Thí sinh Hà Tĩnh “ẵm” 6 giải tuần Cuộc thi tìm hiểu 90 năm ngành Tuyên giáo

(Baohatinh.vn) - Trong tuần 6, Cuộc thi tìm hiểu 90 năm ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng (từ 27/4 - 3/5), Hà Tĩnh có 26.636 người tham gia, với 76.935 lượt dự thi. Trong đó có 6 người xuất sắc đạt giải với 1 giải nhì, 2 giải ba, 3 giải khuyến khích.

Thí sinh Hà Tĩnh “ẵm” 6 giải tuần Cuộc thi tìm hiểu 90 năm ngành Tuyên giáo

Anh Nguyễn Doãn Báu, người đạt giải nhì tuần 6

Với việc trả lời đúng các câu hỏi tuần 6 và dự đoán gần đúng số người trả lời đúng trong thời gian sớm, anh Nguyễn Doãn Báu, thôn 2, Bồng Giang, xã Đức Giang (Vũ Quang) xuất sắc trở thành 1 trong 2 người đạt giải nhì của cả nước.

Ngoài ra, 2 giải ba thuộc về anh Nguyễn Hà Thanh, giáo viên Trường THPT Lê Hữu Trác (Hương Sơn) và anh Phan Khắc Bách, xã Xuân Lộc (Can Lộc).

Thí sinh Hà Tĩnh “ẵm” 6 giải tuần Cuộc thi tìm hiểu 90 năm ngành Tuyên giáo

Anh Nguyễn Hà Thanh, giáo viên Trường THPT Lê Hữu Trác người đạt giải ba tuần.

Ba giải khuyến khích thuộc về: Anh Võ Quang Đạt, Huyện ủy Can Lộc; chị Phan Thị Hoài Thương, xã Sơn Bình (Hương Sơn) và anh Nguyễn Hồng Vĩnh, xã Sơn Châu (Hương Sơn).

Thí sinh Hà Tĩnh “ẵm” 6 giải tuần Cuộc thi tìm hiểu 90 năm ngành Tuyên giáo

Anh Nguyễn Hồng Vĩnh, xã Sơn Châu (Hương Sơn) người đạt giải khuyến khích.

Đặc biệt, trong số những người đạt giải tuần này, anh Nguyễn Doãn Báu và anh Phan Khắc Bách là người lần thứ 3 đạt giải, anh Võ Quang Đạt lần thứ 2 đạt giải.

Trước đó, anh Nguyễn Doãn Báu từng đạt giải ba tuần 2, giải khuyến khích tuần 3; anh Phan Khắc Bách đạt giải khuyến khích tuần 2, giải ba tuần 5; anh Võ Quang Đạt từng đạt giải ba tuần 1.

Tuần thứ 6, cả nước có có 241.311 người thi, 459.682 lượt thi, 52.576 người trả lời đúng.

Câu hỏi tuần 7

Câu 1. Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II (tháng 4/1952) đề ra cuộc vận động chỉnh huấn trong Đảng nhằm mục đích gì?

A. Chấn chỉnh, sửa chữa những khuyết điểm, nâng cao trình độ tư tưởng, ý thức công tác của cán bộ, đảng viên

B. Nâng cao chất lượng giáo dục

C. Tiến hành cải cách ruộng đất

D. Phát triển kinh tế

Câu 2. “Vấn đề then chốt công tác tư tưởng của ta là giải phóng tư tưởng con người để con người tự giác giải phóng mình…”. Theo bạn, đây là phát biểu của ai?

A. Tố Hữu

B. Hoàng Tùng

C. Hà Huy Giáp

D. Hà Xuân Trường

Câu 3. Tháng 8/1953, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra nghị quyết về chấn chỉnh công tác tuyên huấn, trong đó nêu lên những nhiệm vụ gì?

A. Căn cứ vào chủ trương quân sự của Đảng mà vạch ra nhiệm vụ, phương châm công tác

B. Đặt kế hoạch phối hợp công tác của ngành tuyên, huấn, văn, giáo

C. Hướng dẫn việc thí điểm lưới tuyên truyền của Đảng trong nhân dân ở vùng tự do

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 4. Thực hiện chủ trương “Người cày có ruộng”, tháng 11/1953, Đảng ta đã ban hành văn kiện nào?

A. Nghị quyết về “Đẩy mạnh thi hành chính sách ruộng đất, chuẩn bị phát động quần chúng”

B. Chỉ thị về 10 điều kỷ luật của cán bộ trong khi thi hành chính sách ruộng đất

C. Cương lĩnh của Đảng Lao động Việt Nam về vấn đề ruộng đất

D. Nghị quyết về tình hình cải cách ruộng đất

Câu 5. Bạn cho biết những đóng góp quan trọng của công tác tuyên huấn trong giai đoạn 1945-1954?

A. Làm cho người dân hiểu mục đích kháng chiến là cứu nước, cứu nhà

B. Phê phán, đẩy lùi những khuynh hướng lệch lạc, bi quan

C. Nêu cao tính tiên phong, gương mẫu của đảng viên

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 6. Bức thư cặn dặn các thầy thuốc “phải thật thà đoàn kết, thương yêu người bệnh, xây dựng một nền y học của ta” được Bác Hồ viết vào thời gian nào?

A. 27/3/1954

B. 27/2/1955

C. 27/2/1956

D. 27/2/1957

Câu 7. Chỉ thị số 18-TVA ngày 22/4/1960 của Thường vụ Xứ ủy Nam Bộ đã đưa ra những biện pháp gì nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền động viên quần chúng?

A. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền miệng

B. Thành lập ban tuyên truyền cổ động ở các cấp

C. Ban tuyên truyền cổ động chuyên phụ trách công tác tuyên truyền trong quần chúng

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 8. Theo Nghị quyết số 91-NQ/TW ngày 01/12/1959, Ban Tuyên huấn văn giáo (gọi tắt là Ban Tuyên giáo Trung ương) được hợp nhất từ những ban nào sau đây?

A. Ban Tuyên huấn và Văn giáo

B. Ban Giáo dục và Văn giáo

C. Ban Tuyên huấn và Giáo dục

D. Ban Tuyên truyền và Giáo dục

Câu 9. Chỉ thị số 85-CT/TW của Ban Bí thư nêu rõ: “Bắt đầu từ năm 1958 trở đi, Đảng ta cần phải tăng cường việc tổ chức học tập lý luận Mác - Lênin cho cán bộ, đảng viên lên một bước mới”. Bạn cho biết Chỉ thị trên được ban hành thời gian nào?

A. 28/4/1958

B. 24/5/1958

C. 5/10/1958

D. 19/11/1958

Câu 10. Những câu thơ sau gợi nhớ đến chiến thắng lịch sử nào của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954)?

“Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt

Máu trộn bùn non

Gan không núng

Chí không mòn!”

A. Chiến dịch Việt Bắc năm 1947

B. Chiến dịch Biên giới năm 1950

C. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954

D. Cuộc tiến công chiến lược 1953 -1954

Chủ đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Đọc thêm

Đảng bộ Hà Tĩnh sau gần 35 năm tái lập tỉnh, thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế

Đảng bộ Hà Tĩnh sau gần 35 năm tái lập tỉnh, thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế

Sau gần 35 năm tái lập tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục cùng cả nước thực hiện toàn diện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế. Những thành tựu đạt được của Đảng bộ, Nhân dân tỉnh nhà tiếp tục khẳng định tinh thần đoàn kết, thống nhất, phát huy ý chí, khát vọng, giá trị văn hóa cùng sức mạnh của con người Hà Tĩnh.
Quá trình phát triển của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh

Quá trình phát triển của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh

Cuối tháng 3/1930, tại bến đò Thượng Trụ (xã Thiên Lộc, Can Lộc) diễn ra hội nghị thành lập Đảng bộ lâm thời tỉnh Hà Tĩnh. Đảng bộ Hà Tĩnh ra đời đánh dấu bước ngoặt có ý nghĩa quyết định, mở ra bước phát triển mới với những thắng lợi to lớn của phong trào cách mạng tỉnh nhà.
Thiêng liêng lời tuyên thệ nơi đảo xa

Thiêng liêng lời tuyên thệ nơi đảo xa

Đối với mỗi cán bộ, chiến sỹ, không có gì ý nghĩa hơn khi được làm lễ kết nạp vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam ở Trường Sa - nơi tiền tiêu thiêng liêng của Tổ quốc.
Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh

Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh

Đảng Cộng sản Việt Nam không ngừng tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Đảng ta không ngừng đưa ra những quyết sách phù hợp, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
[Tổng Bí thư các thời kỳ] Chủ tịch Hồ Chí Minh

[Tổng Bí thư các thời kỳ] Chủ tịch Hồ Chí Minh

Vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc tổ chức, sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam là vô cùng to lớn. Song, vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng là Người đã xây dựng và rèn luyện Đảng ta thành một đảng kiên cường, giàu bản lĩnh và kinh nghiệm trong lãnh đạo cách mạng cũng như xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Những mốc son chói lọi và bài học kinh nghiệm trên chặng đường 95 năm của Đảng

Những mốc son chói lọi và bài học kinh nghiệm trên chặng đường 95 năm của Đảng

Sau khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo Nhân dân tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, giành chính quyền, giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước. Những mốc son chói lọi có ý nghĩa lịch sử đã khẳng định sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.