Trái Đất phát lời chào tới người ngoài hành tinh

Các nhà khoa học Mỹ đang lên kế hoạch gửi tin nhắn đến những hành tinh khác bằng tín hiệu vô tuyến hoặc laser.

trai dat phat loi chao toi nguoi ngoai hanh tinh

Tổ chức METI có thể gửi lời chào đến người ngoài hành tinh bằng sóng vô tuyến hoặc tín hiệu laser. Ảnh: Wayne England.

Một tổ chức mới mang tên METI (Messaging Extra Terrestrial Intelligence) đang tính gửi tín hiệu đến những hành tinh xa xôi thay vì chờ đợi người ngoài hành tinh liên lạc với Trái Đất, Phys.Org hôm 26/12 đưa tin.

Cuối năm 2018, dự án sẽ truyền một số lời chào thông qua tín hiệu vô tuyến hoặc laser tới Proxima b, hành tinh đá quay quanh ngôi sao gần hệ Mặt Trời nhất Proxima Centauri và sau đó tới nhiều địa điểm xa xôi hơn cách Trái Đất hàng trăm hoặc hàng nghìn năm ánh sáng.

Đây là nỗ lực đầu tiên nhằm truyền những thông điệp có ý nghĩa và lặp lại vào vũ trụ, hướng đến một số ngôi sao trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. "Nếu chúng ta muốn trao đổi qua nhiều thế hệ, chúng ta cần học hỏi và chia sẻ thông tin", Douglas Vakoch, chủ tịch tổ chức METI, cựu giám đốc bộ phận Tín hiệu liên ngân hà tại Viện tìm kiếm trí thông minh ngoài hành tinh (SETI) ở Mountain View, California, Mỹ, cho biết.

Thành lập năm ngoái, METI sẽ tổ chức hai hội thảo vào năm tới ở Paris, Pháp và St. Louis, Mỹ. Tổ chức cũng lên kế hoạch gây quỹ 1 triệu USD hàng năm cho tập thể nghiên cứu và chế tạo hoặc mượn một máy phát mạnh ở địa điểm xa xôi. Một phần dự án bao gồm soạn thảo lời chào hoàn hảo để gửi tới người ngoài hành tinh.

Dự án của METI gây ra nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu. Theo nhà văn khoa học viễn tưởng David Brin và nhà vật lý lý thuyết người Anh Stephen Hawking, con người không nên để lộ vị trí nếu người ngoài hành tinh có thái độ thù địch.

Các chuyên gia khác lại cho rằng nỗ lực này rất đáng ghi nhận. "Tôi sẽ rất vui khi chứng kiến dự án được thực hiện. Tôi nghĩ chúng ta sẽ có thứ để học hỏi thay vì lo sợ và ít nhất là khả năng khám phá ra thứ gì đó thực sự mang tính cách mạng, rằng chúng ta có hàng xóm ở rất gần", Seth Shostak, nhà thiên văn học cao cấp ở viện SETI, chia sẻ.

Theo VnExpress

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.