Lễ giỗ 574 năm ngày mất Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi không có phần hội

(Baohatinh.vn) - Theo thông tin từ UBND huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh), lễ giỗ lần thứ 574 năm ngày mất của Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi không triển khai phần hội, chỉ tổ chức phần lễ trong phạm vi nội bộ.

Lễ giỗ 574 năm ngày mất Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi không có phần hội

Đền Chiêu trưng Đại vương Lê Khôi được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Lễ giỗ lần thứ 574 năm ngày mất của Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi sẽ diễn ra từ ngày 22/6 đến ngày 23/6/2020 (tức ngày 2/5 đến ngày 3/5 âm lịch).

Năm nay, để phòng chống dịch Covid-19, Ban Tổ chức lễ hội chỉ tổ chức phần lễ. Theo đó, các xã có đền vọng rước với nghi thức, trang phục, đồ tế khí gọn hơn những năm trước (thành phần tham gia tế lễ không quá 30 người).

Cụ thể, 4 xã Thạch Hải, Đỉnh Bàn, Thạch Trị, Việt Tiến (huyện Thạch Hà) đi đường bộ; 2 xã Mai Phụ, Thạch Kim (huyện Lộc Hà) đi đường thủy thực hiện nghi thức rước với quy mô nhỏ, gọn theo đúng quy định.

Được biết, lễ giỗ Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi được tổ chức hằng năm nhằm tưởng nhớ và biết ơn công lao to lớn của Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi, một vị tướng tài ba của dân tộc, người có công lớn giúp vua Lê đánh giặc giữ nước.

Lễ giỗ 574 năm ngày mất Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi không có phần hội

Người dân và du khách tham gia lễ hội đền Chiêu Trưng - Lê Khôi năm 2019. Ảnh: Quang Sáng.

Thông qua hoạt động lễ hội để tuyên truyền, giáo dục về tinh thần yêu nước, truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Góp phần duy trì lễ hội truyền thống của địa phương, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể; tiếp tục củng cố khối đoàn kết thống nhất của nhân dân trong vùng.

Năm 2017, Bộ VH-TT&DL quyết định công nhận lễ hội đền Chiêu trưng Đại vương Lê Khôi là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Ở những năm trước, lễ giỗ Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi thường diễn ra 2 phần chính gồm phần lễ và phần hội.

Phần hội bao gồm các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao…

Tuy nhiên, năm 2020, do diễn biến của dịch bệnh Covid-19 nên lễ giỗ 574 năm ngày mất Chiêu Trưng Đại vương năm nay, Ban Tổ chức đã thống nhất ngừng phần hội, chỉ tổ chức phần lễ.

Chủ đề Lễ hội

Đọc thêm

Phố trong làng Thành Phú

Phố trong làng Thành Phú

Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.