Gia đình hiếu học ở Hà Tĩnh có 3 tiến sỹ, 4 thạc sỹ

(Baohatinh.vn) - Gia đình ông Nguyễn Viết Luân (SN 1944), ở tổ dân phố (TDP) 5, thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) nổi tiếng là gia đình hiếu học khi có 3 thành viên là tiến sỹ và 4 thạc sỹ, các con cháu đều thành đạt.

Đến TDP 5, thị trấn Nghèn hỏi thăm gia đình “ông Luân hiếu học” thì hầu như ai cũng biết. Thành tích học tập của các thành viên trong gia đình ông được rất nhiều người ngưỡng mộ.

Ông Nguyễn Viết Luân từng trải qua nhiều vị trí công tác trong quân đội, ngành LĐ-TB&XH. Còn bà Nguyễn Thị Bích Lan (SN 1950) - vợ ông Luân là cán bộ công an về hưu. Cả hai ông bà đều là những đảng viên gương mẫu.

Gia đình hiếu học ở Hà Tĩnh có 3 tiến sỹ, 4 thạc sỹ

Thành tích học tập của các con là niềm tự hào của vợ chồng ông Luân.

Năm 1972, ông bà kết hôn. Thời điểm đó, ông Luân đang là lính hải quân. Năm 1976, 1979, lần lượt hai cậu con trai của ông bà ra đời. Ông thường xuyên công tác xa nhà, một mình bà vất vả nuôi con. Năm 1981, ông chuyển công tác về quê hương, ông bà sinh thêm được 2 người con trai.

Dù có công việc ổn định nhưng thu nhập của những cán bộ thời kỳ đó cũng không đủ để ông bà nuôi 4 con ăn học. “Vợ chồng tôi phải nhận thêm ruộng của người dân bỏ không, tranh thủ thời gian sau giờ làm việc để khai hoang, trồng trọt kiếm thêm thu nhập nuôi con” - bà Lan chia sẻ.

Gia đình hiếu học ở Hà Tĩnh có 3 tiến sỹ, 4 thạc sỹ

Tủ sách là gia tài quý của ông Luân.

Không phụ công cha mẹ, 4 người con của ông bà đều chăm ngoan, học giỏi, đỗ đạt, là niềm tự hào của gia đình, dòng họ. Con trai cả là Thượng tá Nguyễn Viết Quốc (SN 1976), hiện là Thạc sỹ, giảng viên Trường Sỹ quan Lục quân II (Bộ Quốc phòng).

Con trai thứ 2 là Trung tá Nguyễn Viết Tuấn (SN 1979), tốt nghiệp á khoa Học viện Quân y Hà Nội; hiện là Thạc sỹ, Chủ nhiệm Quân y Trường Sỹ quan Lục quân II; vợ anh Tuấn cũng là Thạc sỹ, giảng viên tại Trường Đại học Nguyễn Huệ (hệ dân sự của Trường Sỹ quan Lục quân II).

Gia đình hiếu học ở Hà Tĩnh có 3 tiến sỹ, 4 thạc sỹ

Thành tích học tập của các con ông Luân làm rạng danh gia đình, dòng họ và quê hương.

Con trai thứ 3 của ông bà là Nguyễn Viết Tú (SN 1982) - thủ khoa đầu vào Học viện Bưu chính Viễn thông Hà Nội, sau khi tốt nghiệp được giữ lại trường giảng dạy. Công tác một thời gian, anh Tú sang Mỹ làm nghiên cứu sinh, bảo vệ luận án tiến sỹ và năm 2020, anh trở về Việt Nam công tác trong ngành giáo dục. Vợ anh Tú cũng bảo vệ luận án tiến sỹ tại Mỹ, hiện là giảng viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Anh Nguyễn Viết Hương (SN 1991) là con út trong gia đình nhưng không hề thua kém các anh chị. Anh Hương từng là thủ khoa đầu vào Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội). Năm 27 tuổi, anh Hương bảo vệ luận án tiến sỹ chuyên ngành Vật lý lượng tử công nghệ loại xuất sắc tại Pháp, hiện là giảng viên Trường Đại học Phenikaa (Hà Nội). Vợ anh tốt nghiệp thạc sỹ tại Bỉ, hiện là giảng viên Trường Đại học Hà Nội.

Thành tích học tập, công tác của các con đã làm rạng danh gia đình và dòng họ, nhưng điều khiến ông bà vui mừng, tự hào nhất là dù có điều kiện ra nước ngoài học tập và công tác, các con vẫn chọn quay về quê hương. Ông Luân chia sẻ: “Trước khi các con lên đường đi du học, tôi đều dặn rằng, học lấy đủ cái chữ thì về cống hiến cho Tổ quốc, cho quê hương. Và tôi tự hào khi các con dù được giữ lại nước ngoài công tác vẫn chọn về Việt Nam sinh sống và làm việc”.

Gia đình hiếu học ở Hà Tĩnh có 3 tiến sỹ, 4 thạc sỹ

Niềm vui tuổi xế chiều của vợ chồng ông Luân.

Ở tuổi xế chiều, hai ông bà sống trong căn nhà đơn sơ với mảnh vườn nhỏ. Dù con cháu đều ở xa nhưng vẫn thường xuyên quan tâm, lo lắng cho ông bà, cha mẹ. Mỗi một tin báo về thành tích học tập, công tác của các con cháu là niềm vui tuổi già mà ông bà luôn trân quý.

Gia đình ông Luân nhiều năm liền đạt danh hiệu gia đình văn hóa, được UBND tỉnh tặng bằng khen trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2000-2005. Vừa qua, tại hội nghị tổng kết 20 năm phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (giai đoạn 2000-2021) của huyện Can Lộc, gia đình ông bà đã được vinh danh.

Ông Bùi Văn Tuất - Tổ trưởng TDP 5 cho biết: “Hiếm có gia đình nào mà con cái đều học hành, đỗ đạt cao như gia đình ông Luân. Truyền thống hiếu học đó khiến người dân địa phương rất nể phục. Ông bà cũng luôn gương mẫu, nhiệt tình trong các phong trào chung, xứng đáng là “cây cao bóng cả”, là tấm gương để mọi người noi theo”.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Xuân về cùng mùa hoa

Xuân về cùng mùa hoa

Khi thời gian dần dịch chuyển về những ngày cuối cùng của năm cũ cũng là lúc người trồng hoa, chăm bón cây cảnh ở Hà Tĩnh tất bật chuẩn bị cho một mùa xuân mới.
Thú chơi hoa ngày Tết

Thú chơi hoa ngày Tết

Chơi hoa, cây cảnh ngày Tết đối với người Việt, trong đó có người Hà Tĩnh không chỉ là nét văn hóa tao nhã mà còn mang ước muốn hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
Chùa Hương Tích sẵn sàng mùa lễ hội

Chùa Hương Tích sẵn sàng mùa lễ hội

Thực hiện mục tiêu thu hút hơn 14 vạn lượt du khách trong năm 2025, các đơn vị quản lý, kinh doanh tại chùa Hương Tích (Hà Tĩnh) đang tập trung nguồn lực chuẩn bị cho mùa lễ hội.
Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát

Tiết mục Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát. Soạn lời: NSND Nguyễn An Ninh. Biểu diễn: Nghệ nhân Văn Sang - Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh.
Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi

Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi

Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi. Thơ: Nguyễn Công Trứ. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.