Trao Quyết định bổ nhiệm Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương

Chiều 6/8, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ công bố Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ của Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2021-2026.

Trao Quyết định bổ nhiệm Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trao quyết định cho các đồng chí Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Chiều 6/8, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ công bố Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ của Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2021-2026.

Ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2021-2026, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh dự và phát biểu ý kiến.

Cùng dự có đại diện lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương; Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Dân vận Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương, Ban Đối ngoại Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Tổng Bí thư, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Công an và Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.

Tại buổi lễ, ông Hoàng Đăng Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã công bố Quyết định của Bộ Chính trị về việc bổ nhiệm các đồng chí tham gia Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2021-2026.

Theo Quyết định của Bộ Chính trị, Giáo sư, Tiến sỹ Tạ Ngọc Tấn, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2016-2021 được cử làm Phó Chủ tịch Thường trực.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Văn Thành, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an; Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Quang Thuấn và Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Linh, Phó Chủ tịch chuyên trách nhiệm kỳ 2016-2021, làm Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng nhiệm kỳ 2021-2026.

Ông Bùi Nhật Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam làm Phó Chủ tịch kiêm nhiệm và Tiến sĩ Bùi Trường Giang, nguyên Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương làm Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký.

Ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2021-2026 thay mặt Bộ Chính trị trao quyết định cho các đồng chí tham gia Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ mới.

Phát biểu tại lễ công bố, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng nêu rõ, tại Đại hội XIII của Đảng, công tác lý luận được nhấn mạnh và định hướng rất cụ thể gắn với xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh toàn diện; trực tiếp là xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, lý luận, với yêu cầu cao: “Nâng tầm tư duy lý luận của Đảng, đẩy mạnh tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, cung cấp kịp thời cơ sở khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.”

Ông Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh, để phục vụ cho nhiệm vụ to lớn ấy, Hội đồng Lý luận Trung ương phải tập trung nâng cao hơn nữa chất lượng tổng kết thực tiễn gắn với nghiên cứu lý luận trên cơ sở nắm vững và vận dụng sáng tạo phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh; nâng cao chất lượng, hiệu quả tham vấn về lý luận chính trị, giúp Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư lãnh đạo, chỉ đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Căn cứ vào Chương trình làm việc toàn khóa của Ban Chấp hành Trung ương, Thường trực Hội đồng phải xây dựng và triển khai kế hoạch tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận để kịp thời xây dựng các báo cáo tư vấn; tổng kết, tham mưu cho Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư sớm kết luận những vấn để thực tiễn đã chín, đã rõ; xây dựng các chuyên đề lý luận có chất lượng để phục vụ chương trình nghiên cứu của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; sớm triển khai và tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình nghiên cứu lý luận chính trị giai đoạn 2021-2025 để xây dựng các cơ sở khoa học và thực tiễn, làm tốt công tác tư vấn cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, góp phần đưa Nghị quyết Đại hội XIII vào cuộc sống và phục vụ cho việc hoạch định đường lối của Đảng.

Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng yêu cầu phải gắn nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn phát triển các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Với xây dựng hệ thống chính trị, đặc biệt là xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa theo cách tiếp cận và yêu cầu mới là hình thành đồng bộ thể chế phát triển đất nước dựa chủ yếu vào nền tảng khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo, phát huy cao độ nhân tố con người là chủ thể phát triển, tạo động lực mạnh mẽ để đất nước phát triển nhanh, bền vững, thoát khỏi nguy cơ tụt hậu, không rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”, thực hiện thành công mục tiêu trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI.

Hội đồng Lý luận Trung ương cần chủ động, thể hiện tốt vai trò là đầu mối phối hợp với các cơ sở nghiên cứu, các ban, bộ, ngành Trung ương, các cấp ủy địa phương, các cơ quan và đội ngũ cán bộ nghiên cứu lý luận chính trị cả nước trong hoạt động tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận; tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực trao đổi, nghiên cứu lý luận chính trị, hoàn thành tốt các nhiệm vụ quan trọng mà Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương giao.

Hội đồng Lý luận Trung ương là cơ quan tư vấn cho Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về các vấn đề lý luận chính trị, làm cơ sở cho việc hoạch định, hoàn thiện, phát triển đường lối, chính sách của Đảng, những chương trình, đề tài khoa học cấp nhà nước về lý luận chính trị, phục vụ trực tiếp công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng./.

Theo Quỳnh Hoa (TTXVN/Vietnam+)

Đọc thêm

Bài 2: Những khó khăn, thách thức trong xóa thôn "trắng" đảng viên, chi bộ sinh hoạt ghép

Bài 2: Những khó khăn, thách thức trong xóa thôn "trắng" đảng viên, chi bộ sinh hoạt ghép

Dù rất nỗ lực và triển khai nhiều giải pháp để củng cố hệ thống hạt nhân chính trị ở cơ sở, nhưng tình trạng thôn, tổ dân phố “trắng” đảng viên, chi bộ sinh hoạt ghép vẫn còn ở một số vùng có đồng bào theo đạo và dân tộc thiểu số. Tình trạng này đã và đang có những tác động không nhỏ đến việc phát huy vai trò, vị thế, sức chiến đấu của Đảng ở cơ sở ở Hà Tĩnh.
Bài 1: Nỗ lực phát triển đảng viên, tổ chức cơ sở Đảng

Bài 1: Nỗ lực phát triển đảng viên, tổ chức cơ sở Đảng

10 năm qua, công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh nói chung và xóa thôn “trắng”, chi bộ ghép đảng viên nói riêng trên địa bàn Hà Tĩnh đã đạt những kết quả đáng ghi nhận. Ở mỗi khu dân cư, khi tổ chức cơ sở Đảng được củng cố, kiện toàn đã từng bước khẳng định vị thế, vai trò trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị.
Theo bước chân Người

Theo bước chân Người

55 năm từ ngày Bác Hồ đi xa nhưng những lời căn dặn, di nguyện của Người vẫn mãi trường tồn, trở thành “kim chỉ nam” trong mỗi hành động của người dân Việt Nam nói chung, Hà Tĩnh nói riêng.
Bác Hồ viết Di chúc - việc làm hệ trọng cho muôn đời sau

Bác Hồ viết Di chúc - việc làm hệ trọng cho muôn đời sau

Bản Di chúc thiêng liêng, bất hủ đã tổng kết, định hướng mang tính cương lĩnh cho sự phát triển đất nước. Đó là lời dặn dò tâm huyết, những tình cảm sâu nặng với Đảng, Nhân dân và bạn bè trên thế giới của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Vẹn nguyên khí thế hào hùng của mùa thu lịch sử

Vẹn nguyên khí thế hào hùng của mùa thu lịch sử

Gần 8 thập kỷ trôi qua, song khí thế hào hùng của Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh trong mùa thu năm 1945 lịch sử vẫn vẹn nguyên trong ký ức bao người. Cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám ở tỉnh ta diễn ra khẩn trương và giành thắng lợi trọn vẹn chỉ trong 5 ngày. Hà Tĩnh là một trong 4 tỉnh giành chính quyền sớm nhất cả nước.
Tiền đồ xán lạn từ mùa thu năm ấy

Tiền đồ xán lạn từ mùa thu năm ấy

Với thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đã mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam, Nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước. Những bài học quý báu của Cách mạng tháng Tám đã được Đảng ta, Nhân dân ta phát huy, vận dụng sáng tạo làm nên những thành quả vẻ vang trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
“Cho đời hai tiếng mới quang vinh”

“Cho đời hai tiếng mới quang vinh”

Tháng Tám mùa thu, khi khắp non sông dậy lên khúc hoan ca mừng ngày độc lập, những ký ức hào hùng của lịch sử dân tộc cũng trở về trong tâm thức của người dân...