Thổ Nhĩ Kỳ đổi sang tên mới

Từ ngày 2/6, tên gọi tiếng Anh chính thức của Thổ Nhĩ Kỳ tại Liên Hợp Quốc sẽ là "Turkiye", thay vì "Turkey" như trước đây.

Người phát ngôn Liên Hợp Quốc Stephane Dujarric cho biết đã nhận được thư từ Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu trình lên Tổng thư ký Antonio Guterres, yêu cầu đổi tên từ “Turkey” thành “Turkiye” trong mọi trường hợp.

Ông Dujarric cho biết việc thay đổi tên có hiệu lực ngay lập tức, theo BBC.

Một số cơ quan quốc tế, tổ chức nhà nước hay các công ty xuất khẩu hàng hóa cũng sẽ được yêu cầu dùng tên Turkiye trong thư từ hay dán nhãn nguồn gốc xuất xứ.

Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu động thái thay đổi tên thành Turkiye từ tháng 12/2021, khi Tổng thống Tayyip Erdogan công bố bản ghi nhớ và yêu cầu công chúng dùng tên Turkiye trong mọi ngôn ngữ.

Thổ Nhĩ Kỳ đổi sang tên mới

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã trình thư yêu cầu đổi tên tiếng Anh của nước này thành “Turkiye”. Ảnh: BBC.

“Turkiye là tên gọi thể hiện rõ nét nhất văn hóa, văn minh và các giá trị của con người Thổ Nhĩ Kỳ”, ông Erdogan nói hồi tháng 12/2021.

Đài truyền hình nhà nước TRT đã thay đổi tên ngay từ thời điểm đó, giải thích một trong số lý do cho việc đổi tên là tên tiếng Anh Turkey trùng với tên một loại gà tây, được dùng trong dịp Giáng sinh, Năm mới hay Lễ tạ ơn.

Đã có những trường hợp thay đổi tên quốc gia trong những năm gần đây. Năm 2020, Hà Lan (Netherlands) đã loại bỏ tên tiếng Anh “Holland”. Trước đó, Macedonia đã phải đổi tên thành Bắc Macedonia do những tranh cãi chính trị với Hy Lạp.

Theo Zing

Đọc thêm

Gần 150 người thiệt mạng do động đất tại Myanmar

Gần 150 người thiệt mạng do động đất tại Myanmar

Tân Hoa xã dẫn báo cáo của Ban Thông tin của Hội đồng Hành chính nhà nước Myanmar cho biết, ít nhất 144 người đã thiệt mạng và 732 người bị thương trong trận động đất có độ lớn 7,7 xảy ra vào ngày 28/3 tại nước này.
Nguy cơ 600.000 tấn chất thải nhựa của Coca-Cola trôi ra đại dương và đường thuỷ

Nguy cơ 600.000 tấn chất thải nhựa của Coca-Cola trôi ra đại dương và đường thuỷ

Tổ chức phi lợi nhuận Oceana công bố kết quả gây sốc của một phân tích cho thấy, đến năm 2030, các sản phẩm của Coca-Cola sẽ tạo ra khoảng 602.000 tấn rác nhựa mỗi năm thải ra các đại dương và hệ thống đường thủy thế giới. Lượng nhựa này đủ để lấp đầy dạ dày của 18 triệu con cá voi.