(Baohatinh.vn) - Lễ rước và lễ tế nhân 574 năm ngày giỗ của Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi được cử hành trang nghiêm tại đền thờ Chiêu Trưng ở núi Nam Giới thuộc 2 huyện Thạch Hà và Lộc Hà (Hà Tĩnh).
Ngày 22/6 (mùng 2/5, năm Canh Tý), 2 huyện Thạch Hà và Lộc Hà phối hợp tổ chức lễ giỗ lần thứ 574 năm ngày mất của Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi nhằm tưởng nhớ, bày tỏ lòng biết ơn công lao to lớn của Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi.
Lê Khôi quê ở làng Lam Sơn (nay thuộc xã Xuân Lam), huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa. Ông gọi Lê Lợi là chú ruột, làm quan trải qua 3 đời vua nhà Lê, có công giúp triều đình nhà Lê dẹp giặc ngoại xâm.
Năm 1443, ông được phái vào làm Tổng trấn Hoan Châu. Năm 1446, phụng mệnh nhà vua, cầm quân đi đánh Chiêm Thành. Trên đường trở về, ông bị bệnh nặng và mất vào ngày 3/5 âm lịch. Quân sỹ chọn vùng đất linh thiêng mai táng ông tại chân núi Nam Giới, làng Dương Luật, nay là xã Thạch Bàn, huyện Thạch Hà.
Năm 1487, ông được vua Lê Thánh Tông tặng phong “Chiêu Trưng Đại vương”. Để tưởng nhớ công lao của vị tướng này, Lễ hội Đền Chiêu Trưng được tổ chức vào ngày mùng 1 – 3/5 âm lịch hàng năm.
Năm 2017, Bộ VH-TT&DL quyết định công nhận lễ hội đền Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Trong buổi trưa, các xã: Mai Phụ, Thạch Kim (Lộc Hà); Thạch Hải, Đỉnh Bàn, Thạch Trị (Thạch Hà) đã tổ chức lễ rước kiệu, linh vị và đồ tế khí từ các đền vọng về đền chính.
Quang cảnh lễ rước trên sông Cửa Sót.
Bà con Nhân dân xã Thạch Kim rước lễ vật về đền chính.
Chiều nay, tại đền thờ Chiêu Trưng ở núi Nam Giới, huyện Thạch Hà và Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã diễn ra hoạt động cử hành lễ tế. Thay mặt Nhân dân 2 huyện Thạch Hà và Lộc Hà, Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà Trần Việt Hà và Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà Nguyễn Việt Hùng cùng lãnh đạo các địa phương làm chủ tế.
Ban Tổ chức lễ tế đã tiến hành khai trống, dâng hương, tấu trình văn tế ôn lại thân thế, cuộc đời, công lao to lớn của Đại vương Lê Khôi đồng thời, cầu mong cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an... Trong ảnh: Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà Trần Việt Hà đánh trống...
.. và Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà Nguyễn Việt Hùng khởi chiêng khai lễ.
Các địa phương có đền thờ vọng rước linh vị...
... và dâng lễ vật lên đền chính.
Đông đảo du khách thập phương về dự lễ giỗ Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi. Ảnh: Một góc cổng đền chính.
Người dân kính cẩn dâng hương...
... bày tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ công đức của vị tướng tài ba.
Đoàn thanh niên các địa phương bố trí lực lượng tình nguyện hỗ trợ người dân đến hành lễ đảm bảo an toàn, văn minh.
Không biết tự bao giờ, mỗi dịp gần đến tháng 5 (âm lịch) người dân Thạch Hà, Lộc Hà (Hà Tĩnh) dù đi xa hay ở quê nhà đều bồi hồi mong chờ lễ hội đền Lê Khôi.
Theo thông tin từ UBND huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh), lễ giỗ lần thứ 574 năm ngày mất của Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi không triển khai phần hội, chỉ tổ chức phần lễ trong phạm vi nội bộ.
Hình thành chưa đầy 1 năm, song vườn chim tại khu vực sông Đông (phường Thành Sen, Hà Tĩnh) đã trở thành nơi trú ngụ cho những đàn chim trời, mở ra kỳ vọng về quần thể sinh thái sống động trong thời gian tới.
Khi bình minh ló rạng, những con thuyền trở về đầy ắp tôm cá sau một chuyến ra khơi, niềm hân hoan hòa cùng tiếng sóng reo vui, dậy cả khu chợ cá Cồn Gò, xã Thiên Cầm (Hà Tĩnh).
Sáng sớm, khi sương mờ còn phủ nhẹ, đồi chè ở xã Sơn Kim 2 và Sơn Tây (Hà Tĩnh) hiện lên bình yên trong vẻ đẹp huyền ảo, tinh khôi, say đắm lòng người...
Biển Xuân Thành, thuộc xã Tiên Điền (Hà Tĩnh) không chỉ cuốn hút bởi vẻ nguyên sơ của sóng xanh, cát trắng, mà còn đang “thay da đổi thịt” từng ngày với diện mạo mới đầy sức sống.
Từ nguồn hải sản phong phú, tươi ngon bậc nhất miền Trung, qua bàn tay khéo léo và sự sáng tạo các đầu bếp tâm huyết, ẩm thực biển Hà Tĩnh đang trở thành “thỏi nam châm” níu chân du khách mỗi mùa hè.
Các tuyến du lịch trong Vườn quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) được đề án đặt ra gồm: khám phá vườn thực vật, quần thể pơmu ngàn năm tuổi, thành cụ Phan Đình Phùng và rừng sấu cổ thụ...
Không gian trong lành, dịch vụ du lịch ngày càng hoàn thiện, biển Xuân Thành (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong những ngày hè sôi động.
Dường như với mọi người, dù là du khách hay người dân địa phương, núi Nài, sông Phủ vẫn luôn là một biểu tượng đẹp và là nơi lưu giữ những trầm tích văn hóa của vùng đất Thành Sen.
Sau những kết quả khả quan thời gian qua, ngành Du lịch Hà Tĩnh cần đầu tư có chiều sâu và biết kể câu chuyện của riêng mình để tạo điểm nhấn khác biệt.
Khác với không khí nô nức mùa lễ hội, Hương Tích tự (Hà Tĩnh) những ngày tháng 6 làm thỏa lòng du khách bởi khung cảnh thanh tịnh, yên bình và gần gũi với thiên nhiên.
Không chỉ đơn thuần là chỗ nghỉ chân, các homestay tại Khu du lịch Thiên Cầm (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) mang đến không gian gần gũi, thân thiện, giúp du khách hòa mình vào nhịp sống của người dân làng biển.
Người dân thôn Trung Tâm (xã Thạch Ngọc, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã khai thác hiệu quả lợi thế bán sơn địa, xây dựng nhiều mô hình kinh tế vườn đồi cho thu nhập cao, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần người dân.
Là những người làm báo chuyên trách tuyên truyền lĩnh vực du lịch của Hà Tĩnh, chúng tôi không chỉ đi và viết, mà còn sống trong sự cảm nhận vẻ đẹp và hương vị quê hương để truyền tất cả tình yêu ấy vào từng câu chữ, khuôn hình.
Từ vùng đất nghèo khó của xã Cẩm Thịnh (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), bắt tay xây dựng NTM, thôn Lai Lộc gặp không ít khó khăn. Vậy nhưng, nhờ biết khai thác lợi thế của địa phương, cùng sự cần cù, chịu khó, cán bộ và Nhân dân Lai Lộc đã cùng nhau xây dựng thành công khu dân cư kiểu mẫu.
Không xô bồ, không náo nhiệt, biển Hà Tĩnh mang trong mình vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc. Nơi chỉ có sóng, cát, đá và bầu trời xanh thẳm - những điều giản dị mà đẹp đến nao lòng.
Với hệ thống hồ bơi đa dạng, nguồn nước suối tự nhiên mát lành, nhiều trò chơi dưới nước thú vị, KDL sinh thái Đá Bạc Eco (xã Nam Điền, Thạch Hà, Hà Tĩnh) là điểm trải nghiệm tuyệt vời trong ngày hè nắng nóng.
Thôn Châu Hạ (xã Thạch Châu, huyện Thạch Hà,Hà Tĩnh) là vùng quê có nghề muối nổi tiếng. Bao đời nay, người dân nơi đây vẫn luôn giữ gìn và phát triển nghề truyền thống của cha ông để ổn định cuộc sống và nâng cao thu nhập.
Những hàng cây, góc phố khoác lên mình chiếc áo mới rực rỡ sắc màu, khiến mỗi người đi qua phải chậm lại, ngắm nhìn và cảm nhận vẻ đẹp dịu dàng của Hà Tĩnh vào mùa hoa nở.
Trong gần 5 tháng đầu năm 2025, các điểm du lịch văn hoá tâm linh trên địa bàn TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) đã thu hút 50.000 lượt khách đến tham quan, chiêm bái.
Còn gì tuyệt hơn việc xuống biển Thạch Hải (TP Hà Tĩnh) vào sáng sớm, ngâm mình trong dòng nước mát lạnh, tận hưởng bầu không khí trong lành và ngắm bình minh...
Trước thực trạng nhiều ao hồ bị thu hẹp hoặc ô nhiễm do rác thải, nhiều địa phương đã huy động nguồn lực xã hội hóa để đầu tư, cải tạo thành những “lá phổi xanh” điều hòa không khí cho các khu dân cư, nhất là trong thời tiết nắng nóng.
Qua bao thăng trầm, nghề đãi hến vẫn được người dân làng Bến Hến (xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) nỗ lực gìn giữ, góp phần bảo tồn bản sắc và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.
Nở rộ từ năm 2024 đến nay, mô hình du lịch homestay ở biển Thiên Cầm (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đang rất hút khách, qua đó tạo việc làm và tăng nguồn thu nhập cho người dân.
Cảnh sắc tươi đẹp, cuộc sống tươi vui. Người dân thôn Hà Thanh, xã Tượng Sơn (TP Hà Tĩnh) đang được thụ hưởng thành quả từ bàn tay lao động của chính mình tạo ra.