Tìm ra thủ phạm số 1 gây bệnh tiểu đường

Theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC), 37,3 triệu người ở Mỹ mắc bệnh tiểu đường (11,3% dân số) và 96 triệu người bị tiền tiểu đường (38,0% dân số trưởng thành).

Tìm ra thủ phạm số 1 gây bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường xảy ra khi bạn có quá nhiều đường, còn được gọi là glucose

Bệnh tiểu đường xảy ra khi bạn có quá nhiều đường, còn được gọi là glucose. Thông thường, khi cơ thể bạn tiêu hóa thức ăn, đường sẽ đi vào máu, sau đó đi vào tế bào của bạn, nơi nó đóng vai trò là nhiên liệu cho các tế bào.

Đường đi vào tế bào với sự trợ giúp của hormone insulin. Khi bạn ăn, tuyến tụy tiết insulin vào máu. Khi insulin lưu thông, nó hoạt động giống như một chiếc chìa khóa cho phép đường đi vào tế bào và làm giảm lượng đường trong máu.

Ở những người mắc bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường, quá trình này không làm việc theo cách đúng. Thay vì cung cấp năng lượng cho tế bào, đường sẽ tích tụ trong máu của bạn.

Dưới đây là những nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường, theo các chuyên gia:

COVID-19 và bệnh tiểu đường

Theo các nghiên cứu gần đây, những người bị nhiễm COVID-19 có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sau đó một năm cao hơn 40% - Tiến sĩ y tế Kathleen Wyne cho biết.

Chế độ ăn

Một nghiên cứu trên 200 nghìn người được công bố trên tạp chí PLoS Medicine cho thấy chế độ ăn uống bao gồm các loại thực phẩm như trái cây, đậu, hạt, rau và ngũ cốc nguyên hạt giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường, trong khi những người tiêu thụ ngũ cốc tinh chế và quá nhiều đường có nhiều khả năng mắc bệnh hơn.

Tìm ra thủ phạm số 1 gây bệnh tiểu đường

Chế độ ăn uống có lẽ tác động lớn nhất đối với những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Chuyên gia dinh dưỡng Robert H. Shmerling cho biết: “Với sự gia tăng đáng kể tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở Mỹ, các nghiên cứu xác định các phương pháp phòng ngừa là đáng được chú ý. Chế độ ăn uống lành mạnh hơn, có lẽ tác động lớn nhất đối với những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn”.

Không tập thể dục

Các chuyên gia cho biết, tập thể dục rất quan trọng trong việc giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

Theo đó, những người mắc bệnh tiểu đường đi bộ ít nhất 2 giờ một tuần ít có nguy cơ tử vong vì bệnh tim hơn những người ít vận động và những người tập thể dục 3- 4 giờ một tuần thậm chí còn giảm nguy cơ mắc bệnh hơn thế nữa.

Những phụ nữ mắc bệnh tiểu đường dành ít nhất 4 giờ một tuần để tập thể dục vừa phải (bao gồm cả đi bộ) hoặc vận động mạnh có nguy cơ phát triển bệnh tim thấp hơn 40% so với những người không tập thể dục.

Những lợi ích này vẫn tồn tại ngay cả sau khi các nhà nghiên cứu đã điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu, bao gồm BMI, hút thuốc và các yếu tố nguy cơ bệnh tim khác.

Ngồi cả ngày (Đặc biệt đối với phụ nữ)

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Dự phòng Mỹ cho thấy những phụ nữ ngồi trong thời gian dài trong ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và kháng insulin cao hơn.

Tiến sĩ Thomas Yates, giảng viên cao cấp về hoạt động thể chất, hành vi ít vận động và sức khỏe của trường Đại học Leicester (Mỹ) cho biết tác động của việc ngồi lâu trong ngày có hại đến kháng insulin và viêm mãn tính mức độ thấp ở phụ nữ chứ không phải nam giới.

Theo các chuyên gia, cho dù những phụ nữ đáp ứng các khuyến nghị quốc gia về 30 phút tập thể dục mỗi ngày song vẫn có thể ảnh hưởng sức khỏe nếu họ ngồi trong suốt thời gian còn lại của ngày.

Do đó, việc phụ nữ dành ít thời gian ngồi hơn có thể là một yếu tố quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh mãn tính.

Thừa cân

Thừa cân hoặc béo phì là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng kháng insulin và bệnh tiểu đường. Mối liên hệ giữa chất béo quá mức và bệnh tiểu đường rất mạnh mẽ nên đã dẫn đến một thuật ngữ mới: “bệnh tiểu đường”.

Bác sĩ chuyên khoa nội tiết Jay Waddadar cho biết: "Một số người không hiểu tầm quan trọng của việc thực hiện các bước để kiểm soát nó vì họ cảm thấy khỏe vào thời điểm chẩn đoán. Nhưng đó là một sai lầm lớn. Tiểu đường là một căn bệnh âm thầm gây hại cho cơ thể bạn nếu nó không được kiểm soát, ngay cả khi bạn cảm thấy ổn.

Theo SKĐS

Đọc thêm

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp là một chỉ số quan trọng khi theo dõi sức khỏe của mỗi người. Vậy chỉ số huyết áp 160/90 nói lên điều gì về sức khỏe của bệnh nhân?
Mùa xuân về với bản Giàng 2

Mùa xuân về với bản Giàng 2

Dưới chân núi Giăng Màn, cuộc sống người dân tộc Chứt ở bản Giàng 2 (Hương Khê, Hà Tĩnh) đang đổi thay từng ngày. Sắc màu của cuộc sống mới đang hiện rõ trên từng gương mặt khi mùa xuân về.
Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Hầu hết, rau củ sau khi thu hoạch và bày bán đều phải trải qua khâu sơ chế. Tuy nhiên, người dân cần sơ chế lại để đảm bảo an toàn.
Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Tăm tre và chỉ nha khoa đều là dụng cụ giúp làm sạch và loại bỏ thức ăn thừa trên răng. Vậy ưu nhược điểm của chúng là gì và loại nào tốt hơn?
Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Nhiều quán cà phê ở TP Hà Tĩnh được trang trí với những chiếc đèn lồng, hoa đào, hoa mai... nhằm tạo không gian ấm cúng, gần gũi, mang đến không khí Tết sớm phục vụ khách hàng.
Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cổ chân là vùng chuyển tiếp giữa trục thẳng đứng của đùi và cẳng chân với trục ngang của bàn chân. Cấu tạo của cổ chân gồm nhiều xương nhỏ nối với nhau bởi các khớp và dây chằng. Do đó khi chơi pickleball, tăng phạm vi chuyển động của chân thì rất dễ bị chấn thương.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Theo các bác sỹ, cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng nên rất nhiều người nhầm lẫn.