Tàu vũ trụ của NASA lần đầu tiên chạm vào Mặt trời

Khi Parker chìm sâu hơn vào bầu khí quyển của Mặt trời, khoảng 6,5 triệu dặm, nó chạm tới vùng giả dòng, là những cấu trúc khổng lồ nhô lên trên bề mặt Mặt trời và có thể được nhìn thấy từ Trái đất trong các lần nhật thực.

Tàu vũ trụ của NASA lần đầu tiên chạm vào Mặt trời

Tàu thăm dò Parker được NASA phóng từ năm 2018 để tìm hiểu về Mặt trời. Ảnh: NBC

Tàu thăm dò Mặt trời Parker đã bay qua tầng thượng khí quyển của Mặt trời, được gọi là nhật quang. Sự kiện quan trọng này đánh dấu một bước tiến quan trọng của tàu vũ trụ và “một bước nhảy vọt khổng lồ cho khoa học năng lượng mặt trời”.

Ngày 14/12 (theo giờ địa phương), Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo rằng một trong những phi thuyền của họ đã lần đầu tiên chạm vào Mặt trời, nơi môi trường có nhiệt độ khoảng 2 triệu độ F (gần 1.100 độ C)

Tàu thăm dò Mặt trời Parker của NASA đã bay qua tầng thượng khí quyển của Mặt trời, được gọi là nhật quang. Theo NASA, cột mốc quan trọng này đánh dấu bước tiến lớn của tàu vũ trụ và “một bước nhảy vọt khổng lồ với khoa học năng lượng Mặt trời”.

Cũng giống như việc hạ cánh trên Mặt trăng cho phép các nhà khoa học hiểu được nó được hình thành như thế nào, NASA cho biết việc chạm vào vật chất mà Mặt trời tạo ra cũng sẽ giúp các nhà khoa học khám phá thông tin quan trọng về ngôi sao gần nhất của Trái đất.

Xem video minh hoạ hành trình thám hiểm Mặt trời của tàu Parker:

Thomas Zurbuchen, Phó Giám đốc phụ trách sứ mệnh khoa học tại NASA, cho biết trong một tuyên bố: "Cột mốc quan trọng này không chỉ cung cấp cho chúng ta những hiểu biết sâu sắc hơn về sự tiến hóa của Mặt trời và tác động của nó đối với hệ Mặt trời của chúng ta, mà mọi thứ chúng ta tìm hiểu về ngôi sao của chính mình cũng dạy cho chúng ta nhiều hơn về các ngôi sao khác trong vũ trụ”.

Tàu Parker được phóng vào năm 2018 để khám phá những bí ẩn của Mặt trời và đã du hành gần hằng tinh (hành tinh phát sáng) này hơn bất kỳ tàu vũ trụ nào trước nó. Phải mất ba năm sau khi phóng và nhiều thập kỷ sau khi hình thành lần đầu tiên tàu Parker cuối cùng mới chạm được vào vành nhật hoa của Mặt trời.

NASA giải thích rằng về mặt kỹ thuật, Mặt trời không có bề mặt rắn, mà là một bầu khí quyển siêu nóng làm bằng vật liệu từ Mặt trời kết dính ngôi sao này bởi lực hấp dẫn và lực từ trường. Khi nhiệt tăng lên và áp suất đẩy các vật liệu ra khỏi Mặt trời, nó đạt đến điểm mà trọng lực và từ trường quá yếu để có thể chứa nó..

Điểm đó được gọi là bề mặt tới hạn Alfvén, đánh dấu sự kết thúc của khí quyển Mặt trời và bắt đầu của không gian gió Mặt trời. Vào tháng 4/2021, trong lần bay thứ tám của phi thuyền Parker tới Mặt trời, nó đã lần đầu tiên vượt qua bề mặt Alfvén, nơi đánh dấu lối vào bầu khí quyển Mặt trời.

“Chúng tôi hoàn toàn mong đợi rằng, sớm hay muộn, chúng tôi sẽ chạm trán với vầng hào quang trong ít nhất một khoảng thời gian ngắn. Nhưng thật thú vị là chúng tôi đã đạt được điều đó”, Justin Kasper, tác giả chính trên bài báo nêu bật cột mốc quan trọng của tàu thăm dò Parker, cho biết.

Khi tàu Parker chìm sâu hơn vào bầu khí quyển của Mặt trời, khoảng 6,5 triệu dặm, nó chạm tới vùng giả dòng, là những cấu trúc khổng lồ nhô lên trên bề mặt Mặt trời và có thể được nhìn thấy từ Trái đất trong các lần nhật thực.

Chuyến đi đầu tiên của tàu Parker qua vành nhật hoa chỉ kéo dài vài giờ nhưng nó sẽ tiếp tục xoắn ốc gần Mặt trời hơn. NASA cho biết cuối cùng con tàu sẽ đạt tới vị trí chỉ gần 6,2km tính từ bề mặt Mặt trời.

Chuyến bay tới Mặt trời tiếp theo của tàu Parker dự kiến ​​diễn ra vào tháng 1/2022. Nhà khoa học Kasper cho biết: “Đó là một khu vực thực sự quan trọng để tiếp cận bởi chúng tôi nghĩ rằng tất cả các loại hiện tượng vật lý đều có khả năng hoạt động và bây giờ chúng tôi đang tiến vào khu vực đó, hy vọng sẽ bắt đầu nhìn thấy một số hiện tượng vật lý và hành vi trong số này”.

Theo Báo Tin tức

Đọc thêm

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.