Ngoài cho ý kiến vào 5 dự án luật, các báo cáo, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng dự phòng hơn 2 ngày để xem xét một số nội dung nếu đủ điều kiện.
Phiên họp dự kiến diễn ra từ 20-23/4 tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành xem xét, cho ý kiến về 5 dự án Luật: Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (cho ý kiến lần 2); Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi); Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Thỏa thuận quốc tế; Một số vấn đề lớn của dự án Luật Thanh niên (sửa đổi).
Ngoài ra, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về Dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 của Quốc hội; Phân bổ, sử dụng số tăng thu và tiết kiệm chi của ngân sách trung ương năm 2019. Điều chỉnh tỷ lệ khoán kinh phí bảo đảm hoạt động đối với Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan giai đoạn 2016 – 2020; Điều chuyển một phần nguồn kinh phí đảm bảo hoạt động của Tổng cục Thuế sang Tổng cục Dự trữ nhà nước, Ủy ban chứng khoán nhà nước và Học viện Tài chính; Báo cáo của Chính phủ về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2019; Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em”.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội họp phiên bất thường bàn giải pháp ứng phó dịch Covid-19 vào đầu tháng 4 vừa qua
Việc trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA); phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA); phê chuẩn gia nhập Công ước số 105 của Tổ chức Lao động Quốc tế về xóa bỏ lao động cưỡng bức; Báo cáo chuẩn bị kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XIV và Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 204 cũng sẽ được cho ý kiến tại phiên họp này.
Ngoài ra, Chương trình cũng dự phòng từ ngày 24-28/4/2020 (không kể ngày nghỉ) để Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét một số nội dung nếu đủ điều kiện.
Cụ thể là Dự án Luật Cư trú (sửa đổi). Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp. Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc giải quyết một số vấn đề vướng mắc trong quá trình tổ chức thi hành Luật Đất đai. Dự thảo Nghị định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 63/2017/NĐ-CP ngày 19/5/2017 của Chính phủ quy định một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội. Việc thực hiện Nghị quyết số 468/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và kiến nghị sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014-2016 còn lại đã chuyển nguồn sang giai đoạn 2016-2020 theo Nghị quyết số 26/2016/QH14 để thực hiện hạng mục bổ sung một số dự án.
Việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và hằng năm từ Bộ Giao thông vận tải sang Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng cho Dự án nút giao thông khác mức tại nút giao thông Ngã ba Huế, Tp. Đà Nẵng. Xem xét, quyết định việc thành lập 3 thị xã thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Phú Yên và Bình Định.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh Trần Thế Dũng nhấn mạnh, với vị thế trung tâm, phường Thành Sen phải đi đầu trong việc định hình lại không gian đô thị, hạ tầng kỹ thuật và xã hội, đảm bảo sự phát triển hài hòa, bền vững, xứng tầm.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải đề nghị đội ngũ cán bộ xã Hà Linh và xã Toàn Lưu tiếp tục phát huy khối đại đoàn kết, tập trung lãnh đạo, vận hành bộ máy hành chính mới tinh, gọn, mạnh, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, vì Nhân dân phục vụ.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng đánh giá cao các cơ quan tham mưu, giúp việc của Tỉnh ủy Hà Tĩnh trong triển khai thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2025.
Cùng với việc thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, Hà Tĩnh có 5 tòa án nhân dân (TAND) khu vực trên địa bàn và chính thức hoạt động từ hôm nay (/7).
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng yêu cầu Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục chủ động tham mưu tổ chức hoạt động của các tổ chức hội được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ.
Hôm nay 1/7, là thời khắc thiêng liêng và trọng đại của dân tộc - khi chúng ta chính thức đồng loạt vận hành bộ máy chính quyền địa phương hai cấp tại 34 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Cùng đất nước bước vào giai đoạn lịch sử khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp, những người dân phường Trần Phú mới (Hà Tĩnh) hôm nay không khỏi tự hào và khấp khởi kỳ vọng. Phường mới sau sáp nhập không chỉ là sự cộng gộp về địa giới hành chính, dân số mà là sự cộng hưởng lớn về tiềm năng, thế mạnh và khát vọng vươn lên.
Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh đã đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ chính trị.
Nhiệm kỳ qua, Chi bộ Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã phát huy tốt vai trò là hạt nhân chính trị, hoàn thành tốt chức năng tham mưu về công tác tổ chức xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị...
Tại Hà Tĩnh, sự kiện công bố các nghị quyết, quyết định về sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức bộ máy và công tác cán bộ thực sự là một ngày hội lớn – ngày hội của đổi mới, của niềm tin, sự đồng lòng và khát vọng phát triển.
Thực hiện nghị quyết của Quốc hội, BTV Tỉnh ủy, Thường trực HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành các quyết định, nghị quyết chỉ định bí thư, phó bí thư đảng ủy, chủ tịch UBND của 69 xã, phường.
Một trang sử mới vừa được lật mở trên mảnh đất Hà Tĩnh khi sáng nay, cùng với cả nước, tỉnh long trọng tổ chức lễ công bố các quyết định thành lập bộ máy hành chính và tổ chức đảng ở cấp cơ sở.
Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đề nghị lãnh đạo xã Đồng Tiến (Hà Tĩnh) triển khai các nhiệm vụ theo thẩm quyền một cách thông suốt, thống nhất và hiệu quả, đảm bảo thuận lợi về thủ tục hành chính sau sắp xếp cho người dân, doanh nghiệp.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Duy Lâm đề nghị các cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc với tinh thần “Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Đột phá - Phát triển”, đưa bộ máy chính quyền cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, phát triển.
Sáng nay, 69 xã, phường mới ở Hà Tĩnh rộn ràng cờ hoa, trọng thể tổ chức lễ công bố các quyết định về sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức bộ máy và công tác cán bộ với sự tham gia của đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
Sáng 30/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương tại TP Hồ Chí Minh và có bài phát biểu với nhân dân thành phố, đồng thời gửi gắm thông điệp tới nhân dân cả nước.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã ban hành các quyết định về thành lập 69 đảng bộ xã, phường và ban hành quyết định chỉ định BCH, BTV, bí thư, phó bí thư đảng ủy của 69 xã, phường.
Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh dẫn đầu đoàn công tác Trung ương tham dự buổi lễ do Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến và được truyền hình, phát thanh trực tiếp đến 69 điểm cầu xã, phường.
Sáng 30/6, tại các tỉnh, thành phố trong cả nước đã diễn ra lễ công bố các Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Dưới đây là danh sách bí thư 34 tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương.
Lễ công bố là sự kiện chính trị, bước ngoặt quan trọng, đánh dấu kết quả nỗ lực trong lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị, sự đóng góp tích cực và đồng thuận hưởng ứng của Nhân dân Hà Tĩnh trong thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước.
Công tác chỉnh lý, giao nộp hồ sơ, tài liệu liên quan đến công tác Đảng khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp là nội dung quan trọng. Thời gian qua, cấp ủy Đảng các cấp đã gấp rút triển khai từng phần việc, đến nay, đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng, quy định.
Người dân các địa phương Hà Tĩnh đang háo hức chờ đón Lễ công bố các nghị quyết, quyết định về sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức bộ máy, cán bộ. Ai nấy đều bày tỏ sự phấn khởi, tin tưởng và sẵn sàng đồng hành cùng cấp ủy, chính quyền trên chặng đường mới.