Thủ tướng thăm Campuchia và Lào, thúc đẩy hợp tác toàn diện

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Campuchia Hun Sen và Phu nhân, Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng Phu nhân sẽ thăm chính thức Vương quốc Campuchia từ ngày 24-25/4 và thăm chính thức nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ ngày 26-27/4.

thu tuong tham campuchia va lao thuc day hop tac toan dien

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng Phu nhân. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Đây là chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào lần đầu tiên của ông Nguyễn Xuân Phúc trên cương vị Thủ tướng Chính phủ, cũng là hoạt động đối ngoại quan trọng chào mừng Năm hữu nghị Việt Nam-Campuchia 2017 và Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam-Lào 2017.

Thúc đẩy hợp tác toàn diện Việt Nam-Campuchia

Việt Nam-Campuchia thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 24/6/1967. Hoạt động t rao đổi đoàn giữa hai bên được duy trì ở cả cấp cao và các bộ, ngành, địa phương, củng cố thêm sự tin cậy giữa lãnh đạo và nhân dân hai nước.

Năm 2016, hai bên tích cực trao đổi đoàn các cấp, trong đó đáng chú ý phía Việt Nam có Chủ tịch nước Trần Đại Quang thăm cấp Nhà nước Campuchia (tháng 6/2016); Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm chính thức Campuchia (tháng 9/2016), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị cấp cao Campuchia-Lào-Việt Nam về khu vực Tam giác phát triển lần thứ 9 (CLV-9) tại Siem Reap, Campuchia.

Phía Campuchia có Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin dự Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên của Quốc hội Việt Nam (tháng 1/2016); Thủ tướng Hun Sen dự Hội nghị cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady- Chao Phraya-Mekong lần thứ 7 ( ACMECS-7), Hội nghị cấp cao hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam lần thứ 8 (CLMV-8), Diễn đàn Kinh tế thế giới về khu vực Mekong (WEF-Mekong) vào tháng 10/2016 và thăm chính thức Việt Nam (tháng 12/2016).

Việt Nam hiện có 190 dự án đầu tư sang Campuchia với tổng vốn đăng ký đạt 2,89 tỷ USD, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực nông lâm nghiệp. Đầu tư của Campuchia vào Việt Nam cũng tăng lên, đến nay có 18 dự án với tổng số vốn 58,125 triệu USD.

Kim ngạch thương mại hai nước năm 2016 đạt trên 2,9 tỷ USD; quý 1/2017 ước đạt 936 triệu USD (tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2016), trong đó Việt Nam xuất sang Campuchia ước đạt 582 triệu USD (tăng 8,9%), nhập khẩu từ Campuchia ước đạt 354 triệu USD (tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2016).

Khách du lịch Việt Nam đến Campuchia năm 2016 đạt 960.000 lượt người, đứng thứ nhất trong thị trường gửi khách đến Campuchia. Khách du lịch Campuchia đến Việt Nam đạt 212.000 lượt người, đứng thứ 13 trong thị trường gửi khách đến Việt Nam.

Hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương, đoàn thể tiếp tục được quan tâm thúc đẩy thông qua trao đổi đoàn, hỗ trợ lẫn nhau về phát triển kinh tế, tăng cường giao lưu văn hóa, hợp tác y tế và giao lưu nhân dân, góp phần duy trì và bảo vệ đường biên giới hòa bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác.

Mới đây, Kỳ họp lần thứ 15 Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam-Campuchia; Hội nghị Hợp tác và Phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam-Campuchia lần thứ 9 được tổ chức tại Phnom Penh từ ngày 13-15/3 đạt kết quả tốt. Hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương, giao lưu nhân dân được thúc đẩy. Hai nước đang tích cực phối hợp kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (24/6/1967-24/6/2017).

Bên cạnh đó, hợp tác an ninh-quốc phòng được tăng cường, hai bên phối hợp chặt chẽ trong trao đổi thông tin, giải quyết tốt các vụ việc phát sinh trên biên giới, tăng cường, duy trì tuần tra chung trên biển, hợp tác chặt chẽ trong công tác tìm kiếm, cất bốc và hồi hương hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh tại Campuchia; tiếp tục khẳng định nguyên tắc không cho phép bất cứ lực lượng thù địch sử dụng lãnh thổ nước này chống phá an ninh, ổn định của nước kia.

Hai bên phấn đấu hoàn thành công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền vào thời gian sớm nhất nhằm xây dựng đường biên giới hai nước thành đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển bền vững.

Hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào tiếp tục phát triển tốt đẹp

Việt Nam-Lào thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 5/9/1962. Đến nay, quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào tiếp tục phát triển tốt đẹp.

Hai bên duy trì tốt các cơ chế hợp tác song phương như cơ chế họp thường niên của Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương, mới đây ngày 8/2 đã họp Kỳ thứ 39. Hai bên thường xuyên trao đổi nhiều đoàn cấp cao và các cấp, năm 2016 trao đổi 370 đoàn.

Hai bên tiếp tục tăng cường hợp tác về đối ngoại, lập mới cơ chế đối thoại thường niên cấp Bộ trưởng Ngoại giao từ tháng 12/2014 (đã họp được hai kỳ), Tham khảo chính trị cấp Thứ trưởng Ngoại giao (tháng 7/2015). Tính đến tháng 2/2017, Việt Nam đầu tư sang Lào 408 dự án, tổng vốn khoảng 3,7 tỷ USD. Nhiều dự án đầu tư phát huy hiệu quả, sản xuất kinh doanh có lãi, đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển của hai nước, tạo công ăn việc làm, phúc lợi xã hội… giúp Lào thực hiện tốt chính sách xóa nghèo, được bạn ghi nhận và đánh giá cao.

Hai bên đã ký Hiệp định Thương mại mới vào tháng 3/2015 và Hiệp định Thương mại biên giới vào tháng 6/2015. Kim ngạch thương mại Việt Nam-Lào năm 2016 đạt 823 triệu USD. Để thúc đẩy trao đổi thương mại, Bộ Công Thương hai nước đã phối hợp tổ chức Hội nghị phổ biến Hiệp định Thương mại và Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam-Lào tại tỉnh Savannakhet và Thủ đô Vientiane (5-6/7/2016).

Trong những năm qua, hợp tác an ninh, quốc phòng giữa hai nước không ngừng được tăng cường trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt về huấn luyện, đào tạo. Hai bên tiếp tục phối hợp triển khai tốt các thỏa thuận hợp tác an ninh, quốc phòng; đã tổ chức thành công Lễ tổng kết hoàn thành Dự án Tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam-Lào tại Hà Nội ngày 16/3/2016, với sự tham dự của hai Thủ tướng Chính phủ.

Hai bên ký Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới Việt Nam-Lào; tiếp tục đẩy mạnh triển khai Thỏa thuận giữa hai Chính phủ về giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú ở vùng biên giới Việt Nam-Lào. Công tác tìm kiếm và quy tập hài cốt liệt sĩ, quân tình nguyện Việt Nam được triển khai tốt. Mùa khô 2015-2016, hai bên đã tìm kiếm, cất bốc và hồi hương 233 bộ hài cốt liệt sỹ, quân tình nguyện Việt Nam hy sinh tại Lào.

Hai bên đẩy mạnh triển khai các dự án kết nối về giao thông vận tải trong khuôn khổ hợp tác song phương, cũng như tiểu vùng; đã ký Bản Ghi nhớ giữa hai Chính phủ về Chiến lược hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (9/2015); tiếp tục nghiên cứu, nhân rộng mô hình kiểm tra “một cửa, một lần dừng” sang các cặp cửa khẩu quốc tế khác giữa hai nước.

Về giáo dục, năm học 2015-2016, Việt Nam tiếp tục dành cho Lào 1.000 suất học bổng, ngược lại Lào dành cho Việt Nam 60 suất học bổng. Lần đầu tiên, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào tổ chức “Triển lãm giáo dục đại học Việt Nam” tại Thủ đô Vientiane (tháng 5/2016) để thu hút lưu học sinh Lào sang học tại các trường đại học của Việt Nam theo diện tự túc. Quan hệ hợp tác về y tế tiếp tục phát triển, nhất là giữa các tỉnh giáp biển.

Hai bên phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn hợp tác khu vực và quốc tế; tiếp tục tăng cường hợp tác, phối hợp với các nước thành viên khác trong việc xây dựng Cộng đồng ASEAN, duy trì đoàn kết, đồng thuận của ASEAN trong các vấn đề chiến lược ở khu vực.

Chuyến thăm thể hiện sự coi trọng và thúc đẩy quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện Việt Nam-Campuchia, quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào ngày càng phát triển sâu rộng, thiết thực và hiệu quả./.

Theo TTXVN

Đọc thêm

Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Nhiều ý kiến nhận định, năm 2025 sẽ là khởi đầu giai đoạn bứt tốc của Khu kinh tế Vũng Áng khi Tập đoàn Vingroup đầu tư tổ hợp dự án công nghiệp - cảng biển - logistics. kỳ vọng những quyết sách mới từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX nhiệm kỳ 2025-2030 cùng chiến lược phát triển từ Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Khu kinh tế Vũng Áng sẽ có thêm sự đồng hành của những cơ chế, chính sách, giải pháp mới để gánh vác vai trò đầu tàu đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước.
Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh rà soát mục tiêu, chỉ tiêu KT-XH năm 2024 và các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025; đề ra phương hướng, nhiệm vụ, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất chỉ tiêu nhiệm vụ của năm và cả nhiệm kỳ.
Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Giai đoạn 2020-2025, tập trung thực hiện định hướng phát triển Khu kinh tế Vũng Áng theo hướng đa ngành nghề, đa lĩnh vực, trở thành trung tâm kinh tế và đô thị phía Nam của tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục ban hành nhiều nghị quyết, với các cơ chế, chính sách rộng mở, tạo đòn bẩy để khu kinh tế trọng điểm mạnh mẽ vươn mình đón thời cơ mới.
Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tổ chức bộ máy tại các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ và Văn phòng Quốc hội sẽ tiếp tục được sắp xếp với mục tiêu tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh mong muốn các thầy cô giáo luôn phát huy trí tuệ, tâm huyết, tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.
Bài 1: Khơi động lực bứt phá, tạo đồng thuận để phát triển bền vững

Bài 1: Khơi động lực bứt phá, tạo đồng thuận để phát triển bền vững

Từ năm 2008 (khi Tập đoàn Formosa triển khai dự án tầm cỡ tại Khu kinh tế Vũng Áng) đến năm 2020 là giai đoạn có nhiều thăng trầm đối với khu kinh tế trọng điểm quốc gia. Để đảm bảo song hành 2 mục tiêu chính: nâng tầm khu kinh tế động lực và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị các cấp ở Hà Tĩnh đã có nhiều chủ trương, quyết sách sát đúng cùng những giải pháp sáng tạo, quyết liệt.
Vang mãi bài ca kết đoàn...

Vang mãi bài ca kết đoàn...

Hình thành và phát triển trong quá trình chinh phục thiên nhiên và đấu tranh dựng nước, giữ nước, tinh thần đoàn kết đã trở thành một giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc ta. Ở các thời kỳ lịch sử, truyền thống đó tuy có những biểu hiện khác nhau nhưng luôn là sức mạnh vô địch, đưa đất nước Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, giành được những thắng lợi vẻ vang.
Ấm áp, nghĩa tình Ngày hội Đại đoàn kết

Ấm áp, nghĩa tình Ngày hội Đại đoàn kết

Hòa trong không khí của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, các khu dân cư ở Hà Tĩnh đang tích cực tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, góp phần gắn kết cộng đồng.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo rà soát mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2020-2025, các nghị quyết chuyên đề, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu nhiệm vụ cả nhiệm kỳ.