Tục thờ thần Rắn làm Thành hoàng làng

Di tích đền Kinh Hạ, thành phố Hà Tĩnh là một trong những ngôi đền cổ kính, đẹp và linh thiêng của vùng đất Hà Tĩnh xưa có tục thờ thần Rắn làm Thành hoàng làng

Qua khảo sát nghiên cứu, tìm hiểu thực địa hiện trạng di tích, cũng như những thông tin thu thập được từ nhân dân địa phương, dựa vào các sắc phong, câu đối các bức đại tự được lưu giữ tại đền cho chúng ta biét, đền Kinh Hạ được xây dựng vào thời Nguyễn và được trùng tu vào các năm 1919, 1920, 1921 dưới thời vua Khải Định và Bảo Đại thuộc triều Nguyễn. Đền Kinh Hạ được phối thờ các vị thiên thần và nhân thần.

Hình tượng cặp rắn thần trang trí trên đồ thờ bằng gỗ sơn son thếp vàng có niên đại thời Lê ở di tích đền Kinh Hạ (xã Thạch Hưng, TP. Hà Tĩnh).
Hình tượng cặp rắn thần trang trí trên đồ thờ bằng gỗ sơn son thếp vàng có niên đại thời Lê ở di tích đền Kinh Hạ (xã Thạch Hưng, TP. Hà Tĩnh).

Điện thờ chính thờ thần Rắn - Long Vương (Thuỷ thần), một tín ngưỡng có nguồn gốc lâu đời của cư dân nông nghiệp gắn liến với tục thờ thần Rắn, thần Hà bá với mong muốn mưa thuận gió hoà. Ngày xưa do còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên và việc lập nghiệp ở chốn sông nước, cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn, rủi ro nên những cư dân bản địa thường tin tưởng vào một đấng siêu nhiên nào đó phù hộ được thiên thời địa lợi. Mỗi làng đều chọn cho mình một vị thần hộ mệnh làm thành hoàng làng. Người dân làng Kinh Hạ xưa đã chọn thần Rắn, Long vương làm thành hoàng làng. Điện thánh Tam Lang ra đời từ đó, vào đầu thế kỷ 15. Lúc đầu điện thánh nằm gần sông Rào Cái nay đã đổi dòng, có lẽ vì thế người dân nơi đây thờ thần Rắn làm thuỷ thần với cầu mong sự bình yên ở chốn sông nước. Căn cứ vào thần tích thần Tam Lang ở đền Kinh Hạ thờ Tam Long Vương, ông Cả Long Vương, ông Hai Long Vương và ông Ba Long Vương. Với tước vị: Thượng, thượng, thượng đẳng thần vị tiền, về thần tích thần Tam Lang ở đền Kinh Hạ gắn liền với tục thờ thần Rắn rất phổ biến ở nước ta.

Riêng vùng đất Hà Tĩnh rất nhiều nơi thờ thần Tam Lang, ba con rắn -Tam Lang Long Vương như ở Miếu Ao (xã Thạch Trị - huyện Thạch Hà), đền Cả - tức đền Tam Lang (xã Ích Hậu - huyện Lộc Hà), đền Tam Lang (xã Xuân Lộc - huyện Can Lộc), đền Phúc Lai (xã Sơn Bằng - huyện Hương Sơn), đền Thái Yên (xã Thái Yên - huyện Đức Thọ)… Về thần tích Tam Lang có rất nhiều thần tích khác nhau. Theo truyền thuyết thời Hùng Vương ở Vĩnh Phúc thì Tam Lang có thể là 3 con rồng, con Hùng Hải (em Hùng Vương thứ 3) do mẹ là Trang Hoa sinh ra trên một chiếc thuyền giữa ngã ba con sông Bạch Hạc, sau này làm thuỷ thần thường gọi là Nhất Lang, Nhị Lang và Tam Lang. Long Vương Tam Lang là chàng Ba của Vua Hùng, được sai làm thần ở sông Bạch Hạc.

Lại có truyền thuyết khác cho rằng: Tục truyền xưa kia có hai vợ chồng nghèo hay thương người, thường ước ao sinh con cho vui cửa vui nhà. Một hôm, vợ đi làm đồng về thấy góc ruộng nhà mình có dấu một bàn chân lạ, bèn đặt chân vào ướm thử, sau về thụ thai, khi sinh nở lại sinh ra một con rắn. Tuy vậy hai vợ chồng rất chăm nuôi, con rắn ngày một lớn, dân làng xa gần nhiều người đến cho lúa cho khoai. Một hôm, người chồng đi đắp bờ, con rắn đi theo và quấn quýt lấy chân, vô tình lưỡi xẻng chắn con rắn thành 3 khúc. Còn sự tích thần Tam Lang ở đền Cả (xã Ích Hậu - huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) kể rằng, ngày xưa có người con gái đẹp như tiên sa xuống tắm sông Kênh Cạn về nhà thấy trong người khác thường rồi thụ thai, sinh ra 3 quả trứng. Dân làng cho là trứng thần bèn bỏ vào chậu nước, đặt bên bờ sông, lạ thay chỉ trong chốc lát 3 quả trứng nở ra 3 con chim, giống như chim Vịt, mào đỏ, mỏ hồng, mình ngũ sắc. Chim vừa nở ra đã biết bơi ngay. Mọi người sợ hãi liền thà 3 con xuống sông. Hàng năm thường thấy sự hiển linh, nhân dân lập đền thờ gọi là đền Tam Lang, tức đền Cả. Thần Tam Lang - Long Vương - Thần Rắn cũng như các vị thiên thần khác đều được nhân cách hoá mang một hay nhiều lý lịch nhân thế mà ngày nay không phải trường hợp nào cũng giải thích được. Thần Rắn - Long Vương - tục thờ thuỷ thần ở đền Kinh Hạ làm thành hoàng làng đối với người Việt là thần bảo vệ cộng đồng cư dân làng xã. Đầu tiên là cộng đồng công xã nông thôn, dạng sớm nhất, cổ xưa nhất của tục thờ thành hoàng làng là Rắn. Rắn là tổ tiên của người Việt cổ quen sông nước, hoạt động ở vùng nhiệt đới gió mùa. Trong tích cổ của người Việt đã ghi lại việc xăm hình rồng (giao long) của người Việt cổ, đến thời Trần vẫn còn tục đó. Hình tượng tô-tem thần rắn được thần thoại hoá, Hán hoá rồi phong kiến hoá. Thần thoại Âu Cơ và Lạc Long Quân, chính là thần thoại về một cặp rắn - Tổ, đã mượn chuyện thần thoại nhà Đường để diễn tả.

Như vậy đền Kinh Hạ thờ thần Rắn - Tam Lang - Long Vương làm thành hoàng làng là một dạng tín ngưỡng rất sơ khai của cư dân bản địa gắn liền với tục thờ thuỷ thần - Long Vương của người Việt cổ. Người dân làng Kinh Hạ đã mang hình mẫu huyền thoại của tín ngưỡng phổ biến làm tài sản tinh thần của mình. Đây là sự hoà nhập vào đời sống tinh thần và ý thức tâm linh chung của cả dân tộc (phần lớn các đền thờ ở cửa sông bắt nguồn từ một tín ngưỡng cổ xưa thờ thần Rắn, thần nước - thuỷ thần - thần Tam Lang - Long Vương) và vừa là khẳng định sức sống mãnh liệt của đời sống tâm linh như là một nhân tố chủ yếu và cố kết cộng đồng làng xã.

Thành hoàng làng Kinh Hạ đã được nhà nước phong kiến tuyển chọn, bao phong trở thành thần riêng bảo hộ trấn giữ làng. Trước đây đền làng Kinh Hạ có 9 đạo sắc phong, thời kỳ triều vua Thành Thái, Khải Định và Duy Tân, theo các bậc cao niên làng Kinh Hạ thì những đạo sắc này đã bị thất lạc, hoả hoạn trong chiến tranh chống Mỹ. Trong bài văn tế tại đền Kinh Hạ hàng năm thì thấn Rắn - ba vị Long Vương được thờ làm thiên thần tại đền làng Kinh Hạ là Thượng đẳng thần.

Đền làng Kinh Hạ là một di tích lịch sử văn hoá có giá trị, là ngôi đền cổ có quy mô lớn, cùng với đền làng Kinh Thượng của vùng đất Trung Tiết xưa, nay là thành phố Hà Tĩnh. Đây là nơi thờ tự các vị thiên thần, thần Rắn - Tam Lan - Long Vương (thuỷ thần) là những vị thần bảo hộ được thần thành hoá mang đậm màu sắc tín ngưỡng văn hoá dân gian của vùng đất Hà Tĩnh. Hình tượng Tam Lang, Long Vương, tục thờ thần rắn, thuỷ thần trong tâm thức người Việt cổ nói chung và vùng đất Thạch Hưng, Hà Tĩnh nói riêng đã được thần thánh hoá thành những vị thần hộ mệnh cho cư dân vùng đất Kinh Hạ, Thạch Hưng, mà ở đó các cư dân bản địa đã coi các vị thần được thờ ở đền làng Kinh Hạ là những thành hoàng làng được sự bảo trợ của chế độ phong kiến xưa qua các sắc chỉ với tước vị là Thượng đẳng thần. Với ý thức coi các vị thần Tam Lang - Long Vương - Thần Rắn là thiên thần, tôn thờ thuỷ thần vốn chỉ là một tín ngưỡng mang tính nhân loại có từ buổi bình minh của xã hội loài người. Tục thờ Tam Lang - Long Vương - Thần Rắn đã trở thành tín ngưỡng phổ biến của cư dân Việt cổ, với vai trò của các thần linh bảo hộ sông nước trong đời sống tâm linh của cả cộng đồng làng xã, có thể nói hình ảnh các vị thần Tam Lang trong tục thờ thần Rắn làm thuỷ thần - Long Vương ở đền Kinh Hạ và một số địa phương khác ở Hà Tĩnh đã trở thành nét đẹp văn hoá, tài sản tinh thần chung của dân tộc./.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng

Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng

Toạ lạc trên sườn núi Thiên Tượng của dãy Hồng Lĩnh, chùa Thiên Tượng thuộc phường Trung Lương (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) được xem là Hoan Châu đệ nhị danh thắng với nhiều cảnh đẹp.
Podcast tản văn: Lối cũ ta về

Podcast tản văn: Lối cũ ta về

Lối cũ không chỉ là một con đường, mà là nơi chất chứa yêu thương, là mảnh đất chôn rau cắt rốn, là chiếc nôi của những giấc mơ giữa trưa hè...
Podcast: Chuyện những người phụ nữ Hà Tĩnh được gặp Bác Hồ

Podcast: Chuyện những người phụ nữ Hà Tĩnh được gặp Bác Hồ

Trong ngôi nhà đơn sơ, những bức ảnh kỷ niệm thiêng liêng được treo ngay ngắn như những kỷ vật quý báu. Dù thời gian có qua đi hơn 55 năm thì nhũng ký ức được gặp Bác Hồ vẫn vẹn nguyên trong trái tim bà Tưởng Thị Diên - người Tiểu đội trưởng Tiểu đội dân quân gái Kỳ Phương năm nào....
Podcast: Hà Tĩnh in dấu chân Người

Podcast: Hà Tĩnh in dấu chân Người

Gần bảy thập kỷ đã đi qua, giọng nói trìu mến, thân thương của Bác vẫn còn vang vọng, thấm vào mỗi con tim. Khắc ghi lời Bác kính yêu, Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh đoàn kết một lòng, ra sức xây dựng quê hương giàu đẹp như sinh thời Người căn dặn và mong muốn...
Đại sứ Nhật Bản ITO Naoki dự sự kiện giao lưu văn hóa tại Hà Tĩnh

Đại sứ Nhật Bản ITO Naoki dự sự kiện giao lưu văn hóa tại Hà Tĩnh

Tối 15/5, tại TP Hà Tĩnh đã diễn ra chương trình giao lưu văn hóa Việt - Nhật với chủ đề “Kết nối thế giới qua Truyện dân gian và Âm nhạc”. Tham dự có ngài ITO Naoki - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Tất Thắng.
Podcast mỗi tuần một câu chuyện: Đôi guốc của tam thể

Podcast mỗi tuần một câu chuyện: Đôi guốc của tam thể

Chú mèo tam thể soi mặt vào vại nước ở gốc cau, vuốt đi vuốt lại mấy sợi ria mép trắng như cước cho thật óng ả rồi thong thả bước ra sân tắm nắng. Gió hây hẩy, nắng nhè nhẹ vàng như mật, tam Thể khoan khoái nằm duỗi dài trên sân...
ABC News: Vì sao bánh mì Việt Nam khiến người Australia 'phát cuồng'?

ABC News: Vì sao bánh mì Việt Nam khiến người Australia 'phát cuồng'?

Trang tin tức ABC News vừa đăng tải bài viết với tiêu đề “Why are Australians obsessed with bánh mì, the Vietnamese roll with the complex history?” (Tạm dịch: Vì sao người Australia “mê” bánh mì Việt Nam, món ăn giản dị chứa đựng câu chuyện lịch sử đặc biệt), phản ánh sức hút ngày càng lớn của bánh mì Việt trên đất Australia.
Podcast truyện ngắn: Kỷ vật cuối cùng

Podcast truyện ngắn: Kỷ vật cuối cùng

Chiếc đồng hồ cũ kỹ nằm im lìm trong hộp gỗ, phủ đầy bụi thời gian. Đó là kỷ vật giản dị, chứa đựng cả một kho tàng ký ức về người bà đã khuất với biết bao câu chuyện, những hồi ức đẹp đẽ về một thời đã qua...
Ly sữa chua... “chát”!?

Ly sữa chua... “chát”!?

Vị thanh mát của ly sữa chua đánh đá post lên mạng hôm ấy giờ chỉ còn trong mường tượng, nhưng dư vị chua ít, chát nhiều còn đọng lại và phảng phất gần xa ở Hà Tĩnh.
Thắp sáng tinh thần từ bi và hướng thiện

Thắp sáng tinh thần từ bi và hướng thiện

Đại lễ Phật đản được tổ chức tại hơn 300 ngôi chùa lớn, nhỏ trên địa bàn Hà Tĩnh là dịp để cộng đồng nhìn nhận những giá trị sống tích cực, lan tỏa tinh thần từ bi, hướng thiện của Phật giáo.
Podcast tản văn: Vàng nắng vàng đồng

Podcast tản văn: Vàng nắng vàng đồng

Sinh ra và lớn lên ở quê, những cảnh vật, con người nơi đây đã quá quen thuộc với tôi. Tôi yêu dòng sông như dải lụa xanh uốn lượn ôm trọn xóm thôn; yêu những hàng bằng lăng tím lịm chạy dọc theo con đường làng; yêu cả những tường rào được phủ sắc hoa tigon đỏ tươi như màu máu con tim trong bài thơ tình lãng mạn của ai đó...
Podcast truyện ngắn: Bí mật dưới chân đèn

Podcast truyện ngắn: Bí mật dưới chân đèn

Tuổi trẻ của mẹ tôi là một phần ký ức đẹp đẽ của hai người lính. Tôi lại là con gái của mẹ. Đó là một nỗi niềm sâu kín. Kỷ vật này, tôi sẽ thay mẹ mình giữ mãi...
Podcast tùy bút: Về thăm quê Bác Làng Sen

Podcast tùy bút: Về thăm quê Bác Làng Sen

Về thăm quê Bác tháng 5, ta như được đi trong làn hương thơm dịu mát của hoa sen, loài hoa với phẩm cách thanh cao và luôn tỏa rạng, tỏa sáng, vừa thoảng hương thơm ngát, vừa bình dị gần gũi với đồng quê mộc mạc.
Podcast đến với bài thơ hay: Một chiều Đồng Lộc

Podcast đến với bài thơ hay: Một chiều Đồng Lộc

Đã có hàng trăm bài thơ ra đời tỏ lòng khâm phục và tiếc thương mười cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc cùng bao người con đã ngã xuống nơi đây, dẫu vậy, “Một chiều Đồng Lộc” vẫn để lại dấu ấn riêng về tứ thơ và tình cảm của tác giả.
Podcast tản văn: Bến nước sông quê

Podcast tản văn: Bến nước sông quê

Có những dòng sông không chỉ chảy qua đất đai mà còn chảy dọc theo miền ký ức. Có những bến nước không chỉ là nơi neo đậu của những chuyến đò ngang, mà còn là nơi neo đậu của hồn quê, của tình người, và những kỷ niệm lắng sâu.