Trí tuệ nhân tạo có thể đọc suy nghĩ của con người và tái hiện lại những hình ảnh

Một cuộc thử nghiệm đột phá đã cho thấy trí tuệ nhân tạo có thể đọc được suy nghĩ của chúng ta và tái tạo những hình ảnh mà chúng ta nghĩ đến.

tri tue nhan tao co the doc suy nghi cua con nguoi va tai hien lai nhung hinh anh

Các nhà thần kinh học đã phát hiện thấy trí tuệ nhân tạo (AI) có thể dùng để đọc suy nghĩ của con người và tái tạo ra khuôn mặt của những người mà người đó nghĩ đến thông qua việc kiểm tra các tín hiệu điện tử.

tri tue nhan tao co the doc suy nghi cua con nguoi va tai hien lai nhung hinh anh

Các nhà khoa học đã tạo ra được một chiếc máy khiến bạn phải sởn gai ốc vì nó có thể “săm soi” được suy nghĩ thông qua ánh mắt của bạn với độ chính xác đáng kinh ngạc. Trí tuệ nhân tạo này nghiên cứu các tín hiệu điện trong não bộ để tái tạo hình ảnh khuôn mặt mà các tính nguyên viên được cho quan sát.

Khuôn mặt mà các tình nguyện viên được cho quan sát đã được tái tạo lại một cách cực kỳ chính xác. Đối tượng của cuộc thử nghiệm đã được các chuyên gia thần kinh học ở Đại học Toronto Scarborough kết nối với thiết bị điện não đồ (EEG). Toàn bộ các phát hiện thu được đã được công bố trên tạp chí Thần kinh điện tử (eNeuro).

Nhà khoa học Adrian Nestor – một trong các tác giả chính của nghiên cứu này – đã từng tái tạo thành công hình ảnh khuôn mặt từ dữ liệu hình ảnh cộng hưởng từ chức năng (fMRI). Phát biểu về kết quả của nghiên cứu này, giáo sư Nestor chia sẻ: “điều thú vị nhất là ở chỗ không phải chúng ta tái tạo lại các hình vuông và hình tam giác, mà là những bức ảnh thật sự về khuôn mặt của một người, và trên đó gồm có rất nhiều các chi tiết hình ảnh tinh tế.

tri tue nhan tao co the doc suy nghi cua con nguoi va tai hien lai nhung hinh anh

Đối tượng thử nghiệm đã thể hiện các hình ảnh khuôn mặt sau khi được các chuyên gia thần kinh của Đại học Toronto Scarborough kết nối với thiết bị điện não đồ.

Ông cho hay: “thực tế, chúng ta có thể tái tạo lại những gì mà một ai đó nhìn thấy do hoạt động bộ não của họ mở ra rất nhiều khả năng. Nó tiết lộ những suy nghĩ trong đầu chúng ta và mang đến một cách thức để tiếp cận, khám phá và chia sẻ nhận thức, trí nhớ và trí tưởng tượng của chúng ta”.

tri tue nhan tao co the doc suy nghi cua con nguoi va tai hien lai nhung hinh anh

Hoạt động não bộ của các tình nguyện viên được ghi lại và được dùng để tái tạo thành hình ảnh kỹ thuật số bằng một phương pháp kỹ thuật dựa trên các thuật toán máy học.

Phương pháp kết nối với điện não đồ này là do nhà khoa học Dan Nemrodow – một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại phòng thí nghiệm của giáo sư Nestor phát triển.

Theo ông, “khi chúng ta nhìn thấy một thứ gì đó, bộ não sẽ tạo ra một nhận thức về mặt tinh thần, mà về bản chất nhận thức này chính là ấn tượng của chúng ta về thứ đã nhìn thấy”. Và nhóm nghiên cứu đã có thể nắm bắt được “nhận thức” đó bằng cách sử dụng điện não đồ để thu được sự minh họa trực tiếp về những gì đang diễn ra ở não bộ trong quá trình này.

Hình ảnh cộng hưởng từ chức năng chụp lại hoạt động với thang thời gian là vài giây, nhưng phương pháp điện não đồ lại chụp lại hoạt động với thang thời gian là mili-giây (phần nghìn của giây).

“Vì vậy, thông qua phương pháp điện não đồ, chúng ta có thể nhìn thấy cực kỳ chi tiết quá trình phát triển “sự nhận thức” về một khuôn mặt trong bộ não”.

Nhờ thiết bị này, các nhà nghiên cứu đã có thể ghi lại cụ thể cuộc kiểm tra về trí tuệ nhân tạo này vì chúng được hiển thị trong các hình ảnh về các khuôn mặt.

Sau đó, một phần mềm được thiết kế đặc biệt đã được dùng để tái tạo hình ảnh kỹ thuật số từ các thông tin nhận được. Và nó cho thấy rằng, những khuôn mặt mà các tình nguyện viên được quan sát đã được mô tả lại một cách chính xác.

Theo đánh giá của giáo sư Nestor, loài người sẽ có thể giao tiếp với nhau bằng ý nghĩ vào khoảng năm 2050.

Trước đó, đột phá trong lĩnh vực này là theo dõi những thay đổi về lưu lượng máu trong não dựa trên việc chụp cộng hưởng từ chức năng, chứ không phải là về mặt tín hiệu điện như nghiên cứu này.

Trí tuệ nhân tạo được dùng trong cuộc kiểm tra này có thể sẽ cung cấp một phương tiện để giao tiếp cho những người không nói được, hoặc giúp phát triển các bộ phận giả (chân, tay..) mà có thể điều khiển bằng ý nghĩ.

Theo Dân trí

Đọc thêm

Trải nghiệm nhẫn thông minh Galaxy Ring

Trải nghiệm nhẫn thông minh Galaxy Ring

Galaxy Ring của Samsung được đánh giá có phần cứng hoàn thiện nhưng tính năng hạn chế, cần mở rộng hệ sinh thái để thành sản phẩm tiên phong.
Làm thế nào để hạn chế rủi ro khi sử dụng Wi-Fi công cộng?

Làm thế nào để hạn chế rủi ro khi sử dụng Wi-Fi công cộng?

Với nhu cầu kết nối mạng mọi lúc mọi nơi, người dùng công nghệ có thói quen sử dụng Wi-Fi công cộng tại quán cà phê, sân bay hoặc xuyên suốt kỳ nghỉ lễ và chuyến đi công tác. Tuy nhiên, đi cùng với tiện ích thường có những rủi ro, vì đôi lúc, những kẻ lừa đảo sẽ tạo mạng Wi-Fi giả hoặc xâm phạm các mạng lưới hiện có.
Tin vui với người dùng iPhone sợ 'chai pin'

Tin vui với người dùng iPhone sợ 'chai pin'

Viên pin của iPhone 16 Pro Max sẽ được tăng mật độ năng lượng để không chỉ tăng hiệu suất cho mỗi lần sạc mà còn giúp người dùng và thợ thay thế dễ dàng hơn.
Cuộc chiến smartphone mới sắp bắt đầu

Cuộc chiến smartphone mới sắp bắt đầu

Cả Apple, Samsung và Google đều đang tận dụng AI để thổi luồng sinh khí mới vào các thiết bị di động của họ. Điều này sẽ giúp mở ra kỷ nguyên mới cho lĩnh vực smartphone.
Cách tăng tín hiệu smartphone khi sóng kém

Cách tăng tín hiệu smartphone khi sóng kém

Nếu sóng điện thoại chập chờn, yếu hoặc kết nối không liền mạch, người dùng có thể thực hiện một số cách để cải thiện, như tắt bật chế độ máy bay.
iPhone 16 Pro Max sẽ lớn hơn

iPhone 16 Pro Max sẽ lớn hơn

Dù viền màn hình mỏng, nâng cấp về pin và camera có thể khiến iPhone 16 Pro Max tăng kích thước so với thế hệ trước.