Giáo dục và khoa cử Nho học ở Hà Tĩnh có đóng góp lớn đối với lịch sử dân tộc

(Baohatinh.vn) - Với 31 tham luận được gửi đến, trong đó 12 tham luận trình bày trực tiếp tại hội trường, Hội thảo “Đóng góp của giáo dục và khoa cử Nho học ở Hà Tĩnh đối với lịch sử dân tộc” tiếp tục làm sáng tỏ thêm những đóng góp của các nhà khoa bảng, các dòng họ hiếu học tiêu biểu của vùng đất học cho đất nước.

Giáo dục và khoa cử Nho học ở Hà Tĩnh có đóng góp lớn đối với lịch sử dân tộc

Chủ trì hội thảo.

Sáng 24/9, Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh phối hợp với Sở KH&CN tổ chức Hội thảo khoa học “Đóng góp của giáo dục và khoa cử Nho học ở Hà Tĩnh đối với lịch sử dân tộc”.

PGS.TS Đinh Quang Hải - Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Nguyên Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam; TS Võ Hồng Hải - Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Tĩnh; Giám đốc Sở VH-TT&DL Bùi Xuân Thập; Phó Giám đốc phụ trách Sở KH&CN Bùi Quang Hoàn; TS Nguyễn Tùng Lĩnh - Trưởng phòng Quản lý Văn hóa (Sở VH-TT&DL) cùng chủ trì hội thảo.

Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng; các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh; đại diện một số sở, ban, ngành cấp tỉnh tham dự hội thảo.

Phát biểu chào mừng, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Võ Hồng Hải hoan nghênh các nhà nghiên cứu đã dành nhiều tâm huyết để về tham dự hội thảo. Đồng thời nhấn mạnh: Từ xưa đến nay, Hà Tĩnh luôn được coi là vùng đất “địa linh nhân kiệt”. Con người Hà Tĩnh có truyền thống hiếu học và học giỏi, có lối sống cương trực, chân tình, có tinh thần tương thân tương ái và tính cộng đồng cao.

Giáo dục và khoa cử Nho học ở Hà Tĩnh có đóng góp lớn đối với lịch sử dân tộc

Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng cùng một số đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh cùng dự hội thảo.

Đặc điểm nổi bật của con người Hà Tĩnh là trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng luôn có ý thức vươn lên làm chủ cuộc sống. Tinh thần tự học và ham học của người Hà Tĩnh cũng luôn được kẻ sĩ cả nước ca ngợi.

Giáo dục và khoa cử Nho học ở Hà Tĩnh có đóng góp lớn đối với lịch sử dân tộc

Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Võ Hồng Hải: Tin rằng qua hội thảo, chúng ta sẽ có thêm nhiều ý kiến đánh giá mới, toàn diện hơn, sâu sắc hơn về những đóng góp của giáo dục và khoa cử Nho học ở Hà Tĩnh đối với lịch sử dân tộc, qua đó nhân rộng, phát huy truyền thống hiếu học của người Hà Tĩnh trong thời đại ngày nay.

Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy cung cấp một số thông tin về truyền thống khoa bảng cũng như những đóng góp của nền giáo dục Hà Tĩnh từ chế độ quân chủ cho đến ngày nay. Trong đó, với gần 1000 năm của chế độ giáo dục và khoa cử Nho học Đại Việt, Hà Tĩnh đã có 148 người đỗ đại khoa, có hàng ngàn người đỗ Hương cống và Tú tài. Ở thời cận hiện đại, Hà Tĩnh có hơn 130 giáo sư, trên 500 phó giáo sư và trên 1.500 tiến sỹ, chiếm khoảng 11% trí thức bậc cao của cả nước...

Hiện nay, Hà Tĩnh đã có gần 40 ngàn trí thức hiện đang công tác và sinh sống trên địa bàn. Ngoài ra, tính đến tháng 4/2022, có 162 giáo sư, 580 phó giáo sư là người Hà Tĩnh đang sinh sống và làm việc trên mọi miền tổ quốc.

Giáo dục và khoa cử Nho học ở Hà Tĩnh có đóng góp lớn đối với lịch sử dân tộc

Hội thảo có sự tham gia của nhiều giáo sư, tiến sỹ, nhà nghiên cứu văn hóa trong nước.

Phát huy truyền thống giáo dục và khoa cử Nho học, nhất là truyền thống hiếu học và học giỏi của người Hà Tĩnh, trong những năm qua, đội ngũ trí thức Hà Tĩnh đã đồng hành cùng Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà từng bước góp phần phát triển kinh tế - xã hội; có mặt trong tất cả các lĩnh vực, đảm trách các vị trí việc làm khác nhau trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội, các doanh nghiệp, là lực lượng quan trọng cung cấp và xây dựng những luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của tỉnh. Đặc biệt, đội ngũ trí thức có đóng góp không nhỏ trong việc xây dựng, phát triển văn hóa, con người Hà Tĩnh.

Phát biểu đề dẫn hội thảo, Giám đốc Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh Bùi Xuân Thập nhấn mạnh: Ngày nay, mặc dù giáo dục khoa cử Nho học đã chấm dứt hơn một thế kỷ nhưng ảnh hưởng của nó vẫn còn hiện hữu trong xã hội Việt Nam. Truyền thống tôn sư trọng đạo, “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, chính nhân quân tử, trung quân ái quốc vẫn luôn là những bài học thiết thực.

Giáo dục và khoa cử Nho học ở Hà Tĩnh có đóng góp lớn đối với lịch sử dân tộc

Giám đốc Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh Bùi Xuân Thập phát biểu đề dẫn tại hội thảo

Sự đóng góp của tầng lớp trí thức, khoa bảng Hà Tĩnh trong việc ổn định đất nước, xây dựng kinh tế, chấn hưng nền văn hóa giáo dục nước nhà vẫn được người sau ghi nhận, tôn vinh. Nhiều nhà khoa bảng, nhiều dòng họ đỗ đạt của Hà Tĩnh đến nay vẫn là những tấm gương sáng để các thế hệ sau kế thừa, học tập, noi theo.

Việc nghiên cứu về giáo dục và khoa cử Nho học ở Hà Tĩnh không chỉ làm nổi bật truyền thống hiếu học vùng đất Hà Tĩnh từ xưa đến nay mà còn giáo dục truyền thống tốt đẹp đó cho các thế hệ trẻ, qua đó cung cấp nhiều luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối chính sách đào tạo, sử dụng nhân tài của tỉnh nhà.

Giáo dục và khoa cử Nho học ở Hà Tĩnh có đóng góp lớn đối với lịch sử dân tộc

Các đại biểu trong và và ngoài tỉnh tham dự hội thảo.

Giám đốc Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh cho biết, từ trước tới nay, tỉnh đã tổ chức nhiều hội thảo khoa học về các danh nhân, các nhà khoa bảng Nho học, tuy nhiên, các hội thảo còn ở quy mô riêng lẻ, phạm vi hẹp, mới chỉ tập trung khai thác ở một vài khía cạnh, đóng góp nhất định. Hội thảo “Đóng góp của giáo dục và khoa cử Nho học ở Hà Tĩnh đối với lịch sử dân tộc” lần này là một trong những hội thảo có có tính tổng thể, toàn diện nhất. Vì vậy, ban tổ chức mong muốn các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu văn hóa - lịch sử tập trung làm rõ các vấn đề trọng tâm mà hội thảo đề ra.

Giáo dục và khoa cử Nho học ở Hà Tĩnh có đóng góp lớn đối với lịch sử dân tộc

Giáo sư Nguyễn Huy Mỹ trình bày tham luận: “Truyền thống học hành và các vị đỗ đạt nho học của Làng Trường Lưu”.

Tại hội thảo, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học và các đại biểu đã gửi đến 31 tham luận, trong đó 12 tham luận được trình bày trực tiếp cùng một số ý kiến của các giáo sư, tiến sỹ khách mời. Tất cả các tham luận, ý kiến đều thể hiện tâm huyết, trách nhiệm đối với vấn đề đặt ra.

Giáo dục và khoa cử Nho học ở Hà Tĩnh có đóng góp lớn đối với lịch sử dân tộc

Tiến sỹ Lê Hiến Chương (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) trình bày tham luận: “Hà Tĩnh trong tiến trình lịch sử Việt Nam cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX: Sự nổi lên của một vùng nhân tài và vùng văn hóa”.

Các tham luận đã thể hiện bức tranh tổng quan về giáo dục và khoa cử Nho học ở Hà Tĩnh qua các thời kỳ lịch sử của dân tộc, như: Tình hình giáo dục, hệ thống trường lớp ở các địa phương, các khoa thi Hương, thi Hội, thi Đình có người Hà Tĩnh tham dự; tiếp tục làm rõ, bổ sung và khẳng định nhiều vấn đề liên quan đến truyền thống hiếu học, thi cử của nho sĩ Hà Tĩnh dưới thời quân chủ được công bố. Qua đó, khẳng định những đóng góp của Hà Tĩnh đối với nền giáo dục khoa cử Nho học nước nhà.

Giáo dục và khoa cử Nho học ở Hà Tĩnh có đóng góp lớn đối với lịch sử dân tộc

Tiến sỹ Mai Phương Ngọc (Trường Đại học Vinh) trình bày tham luận: “Khoa cử Nho học ở Xứ Nghệ dưới Triều Nguyễn - Nhìn từ phân tích các dữ kiện trong tài liệu mộc bản"

Một số tham luận gặp gỡ nhau trong việc nêu lên các bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp để phát huy truyền thống hiếu học của người Hà Tĩnh trong thời kỳ cách mạng 4.0 hiện nay.

Bằng những cứ liệu khoa học, các tham luận đã góp phần tiếp tục khẳng định, làm rõ tầm vóc, giá trị lịch sử và đóng góp to lớn của giáo dục và khoa cử Nho học ở Hà Tĩnh đối với tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc.

Giáo dục và khoa cử Nho học ở Hà Tĩnh có đóng góp lớn đối với lịch sử dân tộc

Giáo sư, Tiến sỹ, thiền gia Lê Mạnh Thát (Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh) đóng góp ý kiến về vai trò của Phật giáo đối với các danh nho và khoa cử Nho học trong chế độ quân chủ Việt Nam.

Tổng kết hội thảo, PGS.TS Đinh Quang Hải, Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Nguyên Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam thay mặt ban tổ chức gửi lời cảm ơn các giáo sư, tiến sỹ, nhà khoa học và các đại biểu khách mời đã dành nhiều tâm huyết đóng góp công trình nghiên cứu và ý kiến để hội thảo thành công.

Giáo dục và khoa cử Nho học ở Hà Tĩnh có đóng góp lớn đối với lịch sử dân tộc

PGS.TS Đinh Quang Hải thay mặt ban chủ trì tổng kết hội thảo

Sau một buổi làm việc với tinh thần nghiêm túc, khoa học, đạt chất lượng cao, Hội thảo khoa học đã thành công tốt đẹp, hoàn thành tất cả các nội dung chương trình đề ra. Trong đó, các tham luận, ý kiến đã tập trung làm nổi bật được 3 vấn đề đặt ra.

Hội thảo đã tập trung nghiên cứu tổng quan về giáo dục và khoa cử Nho học ở Hà Tĩnh qua các thời kỳ lịch sử của dân tộc; đặt ra khá nhiều vấn đề liên quan đến truyền thống hiếu học, thi cử của nho sĩ Hà Tĩnh dưới thời quân chủ được công bố và bổ sung, khẳng định những đóng góp của Hà Tĩnh đối với nền giáo dục khoa cử Nho học nước nhà.

Tiếp tục làm sáng tỏ thêm công lao, hành trạng, những đóng góp của các nhà khoa bảng, các dòng họ hiếu học tiêu biểu của Hà Tĩnh. Nêu lên các bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp để phát huy truyền thống hiếu học của người Hà Tĩnh trong thời kỳ cách mạng 4.0 hiện nay.

Giáo dục và khoa cử Nho học ở Hà Tĩnh có đóng góp lớn đối với lịch sử dân tộc

Toàn cảnh hội thảo khoa học “Đóng góp của giáo dục và khoa cử Nho học ở Hà Tĩnh đối với lịch sử dân tộc”

PGS.TS Đinh Quang Hải khẳng định, hội thảo khoa học “Đóng góp của giáo dục và khoa cử Nho học ở Hà Tĩnh đối với lịch sử dân tộc” đã thành công tốt đẹp, tạo tiền đề để tiếp tục nghiên cứu, có những đề tài chuyên sâu về giáo dục và khoa cử Nho học ở Hà Tĩnh nói riêng, cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước.

Chủ đề Danh nhân Hà Tĩnh

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Phố trong làng Thành Phú

Phố trong làng Thành Phú

Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.
"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

Những cuộc giao lưu, hẹn hò do BĐBP Hà Tĩnh kết nối đã vun đắp nên nhiều mối tình đẹp cho người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, góp phần đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống