần đo huyết áp 2 lần trong một ngày, tốt nhất là một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối.

- Cần đo huyết áp liên tục ít nhất 4 lần trong một ngày, lý tưởng là 7 ngày. Loại bỏ ngày đầu tiên và sử dụng giá trị trung bình của các lần đo còn lại (≥135/85 mmHg) để khẳng định chẩn đoán.Trên thực tế hiện nay, máy đo huyết áp tại nhà được nhiều người dùng vì mức độ tiện lợi, giúp cho người bệnh theo dõi tình trạng tăng huyết áp dễ dàng. Vậy lưu ý cần nhớ khi đo huyết áp tại nhà cần đảm bảo 3 điều sau:

- Nếu người có huyết áp bình thường, cần đo lại huyết áp định kỳ 1 năm 1 lần. Nếu người có nguy cơ cao, người tiền tăng huyết áp cần 3 đến 6 tháng đo huyết áp định kỳ. Ngoài ra cần thực hiện việc thay đổi lối sống để phòng ngừa tăng huyết áp phát triển.

5. Điều trị tăng huyết áp

Đối với bệnh nhân tăng huyết áp, nếu không điều trị đúng và thay đổi lối sống sẽ rất nguy hiểm, nguy cơ biến chứng nặng tăng lên rất nhiều. Chính vì vậy, mục tiêu khi điều trị tăng huyết áp cho bệnh nhân là loại bỏ yếu tố nguy cơ, kiểm soát mức huyết áp đề phòng biến chứng.

Các nghiên cứu đều cho thấy, điều trị tăng huyết áp làm giảm biến cố tim mạch. Tuy nhiên, trên thực tế nếu chỉ điều trị thuốc hạ áp đối với dự phòng đột quỵ và tử vong do bệnh mạch vành hiệu quả lại không cao. Nguyên nhân là số bệnh nhân được điều trị đủ liều thấp, thiếu quan tâm đến các yếu tố đi kèm, mức huyết áp để bắt đầu điều trị và huyết áp mục tiêu quá cao.

Tăng huyết áp - triệu chứng và những điều cần biết

Người bị tăng huyết áp cần thay đổi lối sống và chú ý đến kiểm soát cân nặng.

Vậy câu hỏi đặt ra cho người tăng huyết áp là làm thế nào để kiểm soát được huyết áp. Để điều trị bệnh tăng huyết áp cần lưu ý đến việc dùng thuốc hoặc không dùng thuốc.

Huyết áp mục tiêu mà người bệnh cần đạt là < 140/90 mmHg và thấp hơn nữa nếu người bệnh vẫn dung nạp được. Nếu nguy cơ tim mạch từ cao đến rất cao thì huyết áp mục tiêu cần đạt là < 130/80 mmHg. Tuy nhiên, khi điều trị đã đạt huyết áp mục tiêu, cần tiếp tục duy trì phác đồ điều trị lâu dài kèm theo việc theo dõi chặt chẽ, định kỳ để điều chỉnh kịp thời.

Tăng huyết áp - triệu chứng và những điều cần biết

Người tăng huyết áp cần giảm ăn muối và chất béo bão hòa

Vì vậy, đối với điều trị tăng huyết áp cần sự tuân thủ lâu dài của người bệnh. Thông qua việc theo dõi huyết áp thường xuyên tại nhà và ở cơ sở y tế, chỉnh liều thuốc hạ áp một cách thích hợp, để đạt mục tiêu huyết áp chấp nhận được.

6. Phòng bệnh tăng huyết áp thế nào?

Người bệnh cần thay đổi lối sống, trong đó cần chú ý đến kiểm soát cân nặng, giảm cân nếu béo phì, giảm ăn muối và chất béo bão hòa, giảm lượng calo trong chế độ ăn , tập thể dục đều đặn và bổ sung calci, kali, uống rượu vừa phải… Đây là điều cực kỳ quan trọng và là yếu tố kết hợp dùng thuốc.

Những thay đổi lối sống kết hợp dùng thuốc là 2 biện pháp song song không thể tách riêng. Theo nghiên cứu với những bệnh nhân tiền tăng huyết áp (nằm giữa 120/80 và 140/90 mmHg) việc thay đổi lối sống đã được khuyến cáo để ngăn ngừa sự tiến triển thành tăng huyết áp thực sự.

Các nhà nghiên cứu cho thấy, nếu thay đổi lối sống ở người béo phì, nếu giảm 4,5kg có thể giúp hạ huyết áp, chế độ ăn nhiều hoa quả, ít đạm muối có thể giúp hạ huyết áp (ăn ít hơn 6g muối/ngày rất tốt cho tim mạch).

Tăng huyết áp - triệu chứng và những điều cần biết

Người tăng huyết áp nên rèn luyện thể lực thường xuyên.

Bên cạnh đó, người tăng huyết áp nên rèn luyện thể lực thường xuyên, đi bộ nhanh ít nhất 30 phút mỗi ngày. Không hút thuốc lá, thuốc lào để bảo vệ tim mạch.

Điều trị tăng huyết áp là cá thể hóa điều trị và điều trị suốt đời. Trong quá trình điều trị cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không tự ý dừng thuốc ngay cả khi huyết áp được kiểm soát. Nếu ngừng thuốc đột ngột, huyết áp tăng mạnh và nguy cơ xảy ra biến chứng lúc này là cao nhất.

BSCKII. Lê Thị Diệu Hồng

Nguồn: SK&ĐS

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?
Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Với bệnh nhân suy giáp bẩm sinh, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng tuyến giáp, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 5-10km.
Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, do tác động của Toraji, từ đêm 10/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12.
Yoga chệch chuẩn

Yoga chệch chuẩn

Mỗi người tập luyện yoga cần tìm hiểu, tuân thủ các quy tắc sinh hoạt cộng đồng, quy tắc đảm bảo ANTT nơi công cộng để hình ảnh vốn rất đẹp đẽ của yoga không bị méo mó.
Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Việc ngủ đủ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm giúp hỗ trợ não bộ, tim mạch, hệ miễn dịch, làn da khỏe mạnh... Và tư thế bạn ngủ cũng rất quan trọng. Vậy đâu là tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe?