Ứng dụng công nghệ sản xuất bột dinh dưỡng từ gạo thảo dược

(Baohatinh.vn) - Nhờ công nghệ chế biến, gạo thảo dược được sản xuất thành bột dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe người dùng, góp phần nâng cao giá trị nông sản Hà Tĩnh.

Vụ xuân 2021, Công ty TNHH KH&CN An Phát (Thạch Hà) bắt đầu triển khai mô hình sản xuất giống lúa Vĩnh Hòa 1 với một số hợp tác xã nông nghiệp và các hộ dân tại các địa phương. Sau hơn 3 năm, vùng sản xuất liên kết của công ty hiện có diện tích trên 100 ha, phân bố tại các huyện Thạch Hà, Đức Thọ, Can Lộc và thị xã Hồng Lĩnh.

Ứng dụng công nghệ sản xuất bột dinh dưỡng từ gạo thảo dược

Giống lúa Vĩnh Hòa 1 hiện đã được sản xuất ở nhiều địa phương của Hà Tĩnh.

Giống lúa Vĩnh Hòa 1 là loại giống có chứa các vi chất rất quý cho cơ thể con người, được Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Quatesv1), thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam cùng Viện Kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm quốc gia (Bộ Y tế) kiểm nghiệm, xác nhận là loại gạo giàu vi chất, vi lượng và các vitamin A, B (B1, B2, B6…), lipid, canxi, sắt, chất xơ, đặc biệt là omega 3, omega 6, omega 9, oryzanol…

Theo các nghiên cứu, chất quý hiếm của gạo Vĩnh Hòa 1 chủ yếu nằm ở cám gạo, nếu xay xát trắng như gạo bình thường thì sẽ mất 70% giá trị. Đây cũng là nguyên do khiến lãnh đạo Công ty TNHH KH&CN An Phát đau đáu ý tưởng biến gạo Vĩnh Hòa 1 thành các sản phẩm giữ nguyên được chất dinh dưỡng để người tiêu dùng sử dụng thường xuyên.

Cuối năm 2021, với sự hỗ trợ của Sở KH&CN, Công ty TNHH KH&CN An Phát đã triển khai dự án “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất bột dinh dưỡng từ nguyên liệu gạo thảo dược Vĩnh Hòa 1 tại Hà Tĩnh”.

Ứng dụng công nghệ sản xuất bột dinh dưỡng từ gạo thảo dược

Hạt gạo được ủ nảy mầm để làm gia tăng các yếu tố dinh dưỡng.

Ông Lê Văn An - Giám đốc Công ty TNHH KH&CN An Phát (chủ nhiệm dự án) cho biết: "Dự án sử dụng toàn bộ các thành phần của hạt gạo, chỉ loại bỏ phần vỏ trấu bên ngoài để đảm bảo giữ lại toàn bộ chất dinh dưỡng. Trong quy trình sản xuất, hạt gạo được ủ nảy mầm để làm gia tăng các yếu tố dinh dưỡng. Chúng tôi đã xác định được các thông số thích hợp trong quy trình ngâm ủ tạo mầm phôi; xác định thông số kỹ thuật phù hợp nhất để hàm lượng GABA (hợp chất có lợi cho sức khỏe) trong quá trình ủ đạt cao nhất; hoàn chỉnh các thông số công nghệ của quá trình sấy; xác định được tỷ lệ các thành phần trong công thức phối trộn thích hợp nhất...".

Ứng dụng công nghệ sản xuất bột dinh dưỡng từ gạo thảo dược

Hiện nay, doanh nghiệp đã hoàn thiện quy trình sản xuất với công suất dự kiến 20 tấn sản phẩm/năm.

Hiện nay, doanh nghiệp đã hoàn thiện nghiên cứu và áp dụng công nghệ tiến tiến vào quy trình sản xuất sản phẩm bột dinh dưỡng từ gạo thảo dược (sản xuất thử nghiệm 5 lô sản phẩm với quy mô 100kg sản phẩm/lô). Sản phẩm đã cung ứng trên thị trường và bước đầu được người tiêu dùng đón nhận. Doanh nghiệp đang nỗ lực mở rộng thị trường và hướng tới xuất khẩu.

Ứng dụng công nghệ sản xuất bột dinh dưỡng từ gạo thảo dược

Dự án cũng đã xây dựng và hoàn thiện bộ nhận diện thương hiệu cho sản phẩm bột dinh dưỡng Omega An Phát.

Theo báo cáo của nhóm nghiên cứu, trong giai đoạn đầu, khi nhà máy đi vào hoạt động ổn định, năng suất sản xuất bột thành phẩm có thể đạt 20 tấn/năm, tương đương với doanh thu khoảng 5,5 tỷ đồng/năm, lợi nhuận ước đạt 1,2 tỷ đồng/năm.

Ông Lê Ngọc Nhân - Phó Phòng Quản lý Khoa học (Sở KH&CN) cho biết, kết quả của dự án đã góp phần tạo ra sản phẩm mới, đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ gạo, nâng cao giá trị kinh tế, giá trị thặng dư của sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh. Đáng nói hơn, dự án đã hoàn thiện chuỗi giá trị sản xuất - tiêu thụ lúa gạo thảo dược; xây dựng và định vị được thương hiệu sản phẩm, nâng cao giá trị lúa gạo của Việt Nam nói chung, Hà Tĩnh nói riêng tương đương với các nước trong khu vực và quốc tế.

Ứng dụng công nghệ sản xuất bột dinh dưỡng từ gạo thảo dược

Sản phẩm hiện đã được cung ứng trên thị trường.

Công nghệ sản xuất bột dinh dưỡng từ gạo thảo dược của Công ty TNHH KH&CN An Phát phù hợp với hướng đi mới, phát triển, đầu tư trong lĩnh vực chế biến sâu các sản phẩm từ gạo, từng bước nâng tỷ lệ chế biến sâu từ 10% hiện nay lên 30 - 40% trong thời gian tới. Dự án cũng giúp tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người nông dân Hà Tĩnh.

Thành công của dự án cũng góp phần vào sự phát triển chung trong công nghệ chế biến sản phẩm nông nghiệp, từ nguồn gạo thảo dược đặc hữu và các loại hạt; cung cấp cho cộng đồng sản phẩm thực phẩm chức năng có giá trị hỗ trợ và tăng cường sức khỏe. Đây cũng là minh chứng cho quyết định đúng đắn của Nhà nước trong đầu tư công nghệ chế biến sâu các sản phẩm nông nghiệp, từ đó tạo ra một mô hình mẫu về đổi mới công nghệ trong chế biến các sản phẩm từ lúa gạo cho các dự án tiếp theo.

Chủ đề Khoa học - kỹ thuật

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.