Thí sinh Hà Tĩnh giành giải nhì tuần 13 Cuộc thi tìm hiểu 90 năm lịch sử Đảng

(Baohatinh.vn) - Đó là chị Dương Thị Thùy Trang, công tác tại Huyện ủy Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) với dự đoán số người trả lời đúng là 13.594 người.

Ngoài ra, Hà Tĩnh còn có 2 thí sinh đạt giải ba gồm: Bùi Phi Long - Huyện uỷ Can Lộc, Trần Anh Đức - Công an huyện Can Lộc;

3 thí sinh đạt giải khuyến khích gồm: Phan Khắc Bách (xã Xuân Lộc - huyện Can Lộc), Võ Quang Đạt (Huyện ủy Can Lộc), Bùi Thị Thúy - Chi cục Thống kê huyện Can Lộc.

Thí sinh Hà Tĩnh giành giải nhì tuần 13 Cuộc thi tìm hiểu 90 năm lịch sử Đảng

Hà Tĩnh tiếp tục duy trì vị trí thứ 2 sau TP Hồ Chí Minh tại tuần thi thứ 13 Cuộc thi tìm hiểu 90 năm lịch sử Đảng

Thí sinh giành giải nhất toàn quốc trong tuần thứ 13 vừa qua là ông Phạm Xuân Trường ở xóm 3, xã Khánh Mậu, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.

Trong tuần thi thứ 13, đã có 84.518 người tham gia thi với 218.369 lượt thi, 13.594 người trả lời đúng cả 8 câu hỏi.

Tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục duy trì vị trí thứ 2 sau TP Hồ Chí Minh với 11.489 người tham gia 36,339 lượt.

Câu hỏi dự thi tuần 14

Câu 1: Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng đã nhấn mạnh: “Kiên quyết xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, thiết lập và hình thành đồng bộ cơ chế kế hoạch hoá theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ”. Bạn hãy cho biết, nội dung trên được nêu trong nhiệm vụ nào sau đây?

A. Thực hiện nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa…

B. Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế…

C. Giải quyết cho được những vấn đề cấp bách về phân phối, lưu thông…

D. Nâng cao hiệu lực chỉ đạo và điều hành…

Câu 2: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã xác định mục tiêu tổng quát: “… Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là quá trình lâu dài, trải qua nhiều chặng đường. Mục tiêu của chặng đường đầu là: thông qua đổi mới toàn diện, xã hội đạt tới trạng thái ổn định vững chắc, tạo thế phát triển nhanh ở chặng sau”.

Bạn cho biết, nội dung trên được thông qua tại Đại hội lần thứ mấy của Đảng?

A. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (từ 27 đến 31/3/1982)

B. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (từ 5 đến 8/12/1986)

C. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (từ 24 đến 27/6/1991)

D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (từ 28/6 đến 1/7/1996)

Câu 3: Trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, vấn đề ruộng đất rất được quan tâm. Bạn hãy cho biết, sau khi thảo luận, có 97% số đại biểu tham dự Đại hội VII đã nhất trí ghi vào văn kiện Đảng nội dung nào sau đây?

A. Đất đai là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu đất đai trên toàn lãnh thổ

B. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu

C. Ruộng đất thuộc quyền sở hữu nhà nước, giao cho nông dân quyền sử dụng lâu dài

D. Ruộng đất thuộc quyền sở hữu toàn dân, giao cho nông dân quyền sử dụng lâu dài

Câu 4: Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII (20-25/01/1994) đã xác định những nguy cơ nào mà chúng ta có thể gặp phải trước mắt?

A. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế

B. Nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa

C. Nạn tham nhũng và các tệ nạn xã hội

D. Âm mưu và hành động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch

Câu 5: Bạn cho biết, trong tác phẩm nào, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào”?

A. Sửa đổi lối làm việc

B. Cần kiệm liêm chính

C. Đạo đức cách mạng

D. Đời sống mới

Câu 6: Nghị quyết “Về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp” do Bộ Chính trị khóa VI ban hành có những nội dung mang tính đột phá, tạo bước phát triển mới rất quan trọng cho nông nghiệp và nông thôn trong thời kỳ đổi mới.

Bạn hãy cho biết, đó là Nghị quyết số bao nhiêu, ban hành ngày, tháng, năm nào?

A. Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 20/6/1988

B. Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 5/4/1988

C. Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 2/5/1988

D. Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 15/7/1988

Câu 7: “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” năm 1991 được thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ VII đã xác định: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội” như thế nào?

A. Do nhân dân lao động làm chủ

B. Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu

C. Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

D. Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động…

Câu 8:"Bao giờ cho đến tháng Mười" là một tác phẩm kinh điển của điện ảnh Việt Nam sau chiến tranh của đạo diễn Đặng Nhật Minh. Cùng với việc được kênh truyền hình CNN bầu chọn là một trong mười tám phim châu Á hay nhất mọi thời đại, phim còn nhận được những giải thưởng quốc tế nào?

A. Giải thưởng đặc biệt tại Liên hoan phim Quốc tế Hawaii năm 1985

B. Bằng khen của Ủy ban Bảo vệ Hòa bình, tại Liên hoan phim quốc tế Moskva năm 1985

C. Giải đặc biệt tại Liên hoan phim Quốc tế châu Á - Thái Bình Dương năm 1989

D. A, B, C

Chủ đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Chủ đề 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG

Đọc thêm

Tượng đài bất tử giữa sóng nước Trường Sa

Tượng đài bất tử giữa sóng nước Trường Sa

Cách đây 37 năm, ngày 14/3/1988, trên vùng biển Gạc Ma, thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, 64 cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã anh dũng hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Trong lòng mỗi người dân Việt Nam và kiều bào ta ở nước ngoài luôn ghi nhớ công lao to lớn của những người lính biển. Các anh đã hy sinh, tạo vòng tròn bất tử, như một lời nhắc nhở để thế hệ mai sau luôn trân trọng gìn giữ, tiếp tục có nhiều việc làm thiết thực, góp phần xây dựng vùng biển hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.
Đoàn Kiểm tra của Bộ Chính trị thông qua báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Đoàn Kiểm tra của Bộ Chính trị thông qua báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương yêu cầu Hà Tĩnh rà soát các nghị quyết của Trung ương, của tỉnh để lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
Chan chứa ân tình với Đảng

Chan chứa ân tình với Đảng

“Khi làm thơ, tôi rất có cảm xúc về Đảng. Tôi hiểu, trân trọng và biết ơn sự lãnh đạo của Đảng xuyên suốt mọi thời kỳ”, đó là tâm sự của cựu chiến binh, cựu giáo chức Nguyễn Mạnh Trung (xã Tùng Châu, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh).
Kỹ sư Võ Quý Huân và câu chuyện chưa kể về quê ngoại Hà Tĩnh

Kỹ sư Võ Quý Huân và câu chuyện chưa kể về quê ngoại Hà Tĩnh

Kỹ sư Võ Quý Huân (1912-1967) là một trong bốn trí thức Việt được Bác Hồ đưa về nước phụng sự Tổ quốc năm 1946. Ông cũng là cha đẻ của ngành đúc - luyện kim Việt Nam. Quê nội Nghệ An và quê ngoại Hà Tĩnh đã hun đúc nên một nhà khoa học tài ba, trí thức yêu nước đến nay vẫn luôn được lịch sử nhắc nhớ…
Đồng chí Nguyễn Duy Lâm giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Đồng chí Nguyễn Duy Lâm giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Tân Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Duy Lâm khẳng định luôn nỗ lực hết mình, tận tâm, tận tuỵ, nêu cao tính tiền phong, gương mẫu, giữ vững các nguyên tắc của Đảng, phát huy vai trò là hạt nhân đoàn kết, cùng tập thể quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra.
Quá trình công tác của tân Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Duy Lâm

Quá trình công tác của tân Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Duy Lâm

Lễ công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, chỉ định đồng chí Nguyễn Duy Lâm - Thứ trưởng Bộ GTVT (Bộ Xây dựng sau hợp nhất) giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh được tổ chức vào chiều 1/3. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu quá trình công tác của đồng chí tân Bí thư Tỉnh ủy.