(Baohatinh.vn) - Theo thông tin từ UBND huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh), lễ giỗ lần thứ 574 năm ngày mất của Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi không triển khai phần hội, chỉ tổ chức phần lễ trong phạm vi nội bộ.
Đền Chiêu trưng Đại vương Lê Khôi được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Lễ giỗ lần thứ 574 năm ngày mất của Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi sẽ diễn ra từ ngày 22/6 đến ngày 23/6/2020 (tức ngày 2/5 đến ngày 3/5 âm lịch).
Năm nay, để phòng chống dịch Covid-19, Ban Tổ chức lễ hội chỉ tổ chức phần lễ. Theo đó, các xã có đền vọng rước với nghi thức, trang phục, đồ tế khí gọn hơn những năm trước (thành phần tham gia tế lễ không quá 30 người).
Cụ thể, 4 xã Thạch Hải, Đỉnh Bàn, Thạch Trị, Việt Tiến (huyện Thạch Hà) đi đường bộ; 2 xã Mai Phụ, Thạch Kim (huyện Lộc Hà) đi đường thủy thực hiện nghi thức rước với quy mô nhỏ, gọn theo đúng quy định.
Được biết, lễ giỗ Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi được tổ chức hằng năm nhằm tưởng nhớ và biết ơn công lao to lớn của Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi, một vị tướng tài ba của dân tộc, người có công lớn giúp vua Lê đánh giặc giữ nước.
Người dân và du khách tham gia lễ hội đền Chiêu Trưng - Lê Khôi năm 2019. Ảnh: Quang Sáng.
Thông qua hoạt động lễ hội để tuyên truyền, giáo dục về tinh thần yêu nước, truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Góp phần duy trì lễ hội truyền thống của địa phương, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể; tiếp tục củng cố khối đoàn kết thống nhất của nhân dân trong vùng.
Năm 2017, Bộ VH-TT&DL quyết định công nhận lễ hội đền Chiêu trưng Đại vương Lê Khôi là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Ở những năm trước, lễ giỗ Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi thường diễn ra 2 phần chính gồm phần lễ và phần hội.
Phần hội bao gồm các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao…
Tuy nhiên, năm 2020, do diễn biến của dịch bệnh Covid-19 nên lễ giỗ 574 năm ngày mất Chiêu Trưng Đại vương năm nay, Ban Tổ chức đã thống nhất ngừng phần hội, chỉ tổ chức phần lễ.
Góp phần vào thành tựu chung của văn học nghệ thuật Hà Tĩnh, từ kháng chiến chống Mỹ đến nay, lĩnh vực nhiếp ảnh đã tạo dấu ấn đậm nét, khi khắc họa những thời khắc lịch sử và sự phát triển của quê hương.
Nhà nghiên cứu văn hóa Võ Hồng Huy là một trong những người tâm huyết nhất nghiên cứu về núi Hồng ở nhiều phương diện nên nhiều người tôn gọi ông là “Kẻ sĩ Ngàn Hống”.
Luôn phát huy tốt truyền thống cách mạng của gia đình, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, gia đình ông Trần Văn Chương ở phường Đậu Liêu, TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) đã tạo sức lan tỏa lớn trong cộng đồng.
Với nhiều tâm huyết, nhà nghiên cứu Hà Quảng là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam duy nhất ở Hà Tĩnh đạt nhiều giải thưởng lớn cấp tỉnh và cấp Trung ương về lĩnh vực lý luận, phê bình văn học.
Đại tá Tư Chu - Chỉ huy trưởng lực lượng biệt động quân khu Sài Gòn - Gia Định là một người con của quê hương Hà Tĩnh. Ông là người kiến tạo các cách đánh “xuất quỷ nhập thần”, là cái tên đứng đằng sau nhiều chiến công huyền thoại của biệt động Sài Gòn.
Bằng niềm đam mê nghiên cứu khoa học, Trung úy Phạm Minh Hiếu - Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an Hà Tĩnh đã biến rác hữu cơ thành tài nguyên, giải quyết bài toán khó về xử ý ô nhiễm môi trường
Dù mất đi bàn tay trái nhưng họa sỹ Nguyễn Văn Mạnh (quê Nghệ An, sinh sống tại TP Hà Tĩnh) vẫn kiên trì cầm cọ hơn chục năm nay, miệt mài tô điểm cho nhiều công trình kiến trúc.
Tại xã Kỳ Giang (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh), gia đình anh Đặng Đức Dũng - chị Nguyễn Thị Thảo là tấm gương về nghị lực vượt khó đi lên, xây dựng gia đình hạnh phúc, tích cực đóng góp cho cộng đồng.
Thôn Hòa Thái, xã Hòa Lạc (Đức Thọ, Hà Tĩnh) tồn tại cây đa có bộ rễ khủng tạo thành cổng làng độc đáo. Nơi đây trở thành điểm đến yêu thích của nhiều người.
Ông Trần Minh Lục (Hà Tĩnh) luôn tâm niệm phải học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh từ những điều giản dị nhất để sống, làm việc tốt hơn.
Năm 1964, khi vừa mới nhập ngũ, Đại tá Dương Phổ quê ở xã Trường Sơn (Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã lập chiến công lẫy lừng khi dùng súng trường bắn hạ máy bay của giặc.
Hà Tĩnh với bản sắc văn hóa, lịch sử, tiềm năng kinh tế riêng biệt đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, trở thành một trong những địa phương phát triển năng động ở khu vực Bắc Trung Bộ.
Nhà tưởng niệm Anh hùng liệt sỹ Phan Đình Giót ở xã Cẩm Quan (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) là nơi tưởng nhớ người con ưu tú của dân tộc, một địa chỉ đỏ mang đậm giá trị giáo dục sâu sắc.
Giữ gìn nếp nhà, các thành viên thấu hiểu chia sẻ cùng nhau là những bí quyết giúp gia đình ông Đặng Quang Hạnh ở Thiên Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) luôn đầy ắp tiếng cười.
Từ chỗ là hoạt động tín ngưỡng của người dân địa phương, lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương ở TX Hồng Lĩnh đã trở thành lễ hội được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh quan tâm, thu hút đông đảo người dân tham gia.
Hòa chung lòng thành kính hướng về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người dân Hà Tĩnh đã cùng nhau gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, khẳng định sự gắn bó bền chặt trong dòng chảy lịch sử dân tộc.
Bên dòng sông Ngàn Phố thơ mộng, người dân thôn Phúc Bằng, xã Sơn Bằng (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đang cùng nhau xây dựng cảnh quan xanh sạch đẹp, hướng tới cuộc sống sống ấm no, hạnh phúc.
Các hoạt động Lễ giỗ Quốc tổ Hùng Vương bắt đầu từ ngày 2-7/4/2025 (tức ngày 5-10/3 âm lịch) tại Khu di tích Đại Hùng. Ông Trần Xuân Đức - Phó Chủ tịch UBND thị xã Hồng Lĩnh thông tin thêm về nội dung này.
Trong tâm thức người Hà Tĩnh, biển luôn gọi lên tình yêu tha thiết, bởi không chỉ mang trong mình nhiều giá trị kiến tạo sự thịnh vượng, biển còn lưu giữ vẻ đẹp văn hóa, lịch sử quê hương...
Thờ cá Ông (cá Voi) là một tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời của cư dân sinh sống ven biển Việt Nam. Nhiều vùng ở Hà Tĩnh, người dân thờ cá Ông như một vị thần biển linh thiêng.
Với sự cống hiến và nỗ lực không ngừng, Bí thư Chi bộ TDP Đồng Tiến, thị trấn Kỳ Đồng, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) Thiều Thị Nhụy đã góp phần quan trọng đưa TDP phát triển.
Với điểm IELTS 8.0, “thần đồng tiếng Anh” Nguyễn Lê Bảo Chung (lớp 6A7, Trường Albert Einstein Hà Tĩnh) đã trở thành 1 trong những thí sinh nhỏ tuổi nhất đạt số điểm này với kỹ năng Reading đạt tuyệt đối 8.0, Speaking 8.5, Listening 8.5 và Writing 7.0.
Đại úy Lê Ngọc Anh (Phó Trưởng Công an xã Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh) là 1 trong 80 gương mặt được trao giải thưởng Thanh niên Công an xã, thị trấn có thành tích xuất sắc, tiêu biểu toàn quốc.
Ông Trần Văn Hoàn đã góp phần “vàng hóa” vùng đất đồi Đức Lĩnh (Vũ Quang, Hà Tĩnh) bằng việc phát triển cây cam và hồng Bình Du, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình.
Bằng sự đoàn kết, chung sức chung lòng, Nhân dân thôn Đồng Yên ở xã Xuân Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã cùng nhau xây dựng quê hương thành khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu thanh bình, đáng sống.
Đền Thánh Mẫu xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) thờ Hoàng hậu Ngọc Trần - vợ của Tướng công Lê Lợi, sau này là Vua Lê Thái Tổ. Không những là điểm văn hóa tâm linh, đây còn là một di tích lịch sử quan trọng.
Đây là dịp để con cháu dòng họ và người dân Hà Tĩnh bày tỏ sự tôn vinh, tri ân bậc tiền nhân đã có những đóng góp to lớn cho công cuộc bảo vệ đất nước.