Tiết lộ mức giá mỗi lần Su-30 Việt Nam bắn đạn thật

Nếu dùng tên lửa không đối không R-77, mỗi lần thử nghiệm, tiêm kích Su-30MK2 của Không quân Việt Nam tiêu tốn khoảng 900 ngàn USD.

tiet lo muc gia moi lan su 30 viet nam ban dan that

Tiêm kích Su-30MK2 Việt Nam.

Theo thông tin được Quân chủng PK-KQ công khai, để sản xuất thành công mỗi chiếc UAV-02 làm mục tiêu cho tiêm kích Su-30MK2 tập bắn phải bỏ ra số tiền khoảng 120 ngàn USD.

Đây là số tiền khá cao trong điều kiện ngân sách dành cho quốc phòng của Việt Nam hiện nay.

Tuy nhiên, nếu Su-30MK2 dùng tên lửa không đối không R-77 trong mỗi lần thử nghiệm thì mức chi phí còn lớn rất nhiều. Theo số liệu được Nga công khai hồi năm 2015, mỗi quả tên lửa loại này có giá khoảng 800 ngàn USD.

Được biết, R-77 là loại tên lửa không đối không hiện đại nhất hiện nay trong Không quân Việt Nam vừa chính thức lộ diện hồi đầu năm 2016.

R-77 là dòng tên lửa không đối không tầm trung dẫn đường bằng radar chủ động cực kỳ hiện đại do Công ty Vympel phát triển, trang bị cho Không quân Nga từ năm 1994. Hiện nay, R-77 đang là một trong những tên lửa không đối không bậc nhất thế giới.

Theo giới thiệu của nhà sản xuất, đặc điểm kỹ chiến thuật của R-77 vượt xa các tên lửa thế hệ cũ hơn R-24, R-27, các tên lửa nước ngoài như AIM-7F Sparrow, Skyflash, Matra super 530F, theo một số đặc điểm còn vượt trội hơn cả tên lửa AMRAAM AIM-120A của Mỹ.

Tên lửa R-77 có điều khiển tự dẫn tầm trung trang bị đa hệ thống dẫn đường. Tên lửa được sử dụng cho các mục tiêu: máy bay siêu cơ động, tên lửa hành trình, tên lửa "đất đối không" và "không-đối-không", máy bay ném bom chiến dịch chiến thuật, máy bay trực thăng.

Tên lửa có thể tiêu diệt mục tiêu từ bất kỳ hướng nào trên mọi góc nhìn, ngày và đêm, điều kiện thời tiết bất lợi trong môi trường bức xạ nhiệt và nhiễu điện từ cao, theo nguyên tắc "bắn và quên", sử dụng dẫn đạn đa kênh. R-77 có thể hạ gục các mục tiêu phương tiện bay có tốc độ đến 3.600 km/h trên độ cao từ 20 m đến 25 km.

Dẫn đạn R-77 có chế độ kết hợp: dẫn đường quán tính bằng tín hiệu radio từ máy bay và chuyển đổi chế độ tự dẫn bằng radar đầu dẫn tên lửa với máy tính, trong đó xác định khoảng cách đánh chặn mục tiêu bằng đầu tự dẫn 9B1348E.

Trong trường hợp khóa mục tiêu của đầu tự dẫn thất bại, máy tính tự động chuyển đổi sang chế độ dẫn đường quán tính của máy bay, lập lại quỹ đạo đánh chặn mục tiêu hoặc hướng tên lửa đến mục tiêu khác.

Trong tình huống nhiễu nặng, đầu tự dẫn tên lửa thực hiện chế độ tự dẫn thụ động từ nguồn phát xung nhiễu điện từ trường và khóa mục tiêu bằng tín hiệu nhiễu và tấn công nguồn phát xung nhiễu điện từ - máy bay đối phương.

Nếu không chiến diễn ra trên khoảng cách ngắn – cận chiến, tên lửa sẽ được bật chế độ tự dẫn và không sử dụng chế độ dẫn đường quán tính.

Trong điều kiện môi trường tác chiến nhiễu dày đặc, radar máy ngắm không thể cung cấp thông tin về tầm bắn và tốc độ tiếp cận mục tiêu, tên lửa được dẫn theo một quỹ đạo đặc biệt. Sau đó tên lửa tự dẫn bằng nguồn bức xạ điện từ từ máy bay đối phương. Tên lửa trang bị bộ phận kích nổ laser.

Đầu đạn của tên lửa là đầu đạn nổ phá mảnh thanh đặc trưng với các thành phần hiệu ứng nổ lõm nhỏ. Các mảnh đạn dạng thanh được sắp xếp liên kết với nhau để khi nổ sẽ tạo thành một đám mây mảnh thép cắt xé mục tiêu.

Các thành phần nổ lõm cấu thành đầu đạn nhằm tiêu diệt mục tiêu cần có độ chính xác cao trong chế độ phòng thủ tên lửa của máy bay chiến đấu. Ví dụ như đánh chặn tên lửa phòng không đối phương.

Tên lửa không đối không R-77 trang bị đầu nổ phá mảnh nặng 22,5kg với ngòi nổ laser cận tiếp xúc. Hiện nay, R-77 đang là vũ khí tiêu chuẩn cho tiêm kích T-50 của Nga.

Như vậy, việc được trang bị R-77, sức mạnh của tiêm kích Su-30MK2 của Việt Nam được nâng lên một đẳng cấp mới trong nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không và bảo vệ không phận trước các mối đe dọa đường không.

Theo baodatviet.vn

Đọc thêm

Tết sớm ở Trường Sa

Tết sớm ở Trường Sa

Khi những chuyến tàu rẽ sóng, vượt hàng trăm hải lý chở hàng tết đến với Trường Sa cùng những yêu thương đong đầy mà đất liền gửi gắm, ấy là lúc quân và dân nơi đây bắt đầu đón tết.
Đề án 06 - cuộc cách mạng chuyển đổi số

Đề án 06 - cuộc cách mạng chuyển đổi số

Sau 3 năm thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06), Hà Tĩnh được đánh giá là một trong những địa phương có cách làm hay, ghi dấu ấn, tạo tiền đề quan trọng trong cuộc cách mạng chuyển đổi số.
Có một Trường Sa trù phú giữa trùng khơi!

Có một Trường Sa trù phú giữa trùng khơi!

Vượt hơn 200 hải lý, niềm mơ ước trong tôi về một lần được đặt chân đến quần đảo Trường Sa đã trở thành hiện thực. Trong tầm mắt tôi và các đồng nghiệp, hình ảnh một Trường Sa thân thương và căng tràn sức sống, hiên ngang giữa trùng khơi đã xua tan những mệt mỏi sau một hành trình dài lênh đênh trên biển cả.
Công an tỉnh Bolikhămxay chúc Tết Công an Hà Tĩnh

Công an tỉnh Bolikhămxay chúc Tết Công an Hà Tĩnh

Nhân dịp đón Tết cổ truyền của Việt Nam, thay mặt lãnh đạo Công an tỉnh Bolikhămxay (CHDCND Lào), Đại tá Khên Von Lo Văn Xay - Phó Giám đốc Công an tỉnh gửi đến cán bộ, chiến sĩ Công an Hà Tĩnh lời chúc năm mới an khang, thịnh vượng.
Xuân biên cương ấm tình quân dân

Xuân biên cương ấm tình quân dân

Những người lính quân hàm xanh trên hai tuyến biên giới đang có nhiều hoạt động ý nghĩa, trách nhiệm hướng về Nhân dân khu vực biên giới để Tết cổ truyền nơi đây ấm áp, thắm đượm tình quân dân.