Từ xá tội vong nhân đến thờ cúng tổ tiên và kết nối dòng họ

(Baohatinh.vn) - Rằm tháng bảy, hay còn gọi là lễ vu lan, Tết Trung nguyên từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong hệ thống tín ngưỡng về lễ, tết của người Việt. Rằm tháng bảy, người ta cúng cô hồn nhưng hầu hết, trong mỗi chúng ta, đều hướng lòng mình toàn tâm về những bậc gia tiên đã khuất. Ứng xử với người đã khuất cũng chính là sự quy chiếu tình cảm giữa con người với nhau trong gia đình, họ tộc và làng xóm.

Xá tội vong nhân

Ngày rằm tháng bảy, dân gian thường gọi là ngày xá tội vong nhân. Vậy nguồn gốc của ngày này như thế nào? Năm 1938, học giả Đào Duy Anh cho xuất bản cuốn Việt Nam văn hóa sử cương. Cuốn sách nói rất rõ về ngày rằm tháng bảy: “Những vong hồn không có người tế tự thì phần nhiều thành ác quỷ hay làm hại người ta để bắt người ta cúng cáp. Theo Phật giáo thì những cô hồn ấy phải giam ở địa ngục, cứ mỗi năm đến ngày rằm tháng bảy là ngày xá tội vong nhân thì các cô hồn được thoát ngục. Ngày ấy, tại các chùa, chợ, người ta làm chay để cung cấp đồ ăn và quần áo cho cô hồn”.

tu xa toi vong nhan den tho cung to tien va ket noi dong ho

Mâm cỗ rằm tháng bảy

Sau này, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa cũng thống nhất cho rằng, ngày xá tội vong nhân là ngày bắt nguồn từ quan niệm Phật giáo. Tác giả Toan Ánh trong sách Nếp cũ (quyển hạ, Tín ngưỡng Việt Nam) viết: “Tết Trung nguyên nhằm ngày rằm tháng bảy âm lịch. Về tết này, còn có tên gọi là lễ Vu Lan, một lễ của nhà Phật... Theo tín ngưỡng, ta thường cho ngày rằm tháng bảy là ngày vong nhân xá tội, nghĩa là bao nhiêu tội nhân ở dưới âm phủ, ngày hôm đó đều được tha tội”. Cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam của Trần Ngọc Thêm còn nói rõ: “Rằm tháng bảy, dân cúng cô hồn bằng cháo hoa đổ vào những chiếc lá đa đặt dọc đường đi”.

Như vậy, có thể thấy, bằng cách diễn đạt này hay diễn đạt khác thì rằm tháng bảy đều liên quan đến quan niệm của Phật giáo. Với tính bao dung - một đặc điểm tính cách người Việt, cùng với đó là quan niệm “tam giáo đồng nguyên”, sau này, người Việt đã hướng tới thờ cúng tổ tiên song song với thờ cúng các cô hồn. Về quan niệm trong tín ngưỡng, rất khó để biện giải những chi phối của các tôn giáo khác nhau lên một số ứng xử nhất định trong tục thờ cúng của người Việt vào các ngày lễ tết nói chung, rằm tháng bảy nói riêng. Với ngày rằm tháng bảy, theo tiếng gọi của lòng từ bi, hướng thiện, những cô hồn không nơi nương dựa cần được người cõi giới mở rộng lòng thương, cúng cáp cho đỡ tủi. Bởi thế, từ xa xưa, dầu đời sống khó khăn nhưng người ta đã biết đến cúng cháo hoa và đốt mã. Hình thức này sau này, trong đời sống hiện đại vẫn được duy trì, tuy nhiên, về đốt mã, đã xuất hiện tình trạng thái quá; về cúng cháo hoa, người ta đã thay thế một số thức đóng gói, làm sẵn, hoặc thay bằng gạo và muối.

Cứ theo các nghiên cứu như viện dẫn, có thể hình dung, ngày trước, rằm tháng bảy mang một sắc thái khác ngày hôm nay. Đó là người ta nghĩ nhiều, cúng cáp nhiều ở những nơi ngoài gia đình như chùa chiền, bãi chợ. Âu cũng phải, bởi thời kỳ phong kiến, có giai đoạn Phật giáo rất thịnh hành, hơn nữa đó là những nơi nhiều cô hồn trú ngụ.

Thờ cúng tổ tiên và kết nối dòng họ

Từ cúng cô hồn đến cúng tổ tiên là một chuyển biến đẹp của hình thức tín ngưỡng ngày rằm. Mỗi người Việt hôm nay, dù đi đâu, làm gì cũng hướng lòng mình về tổ tiên với những xúc cảm riêng biệt. Rằm tháng bảy là dịp nhắc nhở mỗi người thực hành đạo lý “uống nước nhớ nguồn” tự nguyện, tự thân. Cái hay của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ngày rằm là ở chỗ: trước hết, hướng lòng mình tới những người đã khuất có quan hệ tôn ti gần với mình (cha mẹ, ông bà, cụ, kỵ ), kế đến là các bậc tiền nhân của dòng họ.

tu xa toi vong nhan den tho cung to tien va ket noi dong ho

Mua sắm lễ vật ngày rằm từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa trong dân gian. Ảnh: Thu Phương

Chính tế tự của dòng họ là một bước kết nối huyết thống rộng mở và bao dung. Con cháu từ các chi tộc khác nhau, mỗi người một công việc, nơi chốn, song đều hợp nhất hướng về dòng họ để bái tạ trước từ đường, thể hiện lòng biết ơn nguồn cội và mong có thêm sự thanh thản, nhẹ nhõm. Những người xa cách nhau về huyết thống, có thể đã nhiều chi, nhiều đời nhưng nhờ lý lẽ “đồng nguyên” (cùng nguồn gốc) nên gần gũi với nhau, thắt chặt thêm tình thân ái, tương trợ. Chính vì thế mà các quỹ khuyến học dòng họ đã được hình thành để khích lệ việc học của con cháu, nhiều dòng họ nổi tiếng về tinh thần đoàn kết, đùm bọc, trong đó có việc giúp đỡ các thế hệ con cháu, giúp người trong họ khó khăn làm nhà ở, cho vay vốn phát triển sản xuất, chăm lo dạy dỗ cháu con nên người... Sự phát triển của các dòng họ đôi khi tạo nên tính khu biệt, cục bộ, song ở một khía cạnh khác, đó là dịp các dòng họ “nhìn vào nhau” để xây đắp tình đoàn kết, yêu thương và phát triển (tất nhiên, cần loại trừ các hình thức phát triển thiên lệch như đề cao thái quá vật chất). Các dòng họ khác nhau nhưng cùng sinh sống trong một làng, do đó, mỗi dòng họ phát triển, suy đến cùng là một làng phát triển. Dĩ nhiên, sự phát triển này cần chú trọng tính hài hòa, mà trước hết là hài hòa giữa dòng họ này và dòng họ khác.

Ngày trước, các bậc vua quan thường nói “trăm họ” để chỉ dân tộc, điều đó có ý nghĩa nhắc nhở vô cùng quan trọng. Mượn tinh thần đoàn kết của một dòng họ để hướng tới đoàn kết dân tộc - kiểu như một “dòng họ” lớn, thì cũng tương tự như các dòng họ trong một làng hướng tới cái chung của làng mình đang sống. Đó cũng là lẽ phải, là ứng xử thuận tình, bởi ngoài dòng họ còn có quan hệ thân hữu, quan hệ và trách nhiệm “làng xóm với nhau”. Hướng về tổ tiên, dòng họ, về những linh hồn vô danh nhưng cũng phải luôn hướng tình cảm của mình tới cộng đồng rộng lớn là làng xóm, quê hương để xây đắp nơi gốc gác, nơi cư trú của mình ngày càng thêm phát triển... đó cũng là ý nghĩa lớn được suy ra từ các ứng xử vào ngày rằm.

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Đọc thêm

Podcast tản văn: Lối cũ ta về

Podcast tản văn: Lối cũ ta về

Lối cũ không chỉ là một con đường, mà là nơi chất chứa yêu thương, là mảnh đất chôn rau cắt rốn, là chiếc nôi của những giấc mơ giữa trưa hè...
Podcast: Chuyện những người phụ nữ Hà Tĩnh được gặp Bác Hồ

Podcast: Chuyện những người phụ nữ Hà Tĩnh được gặp Bác Hồ

Trong ngôi nhà đơn sơ, những bức ảnh kỷ niệm thiêng liêng được treo ngay ngắn như những kỷ vật quý báu. Dù thời gian có qua đi hơn 55 năm thì nhũng ký ức được gặp Bác Hồ vẫn vẹn nguyên trong trái tim bà Tưởng Thị Diên - người Tiểu đội trưởng Tiểu đội dân quân gái Kỳ Phương năm nào....
Podcast: Hà Tĩnh in dấu chân Người

Podcast: Hà Tĩnh in dấu chân Người

Gần bảy thập kỷ đã đi qua, giọng nói trìu mến, thân thương của Bác vẫn còn vang vọng, thấm vào mỗi con tim. Khắc ghi lời Bác kính yêu, Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh đoàn kết một lòng, ra sức xây dựng quê hương giàu đẹp như sinh thời Người căn dặn và mong muốn...
Đại sứ Nhật Bản ITO Naoki dự sự kiện giao lưu văn hóa tại Hà Tĩnh

Đại sứ Nhật Bản ITO Naoki dự sự kiện giao lưu văn hóa tại Hà Tĩnh

Tối 15/5, tại TP Hà Tĩnh đã diễn ra chương trình giao lưu văn hóa Việt - Nhật với chủ đề “Kết nối thế giới qua Truyện dân gian và Âm nhạc”. Tham dự có ngài ITO Naoki - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Tất Thắng.
Podcast mỗi tuần một câu chuyện: Đôi guốc của tam thể

Podcast mỗi tuần một câu chuyện: Đôi guốc của tam thể

Chú mèo tam thể soi mặt vào vại nước ở gốc cau, vuốt đi vuốt lại mấy sợi ria mép trắng như cước cho thật óng ả rồi thong thả bước ra sân tắm nắng. Gió hây hẩy, nắng nhè nhẹ vàng như mật, tam Thể khoan khoái nằm duỗi dài trên sân...
ABC News: Vì sao bánh mì Việt Nam khiến người Australia 'phát cuồng'?

ABC News: Vì sao bánh mì Việt Nam khiến người Australia 'phát cuồng'?

Trang tin tức ABC News vừa đăng tải bài viết với tiêu đề “Why are Australians obsessed with bánh mì, the Vietnamese roll with the complex history?” (Tạm dịch: Vì sao người Australia “mê” bánh mì Việt Nam, món ăn giản dị chứa đựng câu chuyện lịch sử đặc biệt), phản ánh sức hút ngày càng lớn của bánh mì Việt trên đất Australia.
Podcast truyện ngắn: Kỷ vật cuối cùng

Podcast truyện ngắn: Kỷ vật cuối cùng

Chiếc đồng hồ cũ kỹ nằm im lìm trong hộp gỗ, phủ đầy bụi thời gian. Đó là kỷ vật giản dị, chứa đựng cả một kho tàng ký ức về người bà đã khuất với biết bao câu chuyện, những hồi ức đẹp đẽ về một thời đã qua...
Ly sữa chua... “chát”!?

Ly sữa chua... “chát”!?

Vị thanh mát của ly sữa chua đánh đá post lên mạng hôm ấy giờ chỉ còn trong mường tượng, nhưng dư vị chua ít, chát nhiều còn đọng lại và phảng phất gần xa ở Hà Tĩnh.
Thắp sáng tinh thần từ bi và hướng thiện

Thắp sáng tinh thần từ bi và hướng thiện

Đại lễ Phật đản được tổ chức tại hơn 300 ngôi chùa lớn, nhỏ trên địa bàn Hà Tĩnh là dịp để cộng đồng nhìn nhận những giá trị sống tích cực, lan tỏa tinh thần từ bi, hướng thiện của Phật giáo.
Podcast tản văn: Vàng nắng vàng đồng

Podcast tản văn: Vàng nắng vàng đồng

Sinh ra và lớn lên ở quê, những cảnh vật, con người nơi đây đã quá quen thuộc với tôi. Tôi yêu dòng sông như dải lụa xanh uốn lượn ôm trọn xóm thôn; yêu những hàng bằng lăng tím lịm chạy dọc theo con đường làng; yêu cả những tường rào được phủ sắc hoa tigon đỏ tươi như màu máu con tim trong bài thơ tình lãng mạn của ai đó...
Podcast truyện ngắn: Bí mật dưới chân đèn

Podcast truyện ngắn: Bí mật dưới chân đèn

Tuổi trẻ của mẹ tôi là một phần ký ức đẹp đẽ của hai người lính. Tôi lại là con gái của mẹ. Đó là một nỗi niềm sâu kín. Kỷ vật này, tôi sẽ thay mẹ mình giữ mãi...
Podcast tùy bút: Về thăm quê Bác Làng Sen

Podcast tùy bút: Về thăm quê Bác Làng Sen

Về thăm quê Bác tháng 5, ta như được đi trong làn hương thơm dịu mát của hoa sen, loài hoa với phẩm cách thanh cao và luôn tỏa rạng, tỏa sáng, vừa thoảng hương thơm ngát, vừa bình dị gần gũi với đồng quê mộc mạc.
Podcast đến với bài thơ hay: Một chiều Đồng Lộc

Podcast đến với bài thơ hay: Một chiều Đồng Lộc

Đã có hàng trăm bài thơ ra đời tỏ lòng khâm phục và tiếc thương mười cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc cùng bao người con đã ngã xuống nơi đây, dẫu vậy, “Một chiều Đồng Lộc” vẫn để lại dấu ấn riêng về tứ thơ và tình cảm của tác giả.
Podcast tản văn: Bến nước sông quê

Podcast tản văn: Bến nước sông quê

Có những dòng sông không chỉ chảy qua đất đai mà còn chảy dọc theo miền ký ức. Có những bến nước không chỉ là nơi neo đậu của những chuyến đò ngang, mà còn là nơi neo đậu của hồn quê, của tình người, và những kỷ niệm lắng sâu.
Podcast tản văn: Nhớ bóng tre làng

Podcast tản văn: Nhớ bóng tre làng

Tôi sinh ra và lớn lên từ làng, nơi có lũy tre xanh rì rào khăng khít, nơi ôm ấp tôi từ thuở ấu thơ đầu trần chân đất, nơi thật thà chất phác ruộng đồng vàng hươm, dòng kênh miệt mài tưới tắm đi qua bao vật đổi sao dời…
Podcast mỗi tuần một câu chuyện: Mùa lúa trổ bông

Podcast mỗi tuần một câu chuyện: Mùa lúa trổ bông

Chiều quê yên ả, những cánh đồng mướt xanh như tấm thảm trải dài vô tận. Màu xanh ngút ngàn căng tràn sức sống của lúa đương thì con gái khiến người xem như được tiếp thêm nguồn sinh lực sống mạnh mẽ...
Thái Lan lo du lịch Việt Nam vượt mặt

Thái Lan lo du lịch Việt Nam vượt mặt

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 3 tăng gần 50% so với trước đại dịch, trong khi Thái Lan tăng trưởng chậm khiến các doanh nghiệp lữ hành lo lắng.
Podcast truyện ngắn: Mùa cau trở lại

Podcast truyện ngắn: Mùa cau trở lại

"Mùa cau trở lại" của tác giả Sơn Trần. Với giọng kể chân thành, mộc mạc, câu chuyện không chỉ nói về mùa cau – mùa vụ gắn bó với đời sống người dân quê – mà còn thấm đẫm những tình cảm gia đình, nỗi nhớ quê hương, và tình yêu âm thầm mà sâu sắc.