Thấy gì từ mô hình “Tổ tự quản an toàn về phòng cháy chữa cháy” đầu tiên ở Hà Tĩnh?

(Baohatinh.vn) - Từ chỗ xem công tác PCCC là nhiệm vụ của lực lượng chức năng thì nay người dân tổ dân phố 1, phường Hà Huy Tập (TP. Hà Tĩnh) đã thay đổi nhận thức, xác định công tác này là trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, để đảm bảo an toàn trong khu dân cư.

Thấy gì từ mô hình “Tổ tự quản an toàn về phòng cháy chữa cháy” đầu tiên ở Hà Tĩnh?

Tổ dân phố 1 hiện có 55 cơ sở kinh doanh của người dân, trong đó có 32 cơ sở tiềm ẩn nguy cơ cháy cao.

Mô hình "Tổ tự quản an toàn về PCCC” tại tổ dân phố 1 (phường Hà Huy Tập) được thành lập vào ngày 17/8/2021, với 6 thành viên tham gia.

Đây là mô hình điểm đầu tiên trên địa bàn Hà Tĩnh, có vai trò thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, nâng cao ý thức PCCC cho người dân và các hộ kinh doanh; chủ động ứng phó với các sự cố cháy nổ tại chỗ để hạn chế tối đa thiệt hại.

Thấy gì từ mô hình “Tổ tự quản an toàn về phòng cháy chữa cháy” đầu tiên ở Hà Tĩnh?

Các thành viên trong tổ tự quản thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn người dân thực hiện các biện PCCC tại chỗ.

Tổ trưởng “Tổ tự quản an toàn về PCCC” Trần Mộc Lương cho biết: "Địa bàn chúng tôi dân cư đông, tập trung nhiều cơ sở kinh doanh, buôn bán, tiềm ẩn nguy cơ cao về cháy nổ, do đó, việc xây dựng mô hình điểm về an toàn PCCC tại tổ là rất cần thiết.

Thông qua mô hình, các thành viên trong tổ tự quản thực hiện nhiệm vụ giám sát, tuyên truyền, trang bị kỹ năng PCCC cho từng người dân và các hộ kinh doanh. Hàng tuần, tổ phân công các thành viên kiểm tra an toàn tại các cơ sở kinh doanh, từ đó phát hiện, yêu cầu khắc phục kịp thời các sơ hở dễ dẫn đến cháy nổ....".

Cũng theo ông Lương, qua các buổi tuyên truyền, vận động, đến nay, 100% hộ dân ký cam kết đảm bảo an toàn PCCC, thực hiện đầy đủ các quy định, điều kiện an toàn về PCCC trong quá trình sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt trong đun nấu, sinh hoạt, trong bảo quản, sử dụng chất cháy; tích cực tham gia các hoạt động về phòng cháy và luôn sẵn sàng tham gia chữa cháy khi có cháy, nổ xảy ra trên địa bàn.

Thấy gì từ mô hình “Tổ tự quản an toàn về phòng cháy chữa cháy” đầu tiên ở Hà Tĩnh?

Ông Bùi Quang Phương, được thành viên tổ tự quản hướng dẫn sử dụng bình bột chữa cháy MFZ4.

Được biết, tổ dân phố 1 hiện có 240 hộ/750 nhân khẩu; toàn tổ hiện có 55 hộ dân kinh doanh, trong đó có 32 cơ sở tiềm ẩn nguy cơ cháy cao.

Sau khi thành lập “Tổ tự quản an toàn về PCCC”, được tuyên truyền, vận động kỹ càng, nhiều hộ dân trong tổ đã tự giác mua bình chữa cháy, tháo gỡ các vật cản trên các ngõ hẻm, khu vực lấn chiếm lòng, lề đường để tạo thông thoáng cho xe cứu hỏa hoạt động khi xảy ra sự cố.

Ông Bùi Quang Phương - chủ cơ sở kinh doanh đồ dân dụng ở tổ dân phố 1 cho biết: “Gia đình tôi chủ yếu kinh doanh các mặt hàng đồ nhựa, đây là những mặt hàng dễ bắt lửa khi xảy ra cháy nổ. Do vậy, khi được các thành viên trong tổ tự quản đến tận nhà tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp PCCC tại chỗ, gia đình đã tuân thủ, chủ động sắp xếp lại hàng hóa một cách hợp lý, bố trí hệ thống bình chữa cháy ở những nơi dễ thấy và thuận tiện sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp...”.

Cũng theo ông Phương, việc trang bị các kiến thức và thiết bị PCCC giúp ông yên tâm hơn trong hoạt động kinh doanh và chủ động phòng chống, hạn chế nguy cơ cháy nổ. Hiện nay, nhiều gia đình, hộ kinh doanh khác trong tổ đã tự trang bị bình chữa cháy, nâng cao ý thức trong sử dụng điện, trong nấu ăn, thờ cúng và sinh hoạt gia đình để đảm bảo an toàn cháy nổ.

Thấy gì từ mô hình “Tổ tự quản an toàn về phòng cháy chữa cháy” đầu tiên ở Hà Tĩnh?

Tổ tự quản phối hợp với Công an phường Hà Huy Tập kiểm tra các thiết bị PCCC tại gara ô tô Trung Phương.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác PCCC là bảo vệ tính mạng, tài sản cho gia đình và người dân xung quanh nên chị Nguyễn Thị Lành, chủ cơ sở gara ô tô Trung Phương (tổ dân phố 1) đã chủ động thực hiện các biện pháp PCCC mà các thành viên tổ tự quản hướng dẫn, tuyên truyền.

Chị Lành chia sẻ: “Trước đây, do chủ quan trong phòng cháy tại chỗ, nên dù đã trang bị đầy đủ các thiết bị chữa cháy nhưng tôi chưa sử dụng thành thạo, đồ đạc trong gara còn bừa bộn... Tuy nhiên, từ khi tổ tự quản được thành lập, thông qua các buổi tập huấn, tuyên truyền, gia đình đã ý thức được trách nhiệm của mình trong công tác PCCC. Hiện tại, khu vực sửa chữa của gara luôn ngăn nắp; các thiết bị điện được đầu tư hiện đại, an toàn; bình chữa cháy được bổ sung và thay mới".

Cũng theo chị Lành, việc thành lập tổ tự quản an toàn về PCCC đã giúp người dân và các hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn chủ động ứng phó với các tình huống khi xảy ra cháy nổ, tránh hoảng loạn, hoang mang, từ đó góp phần hạn chế tối đa thiệt hại do cháy nổ gây ra.

Thấy gì từ mô hình “Tổ tự quản an toàn về phòng cháy chữa cháy” đầu tiên ở Hà Tĩnh?

Mô hình “Tổ tự quản an toàn về PCCC” ở tổ dân phố 1 có 6 thành viên.

Thượng tá Nguyễn Văn Lộc - Phó Trưởng phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an tỉnh cho biết: "Sau một thời gian triển khai mô hình “Tổ tự quản an toàn về PCCC”, ý thức chấp hành pháp luật về công tác PCCC của mỗi người dân ở tổ dân phố 1 đã chuyển biến rõ nét. Từ chỗ người dân xem công tác PCCC là nhiệm vụ của lực lượng cảnh sát PCCC, thì nay họ đã thấy được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với công tác này.

Qua kiểm tra cho thấy, tại mỗi cơ sở kinh doanh, người dân đã chủ động bố trí các bình chữa cháy, có ý thức sắp xếp đồ đạc cẩn thận theo từng mặt hàng, chú ý trong sử dụng điện, nguồn lửa, nguồn nhiệt... để đảm bảo an toàn trong kinh doanh, sinh hoạt. Từ hiệu quả đó, chúng tôi dự kiến sẽ nhân rộng mô hình trên địa bàn trong thời gian tới, nhất là những địa bàn có nguy cơ xảy ra cháy nổ cao".

Thấy gì từ mô hình “Tổ tự quản an toàn về phòng cháy chữa cháy” đầu tiên ở Hà Tĩnh?

Sau hơn 1 tháng triển khai, mô hình “Tổ tự quản an toàn về PCCC”, ý thức chấp hành pháp luật về công tác PCCC của mỗi người dân trên địa bàn tổ dân phố 1 đã chuyển biến rõ nét.

Cũng theo Thượng tá Nguyễn Văn Lộc, việc xây dựng mô hình “Tổ tự quản an toàn PCCC” nhằm đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, xây dựng phong trào “Toàn dân PCCC”, củng cố lực lượng PCCC tại chỗ ở địa bàn dân cư theo phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện tại chỗ; hậu cần tại chỗ); đảm bảo làm tốt công tác phòng ngừa, xử lý, cứu chữa kịp thời khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.

Đây cũng là giải pháp góp phần nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và Nhân dân trong công tác PCCC.

Chủ đề Cháy nổ - PCCC

Đọc thêm

Đồng tình mức phạt mới, người dân mong "đèn đỏ" đừng làm khó người đi đường

Đồng tình mức phạt mới, người dân mong "đèn đỏ" đừng làm khó người đi đường

Từ 1/1/2025, mức phạt lỗi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông (vượt đèn đỏ) theo quy định của Nghị định 168/2024/NĐ-CP sẽ tăng lên gấp từ 3-6 lần so với trước. Đồng tình với mức phạt mới, người dân Hà Tĩnh cũng mong hệ thống đèn đỏ phải chuẩn chỉnh để họ không bị bất ngờ, lỡ nhịp khi tham gia giao thông.
Công an Hà Tĩnh khuyến cáo cháy liên quan đến xe điện

Công an Hà Tĩnh khuyến cáo cháy liên quan đến xe điện

Trước thực trạng các vụ cháy, nổ liên quan đến thiết bị điện, xe điện có xu hướng diễn ra phức tạp, đặc biệt là tại các hộ gia đình, khu chung cư, nơi tập trung đông dân, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã có những khuyến cáo PCCC về phương tiện sử dụng pin Li-ion (xe điện).
Đến hẹn... lại lo với “xe dù, bến cóc”!

Đến hẹn... lại lo với “xe dù, bến cóc”!

Cận tết, tình trạng xe đường dài Bắc - Nam đón, trả khách trên tuyến quốc lộ 1 và tuyến tránh TP Hà Tĩnh diễn ra thường xuyên, gây mất trật tự, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
Dự án chợ Bộng huyện Vũ Quang: Dở dang đến bao giờ?

Dự án chợ Bộng huyện Vũ Quang: Dở dang đến bao giờ?

Vụ việc đã rõ, được TAND cấp cao phán quyết, nhưng những tồn đọng trong GPMB dự án xây dựng chợ Bộng (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đến nay vẫn chưa có hồi kết, ảnh hưởng đến hoạt động của nhà đầu tư cũng như tình hình giao thương của người dân.