Quốc hội sẽ thảo luận nhiều vấn đề quan trọng trong chương trình nghị sự tại tuần làm việc thứ hai của Kỳ họp thứ 7 (diễn ra từ 27-31/5).
Trong tuần làm việc thứ hai của Kỳ họp thứ 7 (từ 27-31/5), Quốc hội thảo luận nhiều vấn đề quan trọng trong chương trình nghị sự.
Đáng chú ý, Quốc hội dành cả ngày thứ tư (29/5) để thảo luận ở hội trường về: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024; Kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023.
Phiên họp được truyền hình, phát thanh trực tiếp để cử tri và nhân dân theo dõi.
Trong tuần, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi); dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi); dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.
Quốc hội cũng thảo luận về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025; dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.
Trong tuần làm việc, Quốc hội thảo luận về: Dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An; Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.
Ngoài ra, Quốc hội cho ý kiến về: Phê chuẩn quyết toán Ngân sách Nhà nước năm 2022 (trong đó có việc thực hiện quy định tại Nghị quyết số 91/2023/QH15 về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021 và Nghị quyết số 94/2019/QH14 về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước); Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, tư vấn, góp ý từ các đồng chí nguyên lãnh đạo, nhằm gợi mở định hướng phát triển tỉnh thời gian tới.
Diễn đàn là dịp để tuổi trẻ Hà Tĩnh thống nhất nhận thức đến hành động, trách nhiệm cụ thể trong sự nghiệp cách mạng và tiến trình phát triển của quê hương đất nước.
Sự ra đời của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh là sự kết tinh truyền thống yêu nước và quá trình đấu tranh dân tộc, giai cấp kiên cường, bền bỉ của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.
Đối với mỗi cán bộ, chiến sỹ, không có gì ý nghĩa hơn khi được làm lễ kết nạp vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam ở Trường Sa - nơi tiền tiêu thiêng liêng của Tổ quốc.
Theo thông tin từ huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh), đến thời điểm hiện tại, toàn huyện có 39 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động viết đơn xin nghỉ hưu trước tuổi.
Để tạo đồng thuận cao trong thực hiện chủ trương về sắp xếp tổ chức bộ máy, Hà Tĩnh đang tăng cường công tác tuyên truyền, đồng thời rà soát, đánh giá tổng thể công tác cán bộ…
Hội thảo đã tìm ra nhiều giải pháp nhằm tăng cường phát triển đảng viên trong các cấp hội phụ nữ ở Hà Tĩnh, đồng thời vinh danh 95 nữ đảng viên tiêu biểu trên nhiều lĩnh vực.
Những ngày này, phong trào thi đua chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng và đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 diễn ra sôi nổi trên khắp các vùng quê Đức Thọ (Hà Tĩnh).
Đảng Cộng sản Việt Nam không ngừng tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Đảng ta không ngừng đưa ra những quyết sách phù hợp, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng là phần thưởng cao quý nhằm ghi nhận, tôn vinh quá trình phấn đấu, rèn luyện, cống hiến của các đảng viên ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh).
Việc hoàn thành đại hội chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng là thuận lợi để huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) chuẩn bị tốt cho đại hội đảng bộ cơ sở, tiến tới Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Sau khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo Nhân dân tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, giành chính quyền, giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước. Những mốc son chói lọi có ý nghĩa lịch sử đã khẳng định sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Dịp kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh có 1.831 đảng viên được tặng, truy tặng Huy hiệu Đảng.
Theo phương án đề xuất của Chính phủ, Bộ Công an sẽ tiếp nhận thêm một số chức năng, nhiệm vụ được chuyển sang từ các bộ, ngành khác như quản lý về cai nghiện, cấp lý lịch tư pháp, giấy phép lái xe.
Vận động, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, hội viên được đứng vào hàng ngũ của Đảng, từ đó nỗ lực cống hiến là cách làm để các cấp phụ nữ Hà Tĩnh xây dựng tổ chức hội vững mạnh.
Thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính, hàng chục cán bộ, công chức ở các xã sáp nhập tại Hà Tĩnh đã tự nguyện viết đơn xin nghỉ hưu trước tuổi, tạo thuận lợi trong sắp xếp bộ máy.
Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kết thúc tình trạng phân tán trong phong trào cách mạng, mở ra một bước ngoặt lớn cho sự nghiệp giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đảng trở thành lực lượng lãnh đạo duy nhất, thống nhất toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh vì tự do, hạnh phúc.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã mở ra thời kỳ mới cho cách mạng Việt Nam - thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc tiến lên CNXH.
Hội nghị đại biểu Đảng bộ tỉnh năm 1959 diễn ra từ ngày 10-16/3/1959 tại thị xã Hà Tĩnh (nay là TP Hà Tĩnh). Đồng chí Nguyễn Xuân Linh được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ.
Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng gửi gắm thông điệp và mong muốn toàn Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh thực hiện nhiệm vụ năm 2025 với phương châm "Chủ trương đúng, tư tưởng thông, hành động quyết liệt và hiệu quả".
Cùng với đánh giá kết quả đạt được trong năm 2024, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh triển khai nhiệm vụ năm 2025, quán triệt kết luận của Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII...
Từ 1951 - 1959, Đảng bộ Hà Tĩnh đã tiến hành các hội nghị Tỉnh ủy để lãnh đạo, thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kiện toàn cấp ủy, củng cố tổ chức, đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến kiến quốc.
Năm 2024, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) có 27/28 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch; cải cách hành chính vươn lên xếp thứ 7 toàn tỉnh; công tác xây dựng Đảng được chú trọng và có nhiều đổi mới…
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Tĩnh đề nghị báo cáo viên các địa phương, đơn vị cần tăng cường tuyên truyền các sự kiện lớn của đất nước, trong đó có công tác chuẩn bị, tổ chức đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh năm 1950 được tổ chức tại xã Phúc An Ninh (nay là xã Sơn Ninh), huyện Hương Sơn; đồng chí Nguyễn Sáng được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.
Được đón nhận Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng là niềm tự hào của đồng chí Nguyễn Công Hàm cũng là niềm vui của cán bộ, đảng viên và Nhân dân Hà Tĩnh nói chung, TP Hà Tĩnh nói riêng.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh năm 1949 được tổ chức tại xã Nga Khê (nay là xã Thường Nga), huyện Can Lộc vào tháng 4/1949. Đồng chí Hà Uyên được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.