Tết Độc lập trong ký ức tuổi thơ tôi

(Baohatinh.vn) - Vì ý nghĩa đặc biệt mà ngày Quốc khánh vẫn được nhân dân ta gọi là Tết Độc lập. Từ bé, tôi đã biết đến cái tết này và sống trong những ngày tháng tuổi thơ với rất nhiều cảm xúc mỗi dịp 2/9 đến.

tet doc lap trong ky uc tuoi tho toi

Đi chơi ngày Lễ Quốc khánh. Ảnh minh họa từ internet

Đã gọi là tết thì phải là dịp trọng đại lắm - không chỉ với người lớn mà với lũ trẻ con chúng tôi nữa. Trong kí ức của tôi, Tết Độc lập tràn đầy niềm vui, hào hứng và phấn khích. Trước ngày 2/9, loa phát thanh của xóm đã rộn ràng không khí với những bài ca ca ngợi Đảng, Bác Hồ, mừng đất nước; tiếng ông trưởng thôn nhắc các gia đình treo cờ Tổ quốc, dọn dẹp đường làng ngõ xóm.

Nghe tiếng loa, bố í ới gọi bác Lân hàng xóm ra giúp giữ thang để bố trèo lên cây nhãn trước nhà treo cờ. Anh trai tôi tham gia đội bóng của xóm, đang hùng hục cùng cả đội tập luyện để chuẩn bị cho trận tranh tài vào dịp 2/9; chị gái thì tập văn nghệ ở hội quán… Không khí chuẩn bị rộn ràng khắp xóm thôn, bọn trẻ con chúng tôi lòng phấn chấn lạ kỳ.

Sáng mùng 2, chẳng cần mẹ khản giọng như mọi ngày, đứa nào cũng tự giác dậy sớm, ăn sáng rồi mặc bộ quần áo tươm tất nhất, thường thì đó là chiếc áo sơmi trắng, quần xanh tím than mà mẹ đã mua để chuẩn bị cho năm học mới được khai giảng sau đó ít ngày. Lũ chúng tôi được bố mẹ, anh chị đèo trên những chiếc xe đạp cà tàng đi theo đường cái quan lên sân vận động của xã. Khác với mọi ngày, thị tứ hôm ấy rực rỡ cờ hoa, biểu ngữ, rộn ràng tiếng loa. Chỗ này là các chị, các cô xúng xính váy áo đủ màu diễn các tiết mục văn nghệ “cây nhà lá vườn”. Góc kia náo nhiệt trong tiếng hò reo cổ vũ của đám trai tráng trước những pha bóng kịch tính giữa các đội. Nhưng thứ hấp dẫn bọn trẻ con chúng tôi nhất vẫn là những hàng quán bán bánh kẹo, đồ chơi, bóng bay...

Đi chơi lễ 2/9 không thể thiếu trên tay quả bóng bay xanh đỏ, gói kẹo Hải Châu hay quả hồng chưa kịp ngâm hết vị chát. Có lẽ, với trẻ con ở quê tôi thời đó, thế đã là một một cái Tết tươm tất lắm rồi.

Tôi còn nhớ, có năm vào dịp Tết Độc lập, hai chị em tôi được bố chở lên thị xã chơi. Tuy chỉ cách hơn 10 cây số, nhưng ngày đó, muốn lên thị xã, người dân quê tôi phải đi đò qua sông nên việc đi lại rất hạn chế. Thị xã với chị em tôi là một cái gì đó rất xa xỉ, lạ lẫm. Ngày ấy, thị xã cũng nghèo nàn, lạc hậu nhưng lần đầu tiên được lên phố, chị em tôi vẫn “choáng ngợp” với những xe cộ, nhà cửa, đèn màu lấp lánh…thứ mà ở quê tôi không có. Bố còn cho hai chị em chụp một bức ảnh ở công viên Lý Tự Trọng. Đó là niềm tự hào, là “vật làm chứng” của chị em tôi để nhận lấy những lời trầm trồ, ánh mắt nhìn ngưỡng mộ của lũ bạn ở quê.

Tuổi thơ của chúng tôi tuy còn thiếu thốn nhiều nhưng cái ăn cũng đã đủ, không còn đói khổ như thời bố mẹ mình. Bố kể, thời bố còn nhỏ, điều được ngóng chờ nhất trong ngày tết Độc lập là những lạng thịt, bao thuốc lá, gói trà… được chia theo nhân khẩu. Bữa cơm ngày Tết thức ăn tuy chẳng nhiều nhặn gì nhưng sao đầm ấm, nặng nghiã tình.

Bây giờ, chẳng còn mấy ai gọi ngày này là Tết Độc lập nữa mà chỉ gọi là ngày Quốc khánh – ngày mà công nhân, viên chức, lao động được nghỉ ngơi sau một thời gian làm việc vất vả. Ý nghĩa của một cái tết đặc biệt dường như không còn đậm sâu như xưa. Dạo quanh một vòng thành phố trong buổi sáng mùa thu này, không có quá nhiều những hoạt động chào mừng. Những người trẻ thay vì tham gia các hoạt động vui chơi tập thể thì thường chỉ tụ tập nhóm trong các quán caphe, quán nhậu. Thậm chí, một bộ phận còn đón mừng Quốc khánh trên facebook.

Mỗi dịp Quốc khánh, tôi vẫn bồi hồi nhớ về tuổi thơ với bao kỷ niệm, xúc cảm và dư vị của những cái Tết Độc lập ngày xưa ấy...

Đọc thêm

Thành Sen bình yên ngày mùng 1 Tết

Thành Sen bình yên ngày mùng 1 Tết

Đường phố trung tâm tỉnh lỵ Hà Tĩnh sáng mùng 1 Tết tĩnh lặng, bình yên tạo một bầu không khí khoan khoái, tin tưởng vào những điều tốt đẹp trong năm mới.
Mãn nhãn màn pháo hoa đêm Giao thừa ở Hà Tĩnh

Mãn nhãn màn pháo hoa đêm Giao thừa ở Hà Tĩnh

Trong thời khắc thiêng liêng chuyển giao năm cũ với năm mới, màn pháo hoa rực sáng trên bầu trời Hà Tĩnh thể hiện niềm tin, khát vọng về một năm mới thịnh vượng và phát triển.
Năm Tỵ nói chuyện rắn

Năm Tỵ nói chuyện rắn

Trong các nền văn hóa trên thế giới, hình tượng con rắn thể hiện những hình ảnh khác nhau: thần hiền, thần ác, điều tốt, điều xấu, sự hủy diệt, tái sinh... Nhân dịp xuân Ất Tỵ, Báo Hà Tĩnh giới thiệu đến độc giả một số mẩu chuyện đặc sắc về con vật này.
Podcast truyện ngắn: Những trái cau non

Podcast truyện ngắn: Những trái cau non

Bà Mùi lén lau mắt, nhìn ra đường, người người đang hối hả về nhà. Trong nhà, ông Thời đã châm lên cây hương trầm cỡ đại, mùi thơm dâng lên ấm cả khoảnh sân rộng mênh mông, ấm lan cả ba trái cau non nhà bà...
Bài chòi Trung Bộ: Câu hò xứ Quảng

Bài chòi Trung Bộ: Câu hò xứ Quảng

Tiết mục "Câu hò xứ Quảng" là loại hình hò khoan đối đáp, dân ca Quảng Nam do Thu Mây biên tập và sáng tác lời mới, dựa trên làn điệu dân ca cổ. Biên đạo: Như Hà. Đoàn ca kịch Quảng Nam biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Đặc sắc mâm cỗ tết của các dân tộc

Đặc sắc mâm cỗ tết của các dân tộc

Mỗi dịp Tết đến, xuân về, đồng bào các dân tộc ở Việt Nam lại rộn ràng chuẩn bị mâm cỗ Tết. Báo Hà Tĩnh giới thiệu đến độc giả một số mâm cỗ đặc sắc của các dân tộc trên cả nước.
Podcast truyện ngắn: Cánh đồng mùa xuân

Podcast truyện ngắn: Cánh đồng mùa xuân

Anh thấy lòng rộng mở. Mọi ngại ngần đột nhiên biến mất. Trên cánh đồng làng mùa xuân, bó hoa trên tay Tín báo hiệu cho anh một cơ hội mới đã lại bắt đầu…!
Hát xoan Phú Thọ: Bỏ bộ

Hát xoan Phú Thọ: Bỏ bộ

Tiết mục hát xoan Phú Thọ "Bỏ bộ" do các nghệ nhân dân gian phường Xoan An Khái, Kim Đức, Phú Thọ biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Podcas tản văn: Xuân quê hương

Podcas tản văn: Xuân quê hương

Đã bao mùa xuân trôi qua nơi đất khách, nay trở về quê nhà, tôi như thấy mình lạc bước vào một thước phim cũ, nơi mà từng khung hình đều nhuốm màu ký ức...
Hát xoan Phú Thọ: Trống quân đón đào

Hát xoan Phú Thọ: Trống quân đón đào

Tiết mục hát xoan Phú Thọ "Trống quân đón đào" do các nghệ nhân dân gian phường Xoan An Khái, Kim Đức, Phú Thọ biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
"Anh hùng xạ điêu: Hiệp chi đại giả" lập kỷ lục

"Anh hùng xạ điêu: Hiệp chi đại giả" lập kỷ lục

Mặc dù bị chê lạm dụng kỹ xảo và diễn viên chính không hợp vai, "Anh hùng xạ điêu: Hiệp chi đại giả" vẫn lập kỷ lục là tác phẩm nội địa có doanh thu đặt trước cao nhất điện ảnh Trung Quốc.
Mùa vui nay đã về

Mùa vui nay đã về

Còn gì đẹp hơn trong khung cảnh mùa xuân ấm áp, thanh bình, lứa đôi hò hẹn. Còn gì hạnh phúc hơn khi xuân về, nhà nhà đoàn viên trong một đất nước hòa bình, ấm no. Mùa vui nay đã về...
Podcast truyện ngắn: Chiều đông

Podcast truyện ngắn: Chiều đông

Trái tim bà Tuyết bỗng rộn ràng, cái giá lạnh của mùa đông dường như tan biến. Bà cứ thế ôm lấy đứa trẻ, chạy thật nhanh qua con đường, băng qua bóng tối và giá lạnh. Bà Tuyết tin rằng, trước mắt mình chắc chắn là ánh sáng.