Vững niềm tin trước kỳ thi “đặc biệt”

(Baohatinh.vn) - Nổi tiếng là miền đất hiếu học, người Hà Tĩnh luôn miệt mài ghi những dấu ấn mới trên con đường khoa cử. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay càng khơi dậy những tố chất tốt đẹp của con người nơi đây, để trong khó khăn, hoa vẫn nở trên “cánh đồng” chữ nghĩa…

Vững niềm tin trước kỳ thi “đặc biệt”

Học sinh khối 12, Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi (Lộc Hà) sẵn sàng cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020

1. Mang trong mình niềm mong mỏi của một người “trồng cây” chờ mùa quả ngọt, giống như nhiều giáo viên khác, mùa thi năm nay với cô Nguyễn Thị Loan, giáo viên Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi (Lộc Hà) là một mùa thi “đằng đẵng”...

Nếu như những năm trước, quãng thời gian này, cô đã sống trong rất nhiều cảm xúc hạnh phúc, nuối tiếc khi cùng học trò đón nhận kết quả xét tuyển đại học, thì nay, cô vẫn đang phải lo lắng từng ngày về thông tin kỳ thi…

Vững niềm tin trước kỳ thi “đặc biệt”

Hàng tháng trời, cô Nguyễn Thị Loan vận động học sinh đến nhà mình để kèm cặp phụ đạo, ôn tập cho các em mà không thu phí. Trong ảnh: Học sinh thức đêm học bài tại nhà cô Loan.

Cô Loan chia sẻ, nỗi lo lắng lớn nhất của cô chính là việc thời gian học kéo dài khiến học sinh bị áp lực. Chính vì thế, cô luôn đồng hành, sát sao với từng diễn biến tâm lý của học sinh.

Để giúp các em thêm vững vàng tâm lý và củng cố kiến thức, thời gian qua, ngoài giờ dạy học trên lớp, cả hai vợ chồng cô còn vận động các em khối 12 đến nhà mình để dành thời gian kèm cặp miễn phí.

Vững niềm tin trước kỳ thi “đặc biệt”

Cô Nguyễn Thị Loan, Giáo viên Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi (Lộc Hà)

“Tôi vui vì sau thời gian phải tạm nghỉ lên lớp vì dịch bệnh, nhiều em đã miệt mài học tập và luôn tràn đầy niềm tin. Chúng tôi không cảm thấy phiền hà, khi mỗi đêm, đèn điện tắt sau 1 - 2 giờ sáng. Trước kỳ thi này, tâm lý của các em thêm một lần bị xáo trộn khi tình hình dịch bệnh phức tạp trở lại nhưng cũng may là kỳ thi vẫn diễn ra như kế hoạch. Thứ 7 ngày 8/8, các em bắt đầu làm thủ tục để bước vào kỳ thi quan trọng của cuộc đời. Thời tiết mát dịu cũng có thể coi là một nguồn động viên với các sĩ tử” - cô Loan chia sẻ.

2. Dù lễ trưởng thành, tri ân thầy cô đã kết thúc khá lâu, các lớp ôn tập tại trường cũng đã nghỉ nhưng Trác Thị Thanh Hằng, học sinh lớp 12B, Trường THPT Cẩm Bình (Cẩm Xuyên) vẫn cùng nhóm bạn tới trường để ôn tập.

Vững niềm tin trước kỳ thi “đặc biệt”

Với Trác Thị Thanh Hằng, học sinh lớp 12B, Trường THPT Cẩm Bình (Cẩm Xuyên) kỳ thi “đặc biệt” càng khiến em quyết tâm cao hơn.

Có lẽ đây là những ngày lên lớp đặc biệt nhất trong quãng đời học sinh của Hằng. Với Hằng và các bạn, đây cũng là thử thách quan trọng của cuộc đời, đánh dấu khả năng thích nghi linh hoạt của một người trẻ trong những biến đổi không ngừng của đời sống.

Hằng nói, đây là một kỳ thi quá đặc biệt nên tâm trạng của em và các bạn cũng rất đặc biệt. Dịch bệnh Covid-19 tác động đến 2 lần làm cho chúng em không khỏi hoang mang. Không chỉ khiến học sinh phải tạm dừng lên lớp một thời gian dài, nay, ngay trước thềm kỳ thi lại thêm một lần nữa dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến tâm lý của chúng em cũng bị ảnh hưởng.

Vững niềm tin trước kỳ thi “đặc biệt”

Những ngày sát kỳ thi, Hằng vẫn cùng nhóm bạn đến trường ôn tập

Tuy nhiên, em và các bạn không hề nản chí mà càng quyết tâm cao hơn. Cùng với việc ôn tập, chúng em cũng thường xuyên cập nhật các thông tin liên quan đến kỳ thi để chủ động hơn trong các tình huống. Chúng em vẫn động viên nhau ôn luyện, không để những thông tin tiêu cực ảnh hưởng đến tâm lý trước kỳ thi.

Em mong, kỳ thi sẽ kết thúc tốt đẹp và ước mơ trở thành sinh viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội của em sẽ trở thành hiện thực.

3. Chị Phan Thị Vân ở tổ dân phố 8 (phường Trần Phú, TP Hà Tĩnh) cho rằng, có lẽ không chỉ riêng chị mà hầu hết phụ huynh đều rất căng thẳng trong kỳ thi đặc biệt này. Tuy nhiên, để tạo tâm lý thoải mái cho con, chị luôn thể hiện niềm lạc quan về tình hình dịch bệnh. Chị luôn nói chuyện với con về những biến động của đời sống và thường đưa ra các giả thuyết, phương án. Hai mẹ con chị cứ thử tưởng tượng với nhau về những trường hợp có thể xẩy ra, phương án của Chính phủ, của ngành giáo dục… Với chị, chuẩn bị tốt tâm lý cho con là điều vô cùng quan trọng trong nhịp sống hiện đại.

Vững niềm tin trước kỳ thi “đặc biệt”

Chị Phan Thị Vân và con trai, em Đặng Nam Khánh, học sinh lớp 12D4, Trường THPT Phan Đình Phùng (Tp Hà Tĩnh).

Thời điểm trước, khi phải giãn cách toàn xã hội, việc học của các con tạm dừng, chị Vân vô cùng lo lắng. Giống như nhiều phụ huynh khác, chị Vân khá hoang mang trước tương lai của con.

Đến giờ, người mẹ ấy vẫn còn xúc động khi nhớ lại sự đồng hành của nhà trường và giáo viên trong suốt thời gian các con trở lại trường sau dịch Covid-19 tạm lắng.

Vững niềm tin trước kỳ thi “đặc biệt”

Đồng hành cùng con, chị Vân thường xuyên lên mạng cập nhật tin tức về kỳ thi THPT sắp diễn ra

Không chỉ trang bị kiến thức, các thầy cô giáo luôn quan tâm, động viên học sinh. Trường THPT Phan Đình Phùng - nơi con trai chị là Đặng Nam Khánh theo học đã huy động tất cả giáo viên có nhiều kinh nghiệm nhất hỗ trợ cho khối 12. Cả thầy và trò đã cùng nhau trải qua những tháng ngày khó khăn mà vô cùng đáng nhớ.

Chính sự đồng hành của giáo viên, nhà trường và sự chuẩn bị tâm lý tốt cho con nên giờ đây, tuy dịch bệnh đang diễn biến phức tạp nhưng chị Vân và con trai đã sẵn sàng bước vào kỳ thi cuối cùng của bậc học phổ thông.

Chủ đề Thi cử - Tuyển sinh

Đọc thêm

Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Ông quê ở xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nổi tiếng là vị quan thanh liêm, chính trực, lập được nhiều công trạng. Ông phụng sự trong 3 triều vua Lê (Lê Thế Tông, Lê Kính Tông và Lê Thần Tông) và 2 đời chúa là Trịnh Tùng, Trịnh Tráng.
Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Với 28 năm bền bỉ gắn bó với công tác hội, chị Trần Thị Khuyên - Chủ tịch Hội LHPN xã Trường Sơn (Đức Thọ, Hà Tĩnh) luôn là người "dẫn đường" cho phong trào của chị em ở địa phương ngày càng phát triển.
Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Lễ khởi công phục dựng đền Nhà Ông ở xã Sơn Bằng (Hương Sơn – Hà Tĩnh) nhằm tri ân bậc tiền nhân có công lao với quê hương và người dân trong vùng.
Gìn giữ nếp nhà

Gìn giữ nếp nhà

“Nước có quốc pháp, nhà có gia phong” - câu thành ngữ về nếp nhà ấy đang được mỗi gia đình người Việt nói chung và người Hà Tĩnh nói riêng giữ gìn, phát huy, kiến tạo tổ ấm hạnh phúc, góp phần xây dựng đất nước thịnh vượng.
Người quản đốc yêu nghề, mê sáng tạo

Người quản đốc yêu nghề, mê sáng tạo

Anh Hoàng Xuân Quý - Quản đốc Phân xưởng cơ điện của Nhà máy Chế biến phân hữu cơ từ rác thải (Công ty CP Môi trường và công trình đô thị Hà Tĩnh) đã có nhiều ý tưởng sáng tạo góp phần làm lợi cho đơn vị hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Lan tỏa những điển hình học và làm theo Bác

Lan tỏa những điển hình học và làm theo Bác

Tại Hà Tĩnh, ngày càng nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã xuất hiện và lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng bằng những việc làm thiết thực nhất.
Phố trong lòng sông...

Phố trong lòng sông...

Tôi vẫn thường nghĩ về sự ưu ái của thiên nhiên khi trong những biến đổi địa chất đã để lại cho thành phố Hà Tĩnh địa hình ba mặt sông bao quanh...
Nhớ tết Đoan ngọ xưa…

Nhớ tết Đoan ngọ xưa…

Dù không phải là lễ trọng như tết Nguyên đán nhưng từ lâu, tết Đoan ngọ (mồng 5/5 âm lịch) vẫn là nét văn hóa truyền thống được nhiều người dân Hà Tĩnh gìn giữ, phát huy.