Thắm mối tơ duyên Việt - Lào

(Baohatinh.vn) - Tháng tư, khi những tán hoa đọc-khun ở Việt Nam và Lào bắt đầu bung sắc nắng cũng là lúc mối giao cảm văn hóa Việt - Lào, Lào - Việt lại dậy lên cùng những nghi thức của lễ tết Bunpimay…

tham moi to duyen viet lao

Vui tết Bunpimay năm 2018 tại trường Đại học Hà Tĩnh

Bunpimay, Bunpimay, thanh âm bật lên từ danh từ ấy đã đủ để gọi về tất cả sự yên vui của đất nước hoa Chăm-pa thơ mộng. Tôi nhớ, buổi chiều cách nay ngót chục năm, trên miền đất Tây Nguyên nắng gió, dưới tán hoa đọc-khun ruộm màu nắng, tôi tình cờ gặp một cô gái Lào. Thời gian và sự bất đồng ngôn ngữ đã khiến tôi không còn nhớ rõ tên cô gái ấy nhưng sự mênh mông của đôi mắt và niềm hứng khởi toát ra từ cô khi nói về Bunpimay đã để lại dấu ấn đậm sâu trong tôi. Từ độ ấy, mỗi tháng tư về, lòng tôi bắt đầu chung chiêng chờ đợi một tiểu lễ hội đậm nét văn hóa Lào được tổ chức ở địa bàn tôi sinh sống.

tham moi to duyen viet lao

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh cùng đông đảo bà con Lào kiều, sinh viên Lào tại Hà Tinh vui tết Bunpimay, cầu chúc một năm mới mưa thuận, gió hòa, bình an, hạnh phúc

Nhờ đặc trưng công việc, mỗi năm cứ đến dịp tết Bunpimay của Lào, tôi lại có cơ hội được gặp gỡ với nhiều Lào kiều và lưu học sinh Lào tại Hà Tĩnh thông qua các chương trình giao lưu gặp gỡ. Về nguồn gốc của lễ hội mừng năm mới Bunpimay có khá nhiều câu chuyện kể, nhưng câu chuyện nào cũng dẫn tới một đặc điểm chung. Đó là, Bunpimay được tổ chức nhằm gột rửa bụi trần, thanh khiết hóa cuộc sống của con người và thông qua đó, đem lại sự ấm no, phồn vinh cho vạn vật. Trong suốt những ngày lễ hội, các hoạt động như lễ tắm Phật, lễ cầu may, lễ té nước và buộc chỉ cổ tay diễn ra trong sự thành kính, biết ơn và cùng hướng về cội nguồn dân tộc.

tham moi to duyen viet lao

Nghi lễ buộc chỉ cổ tay

Chú tôi, một quân nhân từng có nhiều năm chiến đấu tại đất nước Lào vẫn thường kể cho chúng tôi nghe về những tập tục giản dị mà thiêng liêng trong tết Bunpimay của nước bạn.

Bunpimay có thể được tổ chức từ ngày 13 - 15 hoặc 14 - 16/4 hàng năm theo Phật lịch năm đó. Và trong ngày đầu tiên của tết Lào, người ta quét dọn, lau chùi nhà cửa sạch sẽ, chuẩn bị nước thơm và hoa, nhà nào cúng Phật thì hạ tượng Phật xuống tắm nước thơm và buộc chỉ cổ tay Phật. Buổi chiều, người dân trong làng tập trung ở chùa để làm lễ cúng Phật, cầu nguyện, nghe các nhà sư giảng đạo, sau đó rước tượng Phật ra một gian riêng trong 3 ngày và mở cửa để mọi người có thể vào tắm Phật. Nước thơm sau khi tưới lên các tượng Phật sẽ được hứng lại đem về nhà để xức vào người làm phước. Người dân còn té nước vào các nhà sư, chùa và cây cối xung quanh chùa.

Trong nghi thức té nước của Bunpimay, để tỏ lòng tôn kính, người trẻ tuổi té nước những người lớn tuổi để chúc thọ và chúc thịnh vượng. Sau đó, già trẻ, gái trai sẽ rời nhà, ra đường té nước cho bạn bè và người qua đường. Họ không chỉ té nước vào người mà còn vào nhà cửa, đồ thờ cúng, công cụ sản xuất và cả súc vật. Người Lào tin rằng, nước sẽ giúp gột rửa điều xấu xa, bệnh tật và cầu chúc năm mới sống lâu, mạnh khỏe. Vì vậy, họ không ngại ngần với việc người khác té nhiều nước lên người, ngược lại, họ sẽ hạnh phúc hơn, vui hơn nếu toàn thân ướt đẫm nước.

tham moi to duyen viet lao

Say nồng điệu lăm vông trong chương trình đón tết cổ truyền Lào tại Hà Tĩnh năm 2018

Trên cơ sở mối tình thấm đượm Việt - Lào, hàng năm, cứ đến ngày lễ Bunpimay, có rất nhiều đoàn cán bộ cao cấp, cựu quân nhân tình nguyện chiến đấu ở Lào và du khách lại đến đất nước Triệu Voi để được hòa chung trong tâm tình, ân tình và nghi thức thiêng liêng của nước bạn. Chị Đào Thu Hương - cán bộ Sở Ngoại vụ Hà Tĩnh hiện đang có mặt tại Lào cho biết: “Năm nào Sở Ngoại vụ và Trường Đại học Hà Tĩnh cũng tổ chức tết Bunpimay cho kiều bào và lưu học sinh Lào. Và tại đó, những nghi thức của Bunpimay đều được cử hành thiêng liêng, giàu ý nghĩa nhân văn. Năm nay, tôi còn được tham gia cùng đoàn lãnh đạo tỉnh chúc mừng các tỉnh nước bạn. Đến đâu, chúng tôi cũng được chào đón thân tình và được “tắm táp” trong suối nguồn văn hóa Lào. Ở đâu và với bất kỳ người Lào nào, tôi cũng cảm nhận được ân tình ấm áp, gần gũi như anh em, như đồng bào mình vậy”.

Mối tình anh em Việt - Lào, Lào - Việt sau hơn nửa thế kỷ gắn bó keo sơn ngày càng thấm đượm tình thân bằng những lại qua. Sau những nghi thức thăm hỏi, chúc mừng nhân dịp Bunpimay, những dự án hợp tác về giáo dục - đào tạo, y tế, kinh tế, văn hóa… giữa 2 nước cũng đồng thời được xúc tiến. Và, Bunpimay chính là nhịp cầu để nối những tâm tư, tình cảm, nối những miền đất bên hai mái Trường Sơn xích lại gần nhau thêm nữa.

Đọc thêm

Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024

Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024

Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024 diễn ra từ ngày 8 - 10/11, gồm chương trình khai mạc; đêm giao lưu văn nghệ hai nước Việt – Trung; Giải Marathon tỉnh Lai Châu năm 2024; bế mạc Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024.
Podcast truyện ngắn: Giấc mơ

Podcast truyện ngắn: Giấc mơ

Không có ai trả lời Viên. Chỉ có những phiến đá lặng im nhìn Viên như nhân chứng của cuộc trò chuyện vừa qua. Viên chẳng biết mình mơ hay tỉnh, cô chỉ biết rằng mình đã thức dậy sau nỗi đau và còn nhiều hơn thế...
Làng gạch, gốm trăm năm ở Vĩnh Long

Làng gạch, gốm trăm năm ở Vĩnh Long

Làng nghề gạch, gốm huyện Mang Thít tồn tại khoảng 100 năm, nhìn từ xa trông như những toà tháp cổ lâu đời trầm mặc bên dòng Cổ Chiên.
Mùa thu này lên Mộc Châu chơi gì?

Mùa thu này lên Mộc Châu chơi gì?

Từ giữa tháng 10, Mộc Châu có rất nhiều thay đổi với nhiều điểm ngắm cảnh tuyệt đẹp như vườn hồng chín, những rặng hoa mận trái mùa hay làng nguyên thuỷ Hang Táu.
Gặp gỡ á quân Sao Mai xứ Nghệ quê Hà Tĩnh

Gặp gỡ á quân Sao Mai xứ Nghệ quê Hà Tĩnh

Đang là sinh viên năm 2 - Học viện Âm nhạc Quốc gia, nữ sinh Nguyễn Mộc An (quê Hà Tĩnh) đã xuất sắc đạt giải Á quân Liên hoan tiếng hát Truyền hình - Giải Sao Mai xứ Nghệ 2024.