Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Sự thật đã bị xuyên tạc, lòng yêu nước bị lợi dụng"

Nói về Luật Đặc khu, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho hay "không ai dại dột, ngây thơ trao đất cho người nước ngoài để người ta vào làm rối mình".

Sáng 17/6, tiếp xúc cử tri quận Thanh Xuân, Hà Đông, Hà Nội sau kỳ họp thứ 5, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, Luật An minh mạng đã được Quốc hội thông qua với tỷ lệ nhất trí cao. Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (Luật Đặc khu) đã lùi việc thông qua để tiếp tục tiếp thu, nghiên cứu và hoàn chỉnh.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Sự thật đã bị xuyên tạc, lòng yêu nước bị lợi dụng”

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại buổi tiếp xúc cử tri sáng 17/6. Ảnh: Hoàng Phong.

Theo Tổng bí thư, khi Quốc hội cho ý kiến vào hai dự luật trên tại kỳ họp thứ 5, dư luận có nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, "lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân, một số người đã kích động biểu tình, gây rối, chống đối, phá hoại".

Ông Trọng cho rằng, Hà Nội làm tốt không để xảy ra biểu tình, chỉ có số ít tụ tập nhưng đã bị giải tán ngay, nhưng "trong Bình Thuận tình hình rất nghiêm trọng".

Giải thích rõ hơn, Tổng bí thư nói, Việt Nam có chủ trương xây dựng đặc khu kinh tế từ lâu. Những năm 90 của thế kỷ trước, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã đi khảo sát Vân Phong ở Nha Trang, Khánh Hoà.

Ông Trọng cho rằng, việc xây dựng đặc khu với tinh thần học tập kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, thu hút đầu tư nước ngoài, thí điểm cơ chế mới... là vấn đề khó, nhạy cảm nên đã được làm rất thận trọng.

"Hiến pháp cũng đã nêu, Nghị quyết của Trung ương và các chỉ thị, chủ trương từ Ban bí thư đều đã có, nhưng làm thế nào cho hiệu quả, vừa phát huy sức mạnh trong và ngoài nước nhưng vẫn giữ được chủ quyền quốc gia, đó là chủ trương nhất quán", Tổng bí thư nói.

Ông cho biết, Quốc hội đã làm rất thận trọng. Kỳ họp vừa qua các đại biểu đã thống nhất tương đối cao, chuẩn bị thông qua tại kỳ họp vừa rồi nhưng vì có một số ý kiến đóng góp, Đảng, Nhà nước, Quốc hội thấy cần lắng nghe, tiếp thu, bao giờ hoàn thiện tốt thì mới thông qua. Do đó, Quốc hội đã biểu quyết và lùi việc thông qua tại phiên làm việc ngày 8/6.

"Nhưng ngày 10/6, một số đối tượng vẫn kích động người dân đi biểu tình, phản đối Luật, chứng tỏ có ý đồ khác", Tổng bí thư nêu.

Theo Tổng bí thư, nhiều ý kiến băn khoăn về quy định cho thuê đất 99 năm, nhưng đó không phải bàn giao đất cho nước A, nước B để người ta vào tự do mà phải có dự án đầu tư cụ thể. Pháp luật hiện hành (Luật Đất đai) cho thuê đến 70 năm, với đặc khu thì dự kiến không quá 99 năm song phải theo quy trình và được Thủ tướng phê duyệt.

"Đối tượng xấu xoáy vào quy định này, cho rằng để cho Trung Quốc vào thuê 99 năm thì mất nước, vì thế kích động đi biểu tình để biểu thị lòng yêu nước. Rõ ràng sự thật đã bị xuyên tạc, bị lợi dụng, kích động để chống đối", Tổng bí thư nêu quan điểm.

Ông Trọng cho rằng, bản chất sâu xa của sự việc trên là xuyên tạc sự thật, kích động và có "bàn tay của những phần tử phá hoại". Ông mong cử tri và nhân dân bình tĩnh, tỉnh táo, tuyệt đối tin tưởng sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ.

Ông nhấn mạnh: "Không ai dại dột trao đất cho người nước ngoài để người ta vào làm rối mình, không ai ngây thơ thế".

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Sự thật đã bị xuyên tạc, lòng yêu nước bị lợi dụng”

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trò chuyện với cử tri quận Thanh Xuân, Hà Đông. Ảnh: Hoàng Phong.

Với Luật An ninh mạng, Tổng bí thư cho rằng, trong thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0, công nghệ phát triển tạo ra nhiều lợi ích, cần khai thác tối đa ưu thế của cách mạng công nghệ, nhưng "cũng cần cảnh giác nếu không sẽ rất nguy hiểm".

"Một số phần tử xấu lợi dụng công nghệ để xuyên tạc, kích động, gây rối, biểu tình đường phố, làm cách mạng màu lật đổ chính quyền nên phải có Luật An ninh mạng để bảo vệ an ninh quốc gia và quyền công dân", ông nêu.

Trước đó, tại phiên họp sáng 11/6, với trên 85% đại biểu nhất trí, Quốc hội đã đồng ý rút nội dung biểu quyết thông qua dự án Luật và nghị quyết về thi hành Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc ra khỏi lịch trình thông qua tại kỳ họp lần này.

Dự Luật trên sẽ được Quốc hội tiếp tục xem xét theo quy định tại kỳ họp cuối năm vào tháng 10.

Ngày 10/6, lấy cớ phản đối dự thảo Luật Đặc khu, hàng nghìn người dân tập trung nhiều tuyến đường ở TP Biên Hòa (Đồng Nai)… trưng băng rôn, biểu ngữ, hò hét khiến giao thông ùn tắc. 18 người đã bị tạm giữ để điều tra hành vi gây rối trật tự công cộng.

Tại địa phương lân cận như Bình Thuận, TP HCM, nhiều người cũng bị tạm giữ, khởi tố vì hành vi kêu gọi người dân biểu tình trái phép, gây rối an ninh trật tự, tấn công cảnh sát.

Tin liên quan:
  • Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Sự thật đã bị xuyên tạc, lòng yêu nước bị lợi dụng”
    Lòng yêu nước phải được thể hiện đúng nghĩa!

    Những ngày gần đây, dư luận đặc biệt quan tâm đến Dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (gọi tắt là Luật Đặc khu) được trình bày tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XIV...

  • Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Sự thật đã bị xuyên tạc, lòng yêu nước bị lợi dụng”
    Hết sức tỉnh táo trước thông tin chưa được kiểm chứng trên mạng xã hội!

    Dù không chủ trương dùng bạo lực nhưng trước hành động gây rối, phá hoại của các đối tượng quá khích tại một số tỉnh, thành phía Nam những ngày gần đây, chúng ta kiên quyết xử lý nghiêm theo pháp luật - như lời Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm khẳng định trong buổi làm việc với công an các đơn vị, địa phương vào hôm qua (13/6).

Theo VnExpress

Đọc thêm

Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Nhiều ý kiến nhận định, năm 2025 sẽ là khởi đầu giai đoạn bứt tốc của Khu kinh tế Vũng Áng khi Tập đoàn Vingroup đầu tư tổ hợp dự án công nghiệp - cảng biển - logistics. kỳ vọng những quyết sách mới từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX nhiệm kỳ 2025-2030 cùng chiến lược phát triển từ Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Khu kinh tế Vũng Áng sẽ có thêm sự đồng hành của những cơ chế, chính sách, giải pháp mới để gánh vác vai trò đầu tàu đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước.
Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh rà soát mục tiêu, chỉ tiêu KT-XH năm 2024 và các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025; đề ra phương hướng, nhiệm vụ, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất chỉ tiêu nhiệm vụ của năm và cả nhiệm kỳ.
Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Giai đoạn 2020-2025, tập trung thực hiện định hướng phát triển Khu kinh tế Vũng Áng theo hướng đa ngành nghề, đa lĩnh vực, trở thành trung tâm kinh tế và đô thị phía Nam của tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục ban hành nhiều nghị quyết, với các cơ chế, chính sách rộng mở, tạo đòn bẩy để khu kinh tế trọng điểm mạnh mẽ vươn mình đón thời cơ mới.
Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tổ chức bộ máy tại các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ và Văn phòng Quốc hội sẽ tiếp tục được sắp xếp với mục tiêu tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh mong muốn các thầy cô giáo luôn phát huy trí tuệ, tâm huyết, tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.
Bài 1: Khơi động lực bứt phá, tạo đồng thuận để phát triển bền vững

Bài 1: Khơi động lực bứt phá, tạo đồng thuận để phát triển bền vững

Từ năm 2008 (khi Tập đoàn Formosa triển khai dự án tầm cỡ tại Khu kinh tế Vũng Áng) đến năm 2020 là giai đoạn có nhiều thăng trầm đối với khu kinh tế trọng điểm quốc gia. Để đảm bảo song hành 2 mục tiêu chính: nâng tầm khu kinh tế động lực và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị các cấp ở Hà Tĩnh đã có nhiều chủ trương, quyết sách sát đúng cùng những giải pháp sáng tạo, quyết liệt.
Vang mãi bài ca kết đoàn...

Vang mãi bài ca kết đoàn...

Hình thành và phát triển trong quá trình chinh phục thiên nhiên và đấu tranh dựng nước, giữ nước, tinh thần đoàn kết đã trở thành một giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc ta. Ở các thời kỳ lịch sử, truyền thống đó tuy có những biểu hiện khác nhau nhưng luôn là sức mạnh vô địch, đưa đất nước Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, giành được những thắng lợi vẻ vang.
Ấm áp, nghĩa tình Ngày hội Đại đoàn kết

Ấm áp, nghĩa tình Ngày hội Đại đoàn kết

Hòa trong không khí của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, các khu dân cư ở Hà Tĩnh đang tích cực tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, góp phần gắn kết cộng đồng.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo rà soát mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2020-2025, các nghị quyết chuyên đề, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu nhiệm vụ cả nhiệm kỳ.