Nín tiểu
Grant Fowler, Phó chủ tịch y học gia đình và cộng đồng tại Trường Y McG thuộc Trung tâm Khoa học Y tế Đại học Texas ở Houston (Mỹ) cho biết: Nếu bạn nín tiểu nó, dòng chảy sẽ bị ứ đọng và khiến vi khuẩn có cơ hội phát triển trong bàng quang và có thể di chuyển ngược dòng về thận.
Ngoài ra, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc giữ nước tiểu quá lâu thực sự có thể làm giãn bàng quang, một tình trạng gọi là hội chứng khoảng trống không thường xuyên, theo Reader.
Nhịn hắt hơi
Thói quen xấu này ảnh hưởng tới hệ hô hấp, mạch máu, não bộ, thậm chí là thực quản. Chức năng chính của việc hắt hơi là loại bỏ vi khuẩn và bụi bặm. Khi bạn nhịn hắt hơi, bạn đã ngăn cơ thể loại bỏ những thứ này. Không những thế nhịn hắt hơi khiến toàn bộ áp lực phản lại và có thể làm tổn thương tai, tăng huyết áp, thậm chí gây ảnh hưởng xấu đến thực quản.
Dùng tăm xỉa răng
Điều này không tốt cho lợi (nướu). Bạn cũng không thể làm sạch miệng nếu chỉ dùng tăm. Thay vào đó bạn nên dùng chỉ tơ nha khoa (trước đó bạn cũng cần tìm hiểu để sử dụng đúng cách).
Thường xuyên nhai kẹo cao su
Bạn có thể nghĩ rằng kẹo cao su mang lại cho bạn hơi thở thơm tho, hoặc có thể nó giúp giảm bớt căng thẳng. Nhưng nếu bạn nhai kẹo cao su mọi lúc, nó có thể gây áp lực quá lớn lên hàm, Jeannette South-Paul, Giám đốc y tế tại Trường Khoa học Y tế thuộc Đại học Pittsburgh (Mỹ) cho biết.
Theo Viện Nghiên cứu Bệnh tiểu đường và tiêu hóa và bệnh thận (NIDDK) Mỹ, nếu sử dụng các khớp hàm quá nhiều, bạn có thể bị viêm khớp và đau.
Cắn móng tay
Một thói quen hồi hộp khác mà thực sự không tốt cho bạn là cắn móng tay. Cắn móng tay có thể dẫn đến tổn thương móng tay và nhiễm trùng da xung quanh nó, được gọi là paronychia. Sự lây lan của vi trùng cũng có thể hoạt động theo cách khác, theo Reader.
Ngoài ra, điều này có thể đưa vi rút vào cơ thể, dẫn đến hô hấp trên và các bệnh nhiễm trùng khác. Nó cũng có thể làm hỏng răng, hoặc thậm chí làm nứt răng!
Ngồi quá lâu
Ngồi lâu dẫn đến tất cả các rủi ro liên quan đến lối sống ít vận động bao gồm tăng cân, tiểu đường và huyết áp cao. Những tác động tưởng chừng chỉ là tạm thời, nhưng đã thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài. Bắt chéo chân không chỉ gây ra cục máu đông mà còn làm tăng nguy cơ bị viêm khớp hoặc huyết áp cao, theo Reader.
Các nghiên cứu cho thấy đi bộ xung quanh định kỳ có thể giúp giảm tác động từ việc ngồi lâu. Khi ngồi, điều quan trọng là bạn phải có tư thế tốt để bạn không bị đau cổ.
Ngồi cong lưng
Cho dù ngồi hay đứng, thòng lưng thực sự có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể. Tiến sĩ Fowler nói, nếu nghiêng người, đầu của chúng ta rất nặng so với phần còn lại của cơ thể, nó đặt rất nhiều sức nặng lên cổ, có thể dẫn đến đau đầu do căng thẳng.
Nghiêng người cũng thực sự xấu cho lưng. Điều này có thể làm tăng nguy cơ vỡ đĩa đệm hoặc thoát vị, dẫn đến đau và chèn ép dây thần kinh. Tư thế kém khi ngồi có thể gây khó chịu ở bụng và các vấn đề về tiêu hóa, bao gồm táo bón.
Để âm lượng tai nghe quá lớn
Tốt nhất, bạn chỉ nên nghe nhạc ở biên độ dưới 75 dB, đồng thời tránh sử dụng tai nghe quá 2 giờ đồng hồ. Tiếp xúc tiếng ồn thường xuyên làm tăng nguy cơ suy giảm thính giác khi về già.