Trở lại cuộc đua tiêm kích thế hệ 5

Từ liên kết dữ liệu do AI cho đến trang bị sợi thủy tinh hấp thụ radar mới, tiêm kích thế hệ thứ 5 của Nga được xem là hiệu quả hơn các máy bay cùng thế hệ.

Theo Military Watch, Lực lượng Không quân Nga tiếp tục thử nghiệm máy bay chiến đấu Su-57 mới của họ ở Ukraine, với 10 chiếc hiện đang phục vụ và ước tính khoảng 10-14 chiếc nữa sẽ gia nhập phi đội trong năm nay. Các nguồn tin tiết lộ một số công nghệ đang được phát triển cho chiếc máy bay này.

Su-57 được cho là dựa vào một loạt các tính năng độc đáo để bù đắp cho khả năng tàng hình hạn chế và thiết bị điện tử kém tinh vi hơn so với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Trung Quốc và Mỹ.

Những tính năng này bao gồm khả năng sử dụng tên lửa đạn đạo siêu thanh, hệ thống phòng thủ bằng laser, khả năng trang bị tên lửa không đối không có tầm bắn cực xa hoặc sử dụng ăng-ten mảng pha chủ động độc đáo.

Trở lại cuộc đua tiêm kích thế hệ 5

Máy bay Su-57 của Nga.

Khả năng tàng hình mới

Vào đầu tháng 4, tập đoàn Ruselectronics tuyên bố một vật liệu hấp thụ radar mới đã được phát triển có thể tăng cường đáng kể khả năng tránh radar của máy bay Nga và có thể hấp thụ tới 95% sóng radar. Việc sử dụng sợi thủy tinh có độ phản xạ thấp được coi là một giải pháp thay thế rất có lợi cho lớp phủ tàng hình, do nhu cầu bảo trì thấp hơn nhiều.

Việc sử dụng các lớp phủ tàng hình là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu thấp của máy bay tàng hình của Mỹ, đồng thời là nguyên nhân chính dẫn đến chi phí vận hành cao của chúng. Điều đó có nghĩa là vật liệu hấp thụ radar mới của Nga nếu thành công có thể mang lại lợi thế lớn cho Su-57.

Vẫn chưa chắc chắn khi nào vật liệu mới có thể được coi là sẵn sàng để sử dụng trên máy bay quân sự, hoặc loại máy bay nào sẽ là loại đầu tiên sử dụng công nghệ mới, nhưng Su-57 được xem là ứng cử viên hàng đầu với tư cách là máy bay tàng hình có người lái duy nhất của Nga hiện nay.

Một công nghệ mới nữa được phát triển cho máy bay chiến đấu Su-57 là hệ thống liên kết dữ liệu. Theo thông cáo báo chí từ tập đoàn Rostec Nga, Su-57 sử dụng trí thông minh nhân tạo để mã hóa dữ liệu và chuyển dữ liệu giữa các nền tảng - cho phép máy bay có thể mã hóa chống nhiễu.

Trở lại cuộc đua tiêm kích thế hệ 5

Máy bay F-35 của Mỹ.

Sử dụng trí tuệ nhân tạo AI

Việc sử dụng AI có ý nghĩa quan trọng đối với khả năng tác chiến của Su-57 và là yêu cầu quan trọng trong chiến tranh trên không thế hệ thứ năm và thứ sáu, cũng là trọng tâm của tất cả các chương trình hàng không chiến đấu thế hệ tương lai.

Su-57 cũng đang được phát triển thành máy bay điều khiển để hoạt động cùng với các phương tiện bay không người lái như S-70 Okhotnik. Khả năng liên lạc và chuyển tiếp dữ liệu từ Su-57 đặc biệt quan trọng nhờ bộ cảm biến khổng lồ gồm sáu radar cùng hệ thống tìm kiếm và theo dõi bằng tia hồng ngoại (IRST).

Su-57 có thể chia sẻ dữ liệu giữa nhiều cảm biến, bao gồm cả radar mặt đất tạo thành một phần của mạng lưới phòng không rất lớn của Nga, điều này quan trọng trong việc chống lại máy bay tàng hình của đối phương và bù đắp cho khả năng tàng hình hạn chế hơn của Su-57 so với các loại máy bay cùng thế hệ của Trung Quốc và Mỹ.

Trở lại cuộc đua tiêm kích thế hệ 5

Máy bay J-20 của Trung Quốc.

Kinh nghiệm của Su-57

Bắt đầu được phát triển vào đầu những năm 2000 sau khi chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm MiG 1.42 đầy triển vọng bị hủy bỏ, Su-57 được coi là phù hợp hơn trong điều kiện ngân sách quốc phòng và công nghiệp của nước Nga thời hậu Xô Viết gặp nhiều khó khăn.

Chi phí hoạt động của Su-57 được cho là không vượt quá đáng kể so với thế hệ máy bay chiến đấu thứ tư trước đó. Tuy nhiên, nhiều lần trì hoãn đồng nghĩa với việc phi đội Su-57 đầu tiên sẽ được thành lập chậm hơn gần một thập kỷ so với dự kiến ​​ban đầu. Nó sẽ đi sau các chương trình J-20 và F-35 đầy tham vọng hơn của Trung Quốc và Mỹ.

Tuy nhiên, máy bay chiến đấu Su-57 dự kiến ​​sẽ cách mạng hóa khả năng của không quân Nga nhằm thay thế Su-27 Flanker và các biến thể của nó là Su-30 và Su-35, cũng như trong kho vũ khí của các khách hàng hàng đầu mua máy bay Nga.

Việc triển khai Su-57 ở Ukraine đã giúp cho những phi công và máy bay có thêm kinh nghiệm chiến đấu nhiều hơn so với những máy bay chiến đấu cùng thế hệ với nó, máy bay không chỉ tham gia không chiến mà còn thực hiện nhiệm vụ áp chế hệ thống phòng không.

Các nhiệm vụ này đã cho thấy mức độ sẵn sàng chiến đấu của Su-57 có thể vượt xa máy bay chiến đấu tàng hình hàng đầu của phương Tây là F-35, vốn mắc khoảng 800 lỗi hiệu suất. F-35 vẫn được coi là chưa sẵn sàng cho chiến đấu cường độ cao cũng như thiếu khả năng tương thích với các lớp tên lửa hành trình cần thiết để tiến hành các hoạt động tương tự như Su-57 đã thực hiện.

Theo VTC

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.