SpaceX đã tiến hành đưa 4 phi hành gia lên Trạm Vũ trụ Quốc tế

Các thành viên phi hành đoàn gồm có 3 người Mỹ là Đại tá Raja Chari, kỹ sư Kayla Barron, bác sỹ Tom Marshburn và kỹ sư khoa học vật liệu Matthias Maurer của Đức.

SpaceX đã tiến hành đưa 4 phi hành gia lên Trạm Vũ trụ Quốc tế

Tên lửa đẩy Falcon 9 ráp nối với tàu vũ trụ Endurance của SpaceX rời bệ phóng. (Nguồn: Reuters)

Sau nhiều lần trì hoãn, tập đoàn tư nhân SpaceX của tỷ phú Elon Musk đã tiến hành vụ phóng đưa 4 phi hành gia trong sứ mệnh Crew-3 lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) vào tối 10/11 theo giờ địa phương.

Tên lửa đẩy Falcon 9 ráp nối với tàu vũ trụ Endurance của SpaceX đã rời bệ phóng từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở bang Florida vào lúc 21 giờ 03 theo giờ địa phương (tức 9 giờ 03 sáng 11/11 theo giờ Việt Nam).

Các thành viên phi hành đoàn gồm có 3 người Mỹ là Đại tá Raja Chari, kỹ sư Kayla Barron, bác sỹ Tom Marshburn và kỹ sư khoa học vật liệu Matthias Maurer của Đức.

Ông Chari là một Đại tá Không quân Mỹ, chịu trách nhiệm chỉ huy sứ mệnh này. Đây là chuyến bay đầu tiên vào vũ trụ của vị Đại tá cùng nữ thủy thủ tàu ngầm Barron và kỹ sư Maurer.

Trong khi đó, bác sỹ y khoa Marshburn là người dày dạn kinh nghiệm khi đã có 2 lần bay vào vũ trụ hồi năm 2009 và năm 2012-2013. Bà Barron cùng ông Chari được NASA lựa chọn tham gia sứ mệnh này kể từ năm 2017. Về phần mình, nhà du hành Maurer trở thành công dân thứ 12 của Đức bay vào vũ trụ.

Dự kiến, tàu vũ trụ Endurance sẽ ghép nối với ISS vào 19 giờ 10 tối 11/11theo giờ địa phương (7 giờ 10 sáng 12/11 theo giờ Việt Nam).

Trong 6 tháng trên trạm ISS, 4 thành viên phi hành đoàn sẽ nghiên cứu để cung cấp thông tin cho công cuộc khám phá không gian sâu rộng hơn trong tương lai và mang lại lợi ích cho sự sống trên Trái Đất.

Đáng chú ý họ sẽ tiến hành một thí nghiệm trồng cây trong không gian không có đất hoặc các yếu tố cần cho sự sinh trưởng-phát triển khác và một thí nghiệm liên quan tới sợi quang học trong môi trường vi trọng lực.

Ngoài ra, các phi hành gia cũng sẽ thực hiện những chuyến đi bộ ngoài không gian để hoàn thành việc nâng cấp các tấm pin Mặt Trời của trạm ISS. Bên cạnh đó, trong thời gian này, họ sẽ tiếp đón các du khách có mặt trên 2 chuyến du lịch vũ trụ dự kiến được triển khai vào cuối năm nay và tháng 2/2022.

Hiện chỉ có một phi hành gia của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) điều hành hoạt động trên trạm ISS sau khi 4 phi hành gia thực hiện sứ mệnh Crew-2 của cơ quan này trở về Trái Đất an toàn vào sáng 9/11 theo giờ Việt Nam.

Sứ mệnh Crew-3 là một phần trong khuôn khổ quan hệ đối tác trị giá hàng tỷ USD giữa NASA và SpaceX được hai bên ký kết sau khi kết thúc chương trình Tàu con thoi vào năm 2011. Sứ mệnh này nhằm hiện thực hóa tiềm năng đưa con người vào vũ trụ.

Trước đó, sứ mệnh Crew-3 đã bị hoãn lại từ ngày 31/10 năm nay vì lý do thời tiết và kế đến là một vấn đề y tế nhỏ ảnh hưởng đến một trong số các phi hành đoàn. NASA không tiết lộ danh tính, đồng thời khẳng định trường hợp này không liên quan tới bệnh COVID-19./.

Theo Minh Tâm (TTXVN/Vietnam+)

Đọc thêm

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

4 công trình đến từ 10 nhà khoa học trên thế giới đã vượt qua gần 1.500 đề cử từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhận giải thưởng VinFuture 2024 trị giá 4,5 triệu USD. Nhiều công trình, từ ý tưởng đến giải thưởng danh giá là quãng thời gian gần cả đời người với hành trình kiên trì vượt qua thử thách, định kiến và cả những thất bại để tận hiến cho khoa học và sự tiến bộ nhân loại.
Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.