Suốt chiều dài văn hiến của dân tộc, truyền thống hiếu học, khoa bảng đã được các thế hệ thắp sáng, trao truyền, gìn giữ, tạo nên bản sắc văn hóa, con người Hà Tĩnh. “Đất học” Hồng Lam nổi danh cả nước với nguồn mạch âm thầm mà mãnh liệt.
Kế thừa, phát huy truyền thống hiếu học của thế hệ cha ông, những người trẻ Hà Tĩnh ngày nay đang nỗ lực học tập, rèn luyện để hoàn thiện tri thức, trở thành những công dân hội nhập.
Từ xưa tới nay, nói đến người Hà Tĩnh không thể không nói đến truyền thống hiếu học. Hiếu học đã trở thành mạch nguồn chảy mãi muôn đời của đất học Hồng Lam, bồi đắp nên những trầm tích văn hóa vô giá của vùng đất này.
Trở thành Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh khi còn rất trẻ, PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn đã có cuộc trò chuyện với PV Báo Hà Tĩnh về chặng đường nghiên cứu khoa học, niềm say mê với nghề giáo cũng như những mong muốn đóng góp cho quê hương.
Với 31 tham luận được gửi đến, trong đó 12 tham luận trình bày trực tiếp tại hội trường, Hội thảo “Đóng góp của giáo dục và khoa cử Nho học ở Hà Tĩnh đối với lịch sử dân tộc” tiếp tục làm sáng tỏ thêm những đóng góp của các nhà khoa bảng, các dòng họ hiếu học tiêu biểu của vùng đất học cho đất nước.
Gia đình ông Nguyễn Viết Luân (SN 1944), ở tổ dân phố (TDP) 5, thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) nổi tiếng là gia đình hiếu học khi có 3 thành viên là tiến sỹ và 4 thạc sỹ, các con cháu đều thành đạt.
Không chỉ 190 năm, truyền thống hiếu học đã được các thế hệ người Hà Tĩnh thắp sáng, trao truyền, gìn giữ suốt chiều dài văn hiến của dân tộc, tạo nên bản sắc văn hóa riêng. Hà Tĩnh được mệnh danh “đất học” cũng vì lẽ đó.
Dưới bầu trời cuối hạ trong xanh, tôi đứng trên triền đê La Giang, bên này là bến Tam Soa, bên kia là làng khoa bảng Đông Thái (xã Tùng Ảnh, Đức Thọ, Hà Tĩnh), lòng không thôi tự hỏi: Ai là người đã kiến tạo nên miền đất học nổi danh nước Việt bao đời này?
Xã Thạch Châu (Lộc Hà) là vùng đất nổi tiếng giàu truyền thống văn hóa, hiếu học và yêu nước. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, vùng quê này đều có những người con tài hoa, đỗ đạt và những ngôi làng, dòng họ nức tiếng gần xa.
Gia đình hạnh phúc, các thành viên luôn biết yêu thương, chia sẻ với nhau - đó chính là điểm tựa để vợ chồng anh Trần Đức Thiện (SN 1973) và chị Lê Thúy Đào (SN 1975) ở TDP 2, thị trấn Đức Thọ, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) nuôi dạy các con chăm ngoan, học giỏi.
Trong “bản đồ” những miền đất học ở Hà Tĩnh, Đức Thọ vẫn luôn là cái tên chói sáng. Ngành GD&ĐT huyện Đức Thọ hôm nay đã kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học với bảng vàng thành tích ngày càng dày thêm.
Nổi tiếng là miền đất hiếu học, người Hà Tĩnh luôn miệt mài ghi những dấu ấn mới trên con đường khoa cử. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay càng khơi dậy những tố chất tốt đẹp của con người nơi đây, để trong khó khăn, hoa vẫn nở trên “cánh đồng” chữ nghĩa…
Khai bút đầu xuân từ lâu đã được duy trì như một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt nói chung, người dân đất học Hà Tĩnh nói riêng. Khai bút chính là khai chữ, khai tâm, khai trí…