Tiến sỹ Trương Quốc Dụng trong đời sống văn hóa người dân Thạch Khê

(Baohatinh.vn) - Đã thành thông lệ, hàng năm cứ đến ngày 26/6 âm lịch, người dân Thạch Khê lại thành kính chuẩn bị lễ tế giỗ Đông các đại học sỹ Trương Quốc Dụng – người con kiệt xuất của miền quê Thạch Khê (Thạch Hà)…

Tiến sỹ Trương Quốc Dụng trong đời sống văn hóa người dân Thạch Khê

Khuôn viên đền thờ Đông các đại học sĩ Trương Quốc Dụng tại Thạch Khê

Trương Quốc Dụng (1797-1864) sinh ra và lớn lên ở làng Phong Phú - nay là xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh). Ông đỗ tiến sĩ năm 1829, làm quan dưới các triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức và giữ nhiều chức vụ quan trọng. Năm 1863, ông được thăng Học biện Đại học sĩ và tháng 6/1864 bị tử trận tại vùng biển Quảng Yên (Quảng Ninh).

Qua các thời kỳ lịch sử của đất nước, Trương Quốc Dụng luôn được đánh giá là một trí thức học rộng, tài cao, có tài thao lược, trên thông thiên văn dưới tường địa lý. Ông là một nhân cách lớn, đóng góp rất nhiều cho tiến trình phát triển của đất nước.

Tiến sỹ Trương Quốc Dụng trong đời sống văn hóa người dân Thạch Khê

Lễ tế giỗ Tiến sĩ Trương Quốc Dụng được tổ chức giản dị nhưng đầy đủ nghi thức, nghiêm trang

Ông Trương Quốc Thành – hậu duệ của Đông các đại học sĩ Trương Quốc Dụng cho biết: “Là hậu duệ của Tiến sĩ Trương Quốc Dụng, tôi vô cùng tự hào. Dù ở xa quê nhưng mỗi năm chúng tôi vẫn trở về trong những dịp lễ tết. Đặc biệt, trong lễ tế giỗ ông hàng năm, con cháu dòng họ ở khắp nơi đều tìm về. Chúng tôi cũng luôn cố gắng bảo ban con cháu noi gương tiền nhân, ráng sức học tập, lao động, đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước”.

Tiến sỹ Trương Quốc Dụng trong đời sống văn hóa người dân Thạch Khê

Các vị bô lão trao đổi với nhau về những thông tin khắc trên bia đá tại đền thờ Trương Quốc Dụng

Năm 1864, sau khi Tiến sĩ Trương Quốc Dụng mất, triều đình đưa thi hài ông về an táng tại quê nhà Thạch Khê, ban tên thụy là Văn Nghị với hàm Đông các đại học sĩ, cho sao chép lưu giữ văn thơ cùng các tác phẩm có tính nghiên cứu và đưa ông vào thờ ở đền Trung Nghĩa (Huế). Tại quê nhà, chính quyền và nhân dân cũng lập đến thờ để tưởng nhớ công lao người con kiệt xuất của quê hương. Năm 2009 khu mộ và đền thờ ông được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Cũng từ đó, lễ tế giỗ ông hàng năm được tổ chức thành một lễ hội của nhân dân trong làng, trở thành một nét văn hoá đặc trưng của vùng Thạch Khê.

Tiến sỹ Trương Quốc Dụng trong đời sống văn hóa người dân Thạch Khê

Phó Chủ tịch UBND xã Phan Xuân Mậu trăn trở về việc tấm bia ghi lại công trạng của Trương Khắc Dụng đối với quê hương Thạch Khê nay đã bị mờ, rất khó đọc.

Ông Phan Xuân Mậu – Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Khê cho biết: “Khu mộ và đền thờ Trương Quốc Dụng từ lâu đã trở thành một địa chỉ văn hoá của nhân dân trong vùng. Với niềm tự hào và trách nhiệm của hậu thế đối với bậc danh thần của quê hương, chúng tôi luôn đồng hành với dòng họ và BQL di tích trong việc bảo tồn, gìn giữ những giá trị mà ông để lại; huy động nguồn lực xã hội hoá nhằm nâng cấp, tu bổ một số hạng mục của di tích. Để tăng cường công tác giáo dục lịch sử, văn hoá cho thế hệ trẻ, chúng tôi thường xuyên sử dụng sân đền tổ chức các hoạt động văn hoá, xã hội của địa phương. Đặc biệt, hàng năm, trong lễ lỗ của Tiến sỹ Trương Quốc Dụng, xã tổ chức đêm giao lưu văn nghệ, trong đó làm sống lại nhiều tiết mục hò Thạch Khê trong đời sống tinh thần nhân dân”.

Tiến sỹ Trương Quốc Dụng trong đời sống văn hóa người dân Thạch Khê

Lễ tế giỗ Đông các đại học sĩ là dịp để các thế hệ dân làng cùng nhau gặp gỡ, trao đổi và gắn bó với nhau hơn

Không quá linh đình, lễ tế giỗ Đông các đại học sĩ Trương Quốc dụng hàng năm đều được BQL di tích lo lắng chu toàn, tuy giản dị nhưng rất nghiêm trang. Tại lễ tế , các vị chủ tế, bồi tế lần lượt cử hành các nghi thức và đọc to công trạng của Trương Quốc Dụng cho nhân dân cùng nghe. Theo đó, những bài học về tinh thần học tập, trau dồi kiến thức, tinh thần cống hiến hết mình cho đất nước, sẵn sàng hy sinh cho đất nước cũng lan toả trong suy nghĩ của con cháu.

Sau phần lễ, nhân làng cùng nhau tham gia vào các hoạt động thi đấu thể thao, văn nghệ. Qua đó, tình cảm cộng đồng ngày càng gần gũi bền chặt. Ông Lê Văn Thỉ - người dân thôn Thanh Lan (xã Thạch Khê) cho biết: “Đến thắp hương tưởng nhớ tiền nhân và bày tỏ ước nguyện trong những ngày rằm, mùng 1 âm lịch đã trở thành sinh hoạt văn hoá quen thuộc của người dân nơi đây. Đặc biệt, lễ hội tế giỗ ông hàng năm cũng là dịp để cộng đồng được ngồi bên nhau, đoàn kết, gần gũi trong niềm thành kính. Bởi thế, chúng tôi luôn nhắc với nhau rằng, có một Trương Quốc Dụng còn mãi sống trong niềm tự hào, kính trọng của nhân dân Thạch Khê”.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Truyện cười: Vé số

Truyện cười: Vé số

Một bà vợ hay ngoại tình, mỗi lần như vậy bà ta nói với chồng: “Em trúng xổ số nên hôm nay nhà mình ăn tươi”. 
Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Khi Lionel Messi đăng đàn phản ứng với phát biểu của Eric Abidal, thành viên BLĐ Barcelona, đó như giọt nước mắt của một thằng hề.
Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Với quan điểm “chống dịch như chống giặc”, các địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung triển khai nhiều biện pháp tích cực nhằm chủ động phòng ngừa và đối phó với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

Từ ngày 4/2, Bệnh viện Đa khoa Nghi Xuân mở thêm Phòng khám Nhi khoa do các bác sỹ đến từ Bệnh viện Nhi trung ương đảm nhận. Đây là một trong những nội dung thuộc dự án “Đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhi khoa ban đầu" tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nghi Xuân gian đoạn 2019 – 2021.
5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

Sau khi đã qua 30 ngày có dịch tả lợn châu Phi (tính đến đầu tháng 12/2019), gần đây trên địa bàn Hà Tĩnh, dịch bệnh lại tái phát tại 5 xã thuộc 3 huyện, buộc phải tiêu hủy 58 con lợn ốm chết.