Tên lửa OTR-21 Tochka: “Hung thần trời cao” của Nga

Tên lửa OTR-21 Tochka, tên NATO là SS-21 Scarab, đã có mặt trong nhiều cuộc chiến lớn nhỏ vào cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, khiến hàng trăm người thiệt mạng và gây ra nhiều tổn hại về của.

Được đưa vào sử dụng trong quân đội vào năm 1975, tên lửa Tochka có tầm bắn tối đa 70km. Nó là loại vũ khí thay thế tên lửa Luna-M, một trong những loại khí tài nổi tiếng của Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh.

Khác với Luna-M, Tochka được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính, cho phép đường bay của tên lửa được điều chỉnh dựa trên các thiết bị cảm biến chuyển động. Tochka có độ chính xác vào loại tương đối, nó sẽ rơi vào khu vực có bán kính 150m quanh mục tiêu.

ten lua otr 21 tochka hung than troi cao cua nga

Tên lửa Tochka trong một cuộc diễu binh của Ukraine.

Vào năm 1989, phiên bản tên lửa Tochka-U được đưa vào sử dụng. Với động cơ được cải tiến, tầm bắn của Tochka-U đã tăng lên thành 120km, đồng thời độ chính xác cũng được cải thiện đáng kể nhờ kết hợp hệ thống GPS và một rađa định hướng.

Một số chuyên gia tin rằng, Nga đã có kế hoạch chế tạo một phiên bản mới của Tochka có thể đạt tầm bắn 170km, song sau đó đã bị gạt sang một bên để nhường chỗ cho dự án tên lửa Iskander.

Tên lửa Tochka có thể được trang bị hai loại đầu đạn khác nhau, một loại là đạn nổ thông thường, loại còn lại có thể rải bom chùm trong khu vực có bán kính 200m, tiêu diệt các loại xe tăng hoặc phá hoại đường băng cất cánh của một căn cứ quân sự. Ngoài ra, tên lửa có thể được trang bị một đầu đạn hạt nhân AA-60 có sức công phá từ 10 đến 60 kiloton hoặc một loại đầu đạn hóa học.

Thông thường, một trung đoàn tên lửa Tochka của Nga thường có 18 dàn phóng di động, mỗi dàn phóng có 2 hoặc 3 tên lửa. Quân đội Nga được cho là có khoảng 200 đến 300 dàn phóng Tochka và sở hữu một số lượng lớn đầu đạn hạt nhân để trang bị cho tên lửa này. Trong tương lai, số tên lửa Tochka này sẽ dần được thay thế bởi các tên lửa Iskander, có tầm xa và độ chính xác cao hơn.

Dù vậy, kể từ khi được đưa vào sử dụng, tên lửa Tochka đã tham gia vào rất nhiều cuộc chiến vào cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Tochka chính thức xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1994, trong cuộc nội chiến ở Yemen. Quân đội miền Bắc đã dùng Tochka để đánh bại quân phía Nam và thành lập chính phủ mới. Tuy nhiên, đến năm 2014, rất nhiều tên lửa Tochka đã rơi vào tay quân nổi dậy Houthi.

Ngày 4/9/2015, quân Houthi đã phóng một tên lửa Tochka, bắn trúng căn cứ của liến quân chống lực lượng Houthi, khi 73 binh sĩ cùng hàng chục dân thường thiệt mạng, nhiều xe quân sự cũng đã bị phá hủy. Ngày 14/12 cùng năm, tên lửa Tochka đã bắn xuống một căn cứ khác của liên quân, khiến hơn 100 người chết. Một tháng sau đó, một căn cứ khác cũng bị tên lửa này tấn công, và hàng trăm binh sĩ đã chết và phá hủy trung tâm điều khiển máy bay không người lái tại đây.

Tổn thất mà liên quân chống Houthi phải chịu tại Yemen là rất lớn, và mặc dù có hệ thống phòng không hiện đại và sở hữu nhiều loại vũ khí có hỏa lực vượt trội hơn quân Houthi, hàng trăm binh sĩ vẫn thiệt mạng. Điều này cho thấy hiểm họa mà tên lửa Tochka có thể mang đến đối với bất kỳ lực lượng bộ binh nào.

Cũng tại Trung Đông, chính phủ Syria cũng dùng tên lửa Tochka trong các chiến dịch quân sự tại Aleppo, Marea và phía đông thủ đô Damascus (Syria). Có nguồn tin cho biết, tên lửa Tochka đã được dùng để nhằm vào một địa điểm gặp mặt giữa thủ lĩnh của hai nhóm vũ trang nổi dậy.

ten lua otr 21 tochka hung than troi cao cua nga

Tên lửa Tochka do quân nổi dậy ở Yemen sử dụng.

Tại Chechnya, hơn 60 tên lửa đạn đạo, phần lớn trong số này là Tochka, đã bắn xuống thành phố Grozny. Một chợ trời ở Grozny đã bị 2 quả tên lửa trang bị đầu đạn chùm bắn trúng. Kết quả là 140 người Chechnya, phần lớn là dân thường, đã bị thiệt mạng. Tổng thống Nga khi đó là Boris Yeltsin khẳng định rằng vụ nổ này là kết quả của hai băng nhóm tội phạm đang tranh giành nhau tại khu vực, song một vài quan chức Nga sau đó thừa nhận rằng cuộc tấn công này là nhằm ngăn chặn hoạt động buôn bán vũ khí trong khu vực.

Trong cuộc xung đột ở Georgia năm 2008, đã có 23 quả tên lửa Tochka được phóng đi. Các thành phố Poti, Gori, Racha và Vaziani đều đã bị trúng đầu đạn chùm, gây ra thiệt hại về của khổng lò. Dù vậy, một số quan chức cho biết tên lửa này đã khiến máy bay của không quân Georgia không thể cất cánh.

Ukraine cũng sở hữu 90 dàn phóng tên lửa Tochka và chúng đều được sử dụng để chống lại quân nổi dậy thân Nga ở miền Đông đất nước trong các năm 2014 và 2015. Nhiều quả tên lửa được cho là đã phát nổ sớm khi đang bay, song chúng cũng đã gây ra tổn thất đáng kể. Một quả tên lửa Tochka của quân đội Ukraine được cho là đã bắn trúng một nhà máy hóa chất ở Donetsk vào tháng 2/2015.

Ngoài Nga và Ukraine, rất nhiều quốc gia trên thế giới cũng đang sở hữu tên lửa Tochka. Triều Tiên được cho là đã tự chế tạo một phiên bản Tochka mang tên KN-2 Toksa. Cả Armenia và Azerbaijan cũng có một số ít tên lửa này để đề phòng nhau trong bối cảnh cuộc xung đột ở vùng Karabakh đã kéo dài nhiều thập kỷ vẫn chưa có hồi kết. Belarus có 36 dàn phóng tên lửa Tochka, còn Bulgaria thì có 18.

Sức mạnh của tên lửa Tochka một lần nữa cho thấy rằng ngay cả một lợi tên lửa đã được sản xuất từ thời Chiến tranh Lạnh, có tầm bắn khá khiêm tốn vẫn có thể gây ra thiệt hại rất lớn, ngay cả khi đối phương có trong tay nhiều loại máy bay chiến đấu và hệ thống phòng không hiện đại.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo Tạp chí National Interest. National Interest được thành lập vào năm 1985. Tạp chí thường tập trung vào vấn đề chính sách đối ngoại và những lợi ích quốc gia của Mỹ.

Theo infonet.vn

Đọc thêm

Tết sớm ở Trường Sa

Tết sớm ở Trường Sa

Khi những chuyến tàu rẽ sóng, vượt hàng trăm hải lý chở hàng tết đến với Trường Sa cùng những yêu thương đong đầy mà đất liền gửi gắm, ấy là lúc quân và dân nơi đây bắt đầu đón tết.
Đề án 06 - cuộc cách mạng chuyển đổi số

Đề án 06 - cuộc cách mạng chuyển đổi số

Sau 3 năm thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06), Hà Tĩnh được đánh giá là một trong những địa phương có cách làm hay, ghi dấu ấn, tạo tiền đề quan trọng trong cuộc cách mạng chuyển đổi số.
Có một Trường Sa trù phú giữa trùng khơi!

Có một Trường Sa trù phú giữa trùng khơi!

Vượt hơn 200 hải lý, niềm mơ ước trong tôi về một lần được đặt chân đến quần đảo Trường Sa đã trở thành hiện thực. Trong tầm mắt tôi và các đồng nghiệp, hình ảnh một Trường Sa thân thương và căng tràn sức sống, hiên ngang giữa trùng khơi đã xua tan những mệt mỏi sau một hành trình dài lênh đênh trên biển cả.
Công an tỉnh Bolikhămxay chúc Tết Công an Hà Tĩnh

Công an tỉnh Bolikhămxay chúc Tết Công an Hà Tĩnh

Nhân dịp đón Tết cổ truyền của Việt Nam, thay mặt lãnh đạo Công an tỉnh Bolikhămxay (CHDCND Lào), Đại tá Khên Von Lo Văn Xay - Phó Giám đốc Công an tỉnh gửi đến cán bộ, chiến sĩ Công an Hà Tĩnh lời chúc năm mới an khang, thịnh vượng.
Xuân biên cương ấm tình quân dân

Xuân biên cương ấm tình quân dân

Những người lính quân hàm xanh trên hai tuyến biên giới đang có nhiều hoạt động ý nghĩa, trách nhiệm hướng về Nhân dân khu vực biên giới để Tết cổ truyền nơi đây ấm áp, thắm đượm tình quân dân.