Tích tụ ruộng đất, nông dân TP Hà Tĩnh đầu tư phát triển nông nghiệp đô thị

(Baohatinh.vn) - Với thế mạnh diện tích đất ven đô lớn, TP Hà Tĩnh đang hình thành ngày càng nhiều mô hình tích tụ ruộng đất, ứng dụng công nghệ cao, đưa nông nghiệp đô thị phát triển theo hướng sinh thái và giá trị cao.

Tích tụ ruộng đất, nông dân TP Hà Tĩnh đầu tư phát triển nông nghiệp đô thị

Những luống su hào của gia đình bà Nguyễn Thị Cảnh, thôn Quyết Tiến (xã Đồng Môn) đã bắt đầu cho thu hoạch.

Cánh đồng sản xuất rau, củ, quả tập trung tại thôn Quyết Tiến rộng 2 ha, vào mùa này, bà con nông dân đồng nhất sản xuất các loại: su hào, bắp cải, súp lơ, cà rốt…

Ông Nguyễn Văn Hiền - Trưởng thôn Quyết Tiến cho biết: “Vùng sản xuất có gần 40 hộ, nhờ đồng ruộng đã được quy hoạch tập trung nên chúng tôi canh tác rất thuận lợi. Tính ra, cánh đồng này mỗi năm trồng được 3 vụ, gồm 2 vụ dưa hấu, còn vụ đông này sản xuất rau, củ, quả. Bình quân, bà con thu về khoảng 10 - 15 triệu đồng/vụ/hộ”.

Trong số những địa phương có lợi thế phát triển nông nghiệp đô thị, Đồng Môn là xã đã thực hiện bước chuyển đổi ruộng đất khá sớm. Hiện nay, xã đã quy hoạch 12,7 ha tích tụ ruộng đất, sản xuất các loại lúa, rau, củ, quả, hoa và chăn nuôi bò…

Tích tụ ruộng đất, nông dân TP Hà Tĩnh đầu tư phát triển nông nghiệp đô thị

Thực hiện theo quy trình sản xuất an toàn, toàn bộ diện tích trồng rau ở thôn Quyết Tiến được phủ ni lông và chăm sóc cẩn thận từ thời điểm xuống giống đến thu hoạch.

Vừa xuống giống được hơn 1,5 tháng, những luống su hào của gia đình bà Nguyễn Thị Cảnh (thôn Quyết Tiến) đã bắt đầu cho thu hoạch. Có hơn 2 sào trong cánh đồng sản xuất tập trung của thôn, năm nào bà Cảnh cũng đầu tư nhiều nhất cho vụ sản xuất rau này. “Vụ đông bao giờ cũng khó hơn nên chúng tôi phải sản xuất theo phương pháp che phủ ni-lông từ lúc mới gieo trỉa cho đến thu hoạch. Gần 1 luống su hào đã cho thu tỉa, còn lại những loại như bắp cải, cà rốt, súp lơ thì “đon” thị trường tết, sẽ cho lợi nhuận cao hơn” - bà Cảnh cho biết.

Trong khi đó, ở những khu nhà lưới, không khí sản xuất cũng bận rộn hơn. Ngoài rau, củ, quả, năm nay, bà con đang mở rộng trồng một số loại giống hoa để chuẩn bị cung cấp cho thị trường tết. Toàn xã đã xây dựng được 0,7 ha nhà lưới với 9 hộ sản xuất theo hướng tích tụ ruộng đất.

Tích tụ ruộng đất, nông dân TP Hà Tĩnh đầu tư phát triển nông nghiệp đô thị

Bà Đặng Thị Thi đầu tư 700 m2 sản xuất hoa trong nhà lưới, toàn bộ đều là đất thuê của người dân.

Bà Đặng Thị Thi (thôn Quyết Tiến) cho biết: “Nhà tôi đầu tư 700 m2 sản xuất hoa trong nhà lưới, toàn bộ đều là đất thuê của người dân. Hiện nay, cơ sở có 20.000 cây hoa cúc, 1.000 chậu dạ yến thảo, 600 cây ớt cảnh và một số loại hoa mới như: hải đường, tulip… Còn hơn 1 tháng nữa mới đến tết nhưng đã rất nhiều người đặt hàng và nhờ nhà vườn chăm sóc”.

Đặc biệt, cuối năm 2021, thành phố đã xây dựng mô hình HTX sản xuất rau, củ, quả, hoa công nghệ cao thanh niên, quy hoạch vùng sản xuất tập trung 4,5 ha, kỳ vọng sẽ là đầu mối kết nối và phát triển nông nghiệp đô thị theo hướng hiện đại, chuyên môn hóa cao.

Tích tụ ruộng đất, nông dân TP Hà Tĩnh đầu tư phát triển nông nghiệp đô thị

Phá bờ vùng, bờ thửa, xây dựng mô hình sản xuất “3 trong 1” ở thôn Liên Nhật, xã Thạch Hạ.

Ở Thạch Hạ, vóc dáng của trung tâm nông nghiệp đô thị đã hiện rõ hình hài. Trong năm 2020 - 2021, cùng với chính sách phát triển nông nghiệp đô thị của thành phố, Thạch Hạ đã có thêm nhiều các mô hình sản xuất mới, ứng dụng công nghệ cao gắn nhận diện thương hiệu; hình thành các HTX đóng vai trò “lõi” trong sản xuất nông nghiệp đô thị, kết nối và ứng dụng KH&CN để tìm giá trị khác biệt.

“Chúng tôi xây dựng mô hình “3 trong 1”, vừa sản xuất lúa hữu cơ, nuôi trồng các loại thủy sản như cá, ốc, cua đồng... và mở các dịch vụ theo hướng sinh thái. Vùng sản xuất được thực hiện trên 10 ha, hiện đã hoàn thành công đoạn phá bờ vùng, bờ thửa để quy hoạch các vùng sản xuất tập trung sản xuất lúa hữu cơ, nuôi cá. Trên các bờ thửa lớn, chúng tôi sẽ trồng một số loài hoa để thu hút khách du lịch trải nghiệm” - anh Nguyễn Hữu Quyền - Giám đốc HTX Nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Liên Nhật chia sẻ.

Tích tụ ruộng đất, nông dân TP Hà Tĩnh đầu tư phát triển nông nghiệp đô thị

Vụ xuân 2022, phường Thạch Quý thực hiện phá bờ thửa nhỏ, hình thành ô thửa lớn trên diện tích 10 ha để sản xuất lúa tập trung.

Cùng với Thạch Hạ, Đồng Môn, trong những ngày cuối năm 2021, phong trào phá bờ vùng, bờ thửa, xây dựng vùng sản xuất tích tụ ruộng đất rầm rộ khắp các địa phương: Thạch Quý, Thạch Trung, Đại Nài...

Theo kế hoạch, trong năm nay, thành phố sẽ thực hiện phá bờ thửa nhỏ, hình thành ô thửa lớn trên diện tích 278 ha, xây dựng 20 mô hình sản xuất, phát triển nông nghiệp đô thị theo hướng công nghệ cao, giá trị cao gắn với du lịch sinh thái.

Tích tụ ruộng đất, nông dân TP Hà Tĩnh đầu tư phát triển nông nghiệp đô thị

Bà con nông dân xã Thạch Trung phấn khởi ra quân thực hiện chủ trương phá bờ thửa nhỏ, xây dựng cánh đồng lớn để phát triển nông nghiệp đô thị bền vững.

Thời gian qua, thành phố đã xây dựng nhiều mô hình nông nghiệp đô thị mới, ứng dụng công nghệ cao gắn với chiến lược phát triển gắn nông nghiệp với thương mại và dịch vụ sinh thái như: nuôi ong lấy mật ở xã Đồng Môn; nuôi hàu sữa Thái Bình Dương tại xã Thạch Hạ; nuôi trai lấy ngọc tại xã Đồng Môn; trồng sen theo chuỗi giá trị tại xã Đồng Môn, Thạch Hưng và Thạch Linh; nuôi rươi tại phường Đại Nài; nuôi cá rô đầu vuông tại xã Thạch Trung...

Hiện nay, thành phố đang tăng cường kết nối với các chuyên gia nhằm hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ chính sách giúp bà con nông dân đầu tư sản xuất theo hướng đa dạng sản phẩm, tích tụ ruộng đất và gia tăng giá trị kinh tế nông nghiệp đô thị.

Ông Trần Quang Hưng - Trưởng phòng Kinh tế thành phố

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.
Trồng nấm, làm giàu ở huyện Kỳ Anh

Trồng nấm, làm giàu ở huyện Kỳ Anh

Với quy trình khép kín, trang bị máy móc hiện đại, mô hình trồng nấm đem về cho gia đình chị Bùi Thị Anh (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) lợi nhuận từ 250 - 300 triệu đồng/năm.
“Giữ lửa” nông thôn mới ở những địa bàn sắp xếp đơn vị hành chính

“Giữ lửa” nông thôn mới ở những địa bàn sắp xếp đơn vị hành chính

Bức tranh nông thôn mới ở Thạch Hà sẽ có những thay đổi khi tới đây có 11 xã sẽ nhập vào TP Hà Tĩnh, đồng thời huyện có thêm 11 xã, thị trấn chuyển về từ huyện Lộc Hà. Các địa phương về thành phố sẽ khai thác tiềm năng, đón đầu cơ hội xây dựng NTM, đô thị văn minh; còn các xã của huyện Thạch Hà tiếp tục “giữ lửa” thực hiện nhiệm vụ xây dựng huyện NTM nâng cao.
Anh nông dân đầu tư tiền tỷ làm nông nghiệp hàng hóa

Thủ lĩnh cơ giới hóa nông nghiệp ở thành phố Hà Tĩnh

Người ta vẫn gọi đùa anh Nguyễn Bằng Tấn (thôn Tiền Tiến, xã Đồng Môn, TP Hà Tĩnh) là "gã liều”, thậm chí là "gã gàn” khi hết lần này đến lần khác “vác” tiền nhà mua máy móc để sản xuất nông nghiệp. Nhưng, sự liều lĩnh ấy hoàn toàn không hề vô định mà bên trong người nông dân “chân lấm tay bùn” là một tư duy đột phá, sự quyết liệt trong cách làm để phát triển nông nghiệp hiện đại.