Thí điểm ứng dụng công nghệ IoT trong sản xuất rau sạch ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Mô hình thí điểm ứng dụng IoT vào trồng cây trong nhà lưới ở Hà Tĩnh giúp giám sát và điều chỉnh chất dinh dưỡng, độ pH, độ ẩm từ xa qua internet, qua đó giảm chi phí nhân công, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.

Video: Mục sở thị vườn rau thuỷ canh sản xuất từ công nghệ tự động IoT.

Dự án ứng dụng nông nghiệp thông minh trong sản xuất rau chất lượng cao của Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung Bộ (Nghệ An) triển khai trên nền tảng internet kết nối vạn vật (gọi tắt là IoT), được triển khai thử nghiệm tại Hợp tác xã (HTX) An Tâm Farm (xã Xuân Hải, huyện Nghi Xuân) trên diện tích 2.000 m2 từ tháng 9/2020. Những hiệu quả bước đầu của dự án là cơ sở để đánh giá, nhân rộng, áp dụng trên nhiều đối tượng cây trồng khác nhau.

Thí điểm ứng dụng công nghệ IoT trong sản xuất rau sạch ở Hà Tĩnh

Dự án được triển khai thử nghiệm trên diện tích 2.000 m2.

Ông Nguyễn Thanh Hải - Trưởng bộ môn Cây lương thực và thực phẩm - Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung Bộ, chủ nhiệm dự án cho biết, dự án ứng dụng nhiều hệ thống công nghệ thông minh như: hệ thống thuỷ canh, tưới nhỏ giọt công nghệ Isarel, quạt đối lưu không khí, phun sương trong nhà, tưới mái, các cảm biến nhiệt độ và độ ẩm... Tất cả được đấu nối với bộ điều khiển trung tâm có tác dụng nhận những thông số từ bộ cảm biến được lập trình sẵn để tự động điều chỉnh nước tưới, bón phân, thông gió, phun sương theo yêu cầu của từng loại cây trồng đảm bảo môi trường, chất dinh dưỡng lý tưởng cho cây phát triển.

Thí điểm ứng dụng công nghệ IoT trong sản xuất rau sạch ở Hà Tĩnh

Bộ điều khiển trung tâm nhận những thông số từ bộ cảm biến để tự động điều chỉnh nước tưới, bón phân, thông gió, phun sương theo yêu cầu của từng loại cây trồng.

Các hệ thống tưới mái và quạt đối lưu không khí, lưới cắt nắng được lập trình sẵn. Khi gặp thời tiết nắng nóng thì tự động vận hành để bơm tưới làm giảm nhiệt độ và lượng ánh nắng chiếu từ mái xuống; quạt hòa trộn không khí trong nhà màng, giúp các vùng nhiệt độ trong nhà đều nhau rồi đẩy không khí nóng ra qua cửa nóc. Quá trình này giúp triệt tiêu không khí nóng và tránh hiện tượng sốc nhiệt cho cây vào mùa nóng. Với mùa lạnh, đèn sưởi trong nhà màng giúp cây giữ ấm nên hoàn toàn chủ động được lịch gieo trồng mà không bị ảnh hưởng của yếu tố thời tiết đến mùa vụ.

Thí điểm ứng dụng công nghệ IoT trong sản xuất rau sạch ở Hà Tĩnh

Bằng công nghệ IoT, người dùng có thể giám sát và vận hành quy trình sản xuất từ xa qua điện thoại thông minh hoặc máy tính mà không cần phải thực hiện trực tiếp như trước đây.

Thực hiện đề tài, các nhà nghiên cứu và HTX đã xây dựng 2 mô hình trồng rau tại xã Xuân Hải với mỗi mô hình có diện tích 1.000 m2. Trong đó, 1 mô hình công nghệ thông minh trong sản xuất rau thuỷ canh hồi lưu không sử dụng đất, môi trường sống được kiểm soát bởi hệ thống máy tính và các thiết bị IoT với các loại rau ăn lá như: cải cầu vồng, cải bó xôi, cải ngọt, cải bẹ xanh mỡ, xà lách tím, xà lách Ý… ; 1 mô hình trồng cà chua, dưa leo trên giá thể với công nghệ tưới nhỏ giọt thông minh trong nhà màng công nghệ cao.

Thí điểm ứng dụng công nghệ IoT trong sản xuất rau sạch ở Hà Tĩnh

Mô hình trồng rau ăn lá các loại cho năng suất cao hơn 30% so với năng suất rau trồng ngoài đồng ruộng.

Ông Vũ Thành Tâm - Giám đốc HTX An Tâm Farm chia sẻ, trước đây, chúng tôi trồng rau thủy canh theo phương pháp thủ công, tốn nhiều nhân lực do công nhân phải trực tiếp pha, tưới chất dinh dưỡng. Với công nghệ IoT, mọi thứ được tự động hoá. Qua điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng, chúng tôi có thể điều chỉnh, giám sát lượng phân, nước tưới, theo dõi từng thời điểm phát triển của cây trồng. Từ chỗ cần 4 - 5 nhân công, nay HTX chỉ cần 1 nhân công vận hành và thu hoạch. Bên cạnh đó, chi phí tiền điện, nước tưới nhờ được kiểm soát nên tiết kiệm khá lớn.

Thí điểm ứng dụng công nghệ IoT trong sản xuất rau sạch ở Hà Tĩnh

Mô hình sản xuất cà chua, dưa leo theo phương pháp tưới nhỏ giọt thông minh trong nhà màng công nghệ cao cho năng suất tăng hơn 20% so với năng suất cà chua trồng ngoài đồng.

Sau gần 1,5 năm triển khai, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung Bộ phối hợp với HTX An Tâm Farm đã tiến hành đánh giá về năng suất, hiệu quả kinh tế của các mô hình. Cụ thể, mô hình sản xuất rau thuỷ canh hồi lưu với các loại rau ăn lá cho năng suất thành phẩm trung bình đạt khoảng 14 - 16 tấn/1.000 m2/năm, cao hơn 30% so với năng suất rau truyền thống.

Mô hình sản xuất cà chua, dưa leo theo phương pháp tưới nhỏ giọt thông minh trong nhà màng công nghệ cao cho năng suất trung bình đạt 9,5 - 11,5 tấn/1.000m2/năm (đối với cà chua) và từ 10 - 12 tấn/1.000 m2/năm (đối với dưa leo), tăng hơn 20% so với trồng ngoài đồng.

Theo HTX, hiện tại, toàn bộ sản phẩm rau, dưa leo và cà chua của mô hình đều được kết nối tiêu thụ tại thị trường TP Vinh (tỉnh Nghệ An). Với diện tích 2.000m2, lợi nhuận hằng tháng của 2 mô hình đạt 40 - 50 triệu đồng.

Thí điểm ứng dụng công nghệ IoT trong sản xuất rau sạch ở Hà Tĩnh

Từ chỗ cần 4 - 5 nhân công, nay HTX chỉ cần 1 nhân công vận hành và thu hoạch.

Được biết, trong khuôn khổ dự án, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung Bộ đã triển khai tập huấn chuyển giao các quy trình sản xuất rau an toàn theo công nghệ cao áp dụng các thiết bị công nghệ thông minh (IoT) vào sản xuất với hơn 60 lượt hộ nông dân và cán bộ khuyến nông trên địa bàn. Dự kiến, dự án sẽ chính thức được tổ chức nghiệm thu, đánh giá kết quả trong thời gian tới.

Dự án bước đầu khẳng định được một số hiệu quả kinh tế vượt trội. Dự án triển khai là phù hợp với chủ trương về phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa, phù hợp với nội dung quy hoạch xây dựng nông nghiệp công nghệ cao, đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn. Đồng thời, mở ra một hướng sản xuất mới, hướng người dân phát triển sản xuất theo hướng bền vững, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn cho người tiêu dùng.

Ông Lê Đình Doãn - Trưởng phòng Quản lý Khoa học (Sở KH&CN)

Chủ đề Khoa học - kỹ thuật

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.