Tiếng hát át tiếng bom

(Baohatinh.vn) - Có thể kẻ thù nắm được "cán xoong Quân khu 4”, eo thắt cổ chai Ngã ba Đồng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) với địa thế hiểm trở, địa hình phức tạp, địa chất yếu gây bất lợi cho ta trong việc mở đường tránh, chống lầy, vượt suối, vượt sông… nhưng kẻ thù không thể biết được, chúng ta có một thứ “vũ khí bí mật” mà không bom đạn nào hủy diệt được, đó là “tiếng hát át tiếng bom”.

Tiếng hát át tiếng bom

Đồng Lộc - điểm bắn phá ác liệt của đế quốc Mỹ năm 1968. (Ảnh tư liệu).

Có những điều chẳng ai nói ra, nhưng thâm tâm phải thú thực rằng, nếu chỉ đi một mình thì chẳng dám ra Đồng Lộc bom như khoai, đạn như trấu vãi thời đó. Song, cả một rừng người vừa đi, vừa hát “Em đi san rừng, em đi bạt núi, em như con suối nước chảy không ngừng” thì chẳng ai còn sợ chết mà dù có chết cũng là cái chết vẻ vang. Đó là tâm trạng chung một đoạn đời tuổi trẻ được sống và chiến đấu bên những anh hùng Ngã ba Đồng Lộc.

Tôi nhớ những năm 1965, 1966… máy bay Mỹ vãi bom tọa độ từ Bến Thủy đến Đèo Ngang (quốc lộ 1) đến những tọa độ lửa Địa Lợi, ngầm Lộc Yên, Khe Ác, Khe Mơ, La Khê, Tân Đức (quốc lộ 15). Tôi làm cán bộ kỹ thuật Đại đội 551-N55-P18 nhưng không bận bịu bằng sáng tác thơ ca, hoạt cảnh, tấu, hò và cả biên đạo múa cho đội văn nghệ đơn vị biểu diễn phục vụ chính mình và Nhân dân nơi đơn vị đóng quân. Vì thế C1 (tên gọi tắt Đại đội 551) đi đến đâu tiếng hát theo đến đó. Các hoạt cảnh dân ca tôi viết bao giờ cũng lồng vào địa danh hoặc tên tuổi lịch sử của địa phương nơi đóng quân nên Nhân dân rất ưa thích, từ đó, họ càng yêu quý, giúp đỡ chúng tôi.

Tiếng hát át tiếng bom

Lực lượng TNXP làm nhiệm vụ thông đường tại Ngã ba Đồng Lộc. (Ảnh tư liệu)

Đầu năm 1967, Đội TNXP - N55 - P18 thành lập đội văn nghệ xung kích với việc lựa chọn những diễn viên xuất sắc của 8C (đại đội) điều lên. Đó là những con chim sơn ca: Hồng Thế, Đặng Tý, Minh Toàn, Diệu Lan, Mai Lan, Hồng Chinh, Mỹ Dung, Ái Liên, Bích Phương, Xuân Châu (nữ), Nguyễn Bính Khiêm, Lai, Hòa, Viết, Lý, Nghĩa, Hậu, Phương, Hợi, An và Bình Nhưỡng (nam). Riêng Bình Nhưỡng, Mai Lan, Diệu Lan được mọi người khen: Họ “hát như đài”.

Đội trưởng Nguyễn Bính Khiêm (lính C1) quê xã Xuân Hội (Nghi Xuân) được chọn đi học 6 tháng đạo diễn của Ty Văn hóa về, là “hai lúa” về bộ phận nghiệp vụ thanh nhạc, vậy mà, anh đã “dọa” Bí thư Đoàn Tổng đội N55 rằng: Không điều Thanh Bính (tức Yến Thanh sau này) lên đội thì chúng tôi lấy tiết mục đâu mà nuôi sống đội văn nghệ.

Bính Khiêm đặt hàng tôi viết cái gì tôi viết cái đó. Cần thơ có thơ, cần hoạt cảnh dân ca, kịch nói, tấu nói, tấu lô tô, vè giặm... có ngay! Thậm chí tôi còn biên đạo múa một vài tiết mục. Cũng may hồi hoạt động văn nghệ ở quê có được đi học múa 3 tháng do Ty Văn hóa mở. Chúng tôi có những tiết mục được giải qua các kỳ hội diễn tỉnh, Quân khu 4, Bộ Giao thông Vận tải như: hoạt cảnh “Con đường và tấm khăn lụa” hay bài thơ “Ngã ba tên em”. Riêng bài thơ “Cúc ơi!”, lúc đó tôi không công bố. Ngoài ra, những bài thơ như “Tiếng hát tháng 7”; “Tên em là Nguyễn Thị Thanh Niên Xung Phong”; kịch nói “Trước ngày đi cầm súng”, múa “Bắt sống giặc lái”; tấu nói “Tâm sự lính cầu đường”, lô tô “Con voi hai vòi”… cũng từ đội văn nghệ tỏa xuống cả 7C thành tiết mục “Cây nhà lá vườn“của từng C một. Có những đêm diễn, ngoài các ca khúc phổ biến như:”Cô gái mở đường“(Xuân Giao),”Vui mở đường“(Đỗ Nhuận),”Bài ca giao thông vận tải“(Hoàng Vân),”Tôi người lái xe“(Anh Chung),”Đường Trường Sơn xe anh qua" (Văn Dung)… còn lại là tiết mục do Thanh Bính sáng tác.

Tiếng hát át tiếng bom

Một cảnh trong MV “Cúc ơi” của NSƯT Tố Nga. (Ảnh: Internet).

Chưa hết, trừ ban đêm đi hiện trường, ban ngày, ngoài nhiệm vụ chuyên môn ra, tôi còn sáng tác câu hò (cả đối, đáp) rồi đưa cho Bính Khiêm phân công các diễn viên nam nữ học thuộc để đêm ra hiện trường làm hạt nhân xúc tác phong trào “tiếng hát át tiếng bom”. Còn tôi, nếu ban ngày mò xuống các C thì được các O (cô) ở các tiểu đội mời về lán vẽ gối, vẽ khăn thêu và không quên dặn dò: “Anh vẽ cho em đôi bồ câu quặp mỏ nhau” và dưới viết dòng chữ: “Hẹn anh ngày ấy…” hoặc: “Chờ nhé, ngày thống nhất…”…

Nhá nhem tối, các đơn vị dàn quân suốt từ cống 19 (xã Phú Lộc) vào tận Khe Út, Khe Giao (xã Mỹ Lộc, Sơn Lộc). Mỗi tiểu đội làm cách nhau tối thiểu 30m để đảm bảo an toàn khi địch oanh tạc. Thời điểm này là lúc “Giặc lái đang dùng bữa tối ngoài hạm đội 7” (theo cách nói đùa của thanh niên xung phong) và đó cũng là khoảng lặng kinh người. Các A không nhìn thấy nhau, các O không sợ bom đạn nhưng lại “sợ ma” nên im thin thít đẩy xe, san lấp hố bom, chống lầy… Chính lúc ấy, tôi cất tiếng hò:

(Ơ… hò...) Xưa kia ai biết ai đâu

Vì chung đánh Mỹ gặp nhau nơi này

Em ơi đâu phải ban ngày

Hò lên một tiếng để anh biết ngay em nào?

Hai câu sau là tôi thêm vào để “kích động”. Hàng trăm tiếng cười, tiếng hét con gái rộ lên: “Thanh Bính, Thanh Bính”.

Sau đó là một giọng nữ cao cất lên từ hiện trường C2:

(Ơ hò...) Ra đi mang nặng lời thề

Đánh tan giặc Mỹ, em về cưới anh

Lại một trận cười, vỗ tay nữa râm ran.

Tôi hò tiếp:

(Ơ hò…)

Ra đi mẹ đã dặn rồi

Làm sao lấy được một người như em

Lại một giọng nữ khác từ C7 (mạn cầu Tối) đáp lại:

(Ơ hò…)

Thương anh răng nỏ muốn thương

Nước thì muốn chảy nhưng mương chưa đào

Anh về lo liệu làm sao

Khơi mương cho nước lọt vào lòng mương.

Tôi đã đi xa dần, vẫn còn nghe tiếng hàng trăm cô gái đuổi theo “thua chưa? thua chưa?” thách thức.

Tiếng hát át tiếng bom

Hoạt cảnh Tiểu đội 4, Đại đội 552 TNXP Đồng Lộc quây quần, kể cho nhau nghe câu chuyện về gia đình, tình yêu trong những lúc hiếm hoi được nghỉ (hoạt cảnh nằm trong Chương trình nghệ thuật “Cõi thiêng Đồng Lộc”, diễn ra tối 23/7/2022).

Tôi nhớ, những đêm được tháp tùng anh Trần Quang Đạt (lúc này là Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh - kiêm Trưởng ban Đảm bảo Đồng Lộc) đi kiểm tra tình hình, anh vui đùa, khôi hài động viên các đơn vị từ pháo cao xạ, dân quân trực chiến, công binh, lái xe, bộ đội, các tổ máy gạt, công nhân giao thông, thanh niên xung phong. Gần sáng, anh em chúng tôi mới trở về. Cũng chính lúc đó, trên các ngả đường tỏa về 7 xã thượng Can, hàng nghìn thanh niên xung phong, công nhân, lái xe, công an, bộ đội tan tầm ra về tấp nập. Những tiếng hò giã bạn lại vang lên trên mọi ngả đường nghe lưu luyến, vấn vương:

(Ơ… hò…) Ra về răng được mà về

Cầm tay nhau lại mà đề câu thơ

Câu thương, câu nhớ, câu đợi, câu chờ

Thêm câu chống Mỹ bao giờ em quên...

Thế mà… đã 55 năm. Mỗi lần nhớ về Đồng Lộc lại nhớ về TNXP - quãng đời đẹp nhất của tuổi trẻ không mang theo được. Nhớ những cô Tấm, khi nghe tiếng còi đại đội trưởng vang lên, vội chui ra từ vỏ thị, người rà phá bom, người san lấp hố bom, chống lầy, hộ tống xe hoặc mở đường tránh, đường mới, tay làm, miệng hát. Ấy thế mà, lúc tan tầm lại “chui vào vỏ thị” khóa kín tình riêng rực cháy trong lòng. Rồi đem gối ra thêu, học bổ túc văn hóa, tập văn nghệ hoặc chìm đắm vào những bức thư màu xanh…

Vâng, có một thời chúng tôi đã sống và hát như thế!

Chủ đề 55 năm chiến thắng Đồng Lộc

Đọc thêm

Khai mạc Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2025

Khai mạc Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2025

Sáng 6/5, Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2025 đã khai mạc trọng thể tại Học viện Phật giáo Việt Nam ở TP Hồ Chí Minh với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì Hòa bình thế giới và Phát triển bền vững".
Phong cảnh hữu tình dọc tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Phong cảnh hữu tình dọc tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Trên tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh có nhiều đoạn tuyến băng qua đồng ruộng, đồi núi, sông suối tạo nên những cảnh đẹp hữu tình. Tuyến cao tốc được kỳ vọng tạo động lực quan trọng trong việc mở ra không gian phát triển mới về kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư cho Hà Tĩnh.
Du lịch Hà Tĩnh - bước tiến mới về khách lưu trú

Du lịch Hà Tĩnh - bước tiến mới về khách lưu trú

Thời tiết khá tốt, nhiều sản phẩm mới hấp dẫn, giao thông thuận tiện... là những yếu tố quan trọng giúp các khu, điểm du lịch Hà Tĩnh thu hút hơn 734 nghìn lượt khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Podcast tản văn: Về Hà Tĩnh nghe biển hát

Podcast tản văn: Về Hà Tĩnh nghe biển hát

Hà Tĩnh được thiên nhiên ban tặng cảnh quan sơn thủy hữu tình với những bãi biển cát mịn, nước trong, nhiều làng chài cổ có tuổi đời hàng ngàn năm. Về Hà Tĩnh, du khách không chỉ được đắm mình trong làn nước biển xanh trong, ngắm cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn được nghe những huyền tích thú vị.
Podcast giai thoại danh nhân: Bóng dáng người vợ

Podcast giai thoại danh nhân: Bóng dáng người vợ

Danh họa Nguyễn Phan Chánh có mối tình lớn với người vợ đầu tiên, người đã sinh cho ông 6 người con và dâng hiến cả cuộc đời cho gia đình. Dù là vợ của một danh họa nổi tiếng, nhưng bà có một cuộc đời vất vả, lo toan và nhiều hy sinh.
Nhớ về kẻ sĩ Ngàn Hống Võ Hồng Huy

Nhớ về kẻ sĩ Ngàn Hống Võ Hồng Huy

Nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Võ Hồng Huy là người có nhiều đóng góp cho kho tàng văn hoá dân gian xứ Nghệ với danh xưng: “kẻ sĩ Ngàn Hống”.
Trương Ngọc Ánh duyên nợ với thơ lục bát

Trương Ngọc Ánh duyên nợ với thơ lục bát

Duyên nợ với thi ca đã giúp thầy giáo dạy Sử sinh ra từ miền quê mặn mòi ven biển Đỉnh Bàn (TP Hà Tĩnh) đến với những vần thơ thấm đẫm phù sa quê hương. Trương Ngọc Ánh làm nhiều thơ, đủ các thể loại nhưng nhiều nhất, đặc sắc nhất vẫn là những bài thơ lục bát.
Dấu ấn 50 năm nền văn học nghệ thuật Hà Tĩnh

Dấu ấn 50 năm nền văn học nghệ thuật Hà Tĩnh

50 năm sau ngày thống nhất đất nước, các thế hệ văn nghệ sỹ Hà Tĩnh đã góp phần xây dựng được một nền VHNT dày dặn. Với hàng ngàn tác phẩm trên các lĩnh vực,  phản ảnh sinh động về sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của Hà Tĩnh qua các giai đoạn lịch sử.
Ca khúc cách mạng - sức mạnh chiến thắng

Ca khúc cách mạng - sức mạnh chiến thắng

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc đã 50 năm nhưng âm hưởng hào hùng của những ngày tháng khói lửa vẫn vẹn nguyên bởi những ca khúc đi cùng năm tháng. Lời ca tiếng hát đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn, hun đúc tâm thế của cả dân tộc cùng ra trận và làm nên chiến thắng 30/4/1975.
Podcast truyện ngắn: Chuyến tàu Thống Nhất

Podcast truyện ngắn: Chuyến tàu Thống Nhất

Hai người bạn già ngồi bên nhau, nhấp từng ngụm trà cảm nhận vị đắng chát tan ra trong khoang miệng. Rồi chỉ còn lại vị ngọt cứ mênh mang nơi cuống họng. Ánh mắt họ hướng về phía lá cờ đỏ sao vàng treo trước cổng nhà đang tung bay trong gió…
Đêm không ngủ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Đêm không ngủ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Tối 29/4 - rạng sáng 30/4, hàng nghìn người dân tập trung trên các tuyến đường trung tâm TP.HCM để chờ xem Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Màn trình diễn 7 phút của 10.500 drone

Màn trình diễn 7 phút của 10.500 drone

Tối 28/4, 10.500 drone lần lượt thắp sáng bầu trời TP.HCM trong khoảng 7 phút, chào mừng 50 năm thống nhất đất nước với hàng loạt hình ảnh biểu tượng như Bác Hồ, Dinh Độc Lập...
Khai trương mùa du lịch biển Thạch Hải

Khai trương mùa du lịch biển Thạch Hải

Đây là sự kiện khởi động cho mùa du lịch biển sôi động năm 2025, góp phần quảng bá vẻ đẹp nguyên sơ, hấp dẫn của vùng biển Thạch Hải (TP Hà Tĩnh) đến với du khách gần xa.
Podcast truyện ngắn: Trái tim hòa bình

Podcast truyện ngắn: Trái tim hòa bình

Bước đi trong lòng địa đạo, cô thấy tim mình rung lên trong lồng ngực. Còn người cựu chiến binh già, có biết bao hồi ức đẹp ùa về, hồi ức về một thời binh lửa...
Podcast tản văn" Về đâu tháng Tư

Podcast tản văn: Về đâu tháng Tư?

Rồi mùa hạ sẽ bước những bước chân dập dồn mạnh mẽ, cái nắng non nớt run rẩy tháng Tư sẽ thay bằng những trận nắng trập trùng tháng Năm, tháng Sáu...
Những bài ca bất tử…

Những bài ca bất tử…

Chiến tranh đã lùi xa, mảnh đất bom cày đạn xới năm xưa nay đã trở thành những địa chỉ đỏ. Bài ca bất tử về những người đã sống, chiến đấu trên quê hương Hà Tĩnh vẫn còn vang vọng mãi...
Việt Nam ghi dấu ấn mạnh mẽ trên bản đồ du lịch toàn cầu

Việt Nam ghi dấu ấn mạnh mẽ trên bản đồ du lịch toàn cầu

Nền tảng dịch vụ du lịch trực tuyến toàn cầu Trip.com vừa chính thức công bố Bảng xếp hạng Trip.Best toàn cầu năm 2025, vinh danh những điểm lưu trú, nhà hàng và điểm tham quan được yêu thích nhất trên thế giới. Trong đó, Việt Nam gây ấn tượng mạnh với 38 đại diện đến từ 11 tỉnh, thành phố trải dài khắp ba miền, góp mặt ở cả ba hạng mục chính.