Độc đáo Tết Lấp lỗ của người Chứt ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Tết Lấp lỗ được tổ chức với ý nghĩa “cắm lỗ, gieo hạt”, báo hiệu đã hoàn thành việc gieo trỉa trên nương rẫy, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình mạnh khỏe, no đủ - là ngày hội lớn của thanh niên và bà con dân tộc Chứt ở Hà Tĩnh.

Độc đáo Tết Lấp lỗ của người Chứt ở Hà Tĩnh

Lễ hội Tết Lấp lỗ của đồng bào dân tộc Chứt ở bản Rào Tre (xã Hương Liên, Hương Khê, Hà Tĩnh) được tổ chức vào ngày 7/7 âm lịch hằng năm. Khi đã hoàn thành việc gieo trỉa hạt trên nương rẫy, người Chứt tổ chức tết để ăn mừng, làm lễ cảm tạ trời đất, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình mạnh khỏe, no đủ và phát triển.

Độc đáo Tết Lấp lỗ của người Chứt ở Hà Tĩnh

Lễ hội Tết Lấp lỗ năm 2023 diễn ra trong bầu khí hết sức sôi động, hứng khởi với sự tham gia đông đủ của bà con dân bản; sự quan tâm chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo huyện. Trong ảnh: Tiết mục văn nghệ khai mạc lễ hội.

Độc đáo Tết Lấp lỗ của người Chứt ở Hà Tĩnh

Lễ hội cũng có sự tham gia của đại biểu các xã giáp ranh thuộc huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.

Độc đáo Tết Lấp lỗ của người Chứt ở Hà Tĩnh

Vậy là việc gieo trỉa đã xong, trên rẫy dưới đồng hạt giống đã được lấp kín chờ ngày lên mầm đâm chồi nẩy lộc. Làng ta lại tề tựu về đây mừng cái Tết Lấp lỗ để cảm tạ trời đất và báo cáo với các vị thần linh, với con ma rừng và những người đã khuất. Kính mời các ngài cùng về đây, cùng ăn, cùng uống, cùng hát hò nhảy múa vui với bản làng chúng ta. Xin các vị thần linh, con ma rừng và những người đã khuất ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cho làng ta bạo khỏe, no đủ”, bà Hồ Thị Kiên - Trưởng bản Rào Tre khai hội.

Độc đáo Tết Lấp lỗ của người Chứt ở Hà Tĩnh

Tại lễ hội, người Chứt dựng cột lễ và 4 cây nêu là biểu tượng cho 4 phương Đông - Tây - Nam - Bắc. Cây nêu, cột lễ là biểu tượng tâm linh của bản làng, là nơi để thần linh trú ngụ và hưởng dùng các lễ vật hiến tế. Cây nêu, cột lễ còn được xem là cây thông thiên, là cột báo hiệu điểm đến để gửi tin báo mời thần linh đến dự lễ hội.

Độc đáo Tết Lấp lỗ của người Chứt ở Hà Tĩnh

...

Độc đáo Tết Lấp lỗ của người Chứt ở Hà Tĩnh

Trong lễ hội, các lễ vật dâng cúng sẽ được cung nghinh trang trọng về cột lễ để mời thần sông, thần núi, con ma rừng và linh hồn những người đã khuất về dự lễ, hưởng dùng lễ vật dâng cúng.

Độc đáo Tết Lấp lỗ của người Chứt ở Hà Tĩnh

Tại lễ cúng, Già làng sẽ lấy quẻ là 2 mảnh tre (nứa) đặt trên chiếc rựa khấn nguyện thần linh giúp dân bản tránh cái xui và đưa đến cho làng cái may, cái phúc. Sau khi gieo quẻ, bà con sẽ nhảy múa xung quanh cột lễ.

Độc đáo Tết Lấp lỗ của người Chứt ở Hà Tĩnh

...

Độc đáo Tết Lấp lỗ của người Chứt ở Hà Tĩnh

Sau nghi thức cúng lễ, bà con dân bản tổ chức các trò chơi dân gian của đồng bào như: kéo co, đẩy gậy, bịt mắt bắt vịt…

Độc đáo Tết Lấp lỗ của người Chứt ở Hà Tĩnh

Lễ hội Tết Lấp lỗ của bà con dân tộc Chứt kết thúc thành công tốt đẹp trong bầu không khí linh thiêng, sôi nổi và đầy hứng khởi. Đây là niềm vui, một điềm báo tốt lành cho mùa màng tươi tốt…

Video: Bà con dân tộc Chứt đón Tết Lấp lỗ như thế nào?

Người Chứt là một nhóm nhỏ của dân tộc Mã Liềng, trước đây họ sống du canh, du cư bằng cách săn bắt, hái lượm, sống trong các hang động hoặc các lều tạm bợ bằng lá cây rừng. Trải qua các giai đoạn khác nhau, đến nay, đồng bào dân tộc Chứt đã sống định cư ổn định trên vùng đất Ka Đay - xã Hương Liên và được đặt tên là bản Rào Tre. Hiện, bản có 46 hộ, 156 nhân khẩu sinh sống.

Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các cấp, ngành từ tỉnh đến huyện, đặc biệt là sự phối hợp của cấp ủy, chính quyền, mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể xã Hương Liên, Đồn Biên phòng Bản Giàng, Tổ công tác bản Rào Tre luôn quan tâm, chăm lo đời sống đồng bào dân tộc Chứt; đã có nhiều chủ trương, chính sách đến với dân bản nơi đây; điều này đã giúp đỡ bà con dân tộc có một bước phát triển mới. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên; các em trong độ tuổi được đến trường đầy đủ và theo từng cấp học. Công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh biên giới được đảm bảo.

Các lễ hội truyền thống của dân tộc Chứt ở Hương Khê luôn được duy trì và phát huy các giá trị như: Lễ hội Tết Lấp lỗ (7/7 âm lịch), Tết Chăm cha bới (ăn cơm mới) vào 12/11 âm lịch; Tết Cha leng của bà con dân tộc Chứt, Bàn Giàng 2 và Tết Nguyên đán...

Chủ đề Lễ hội

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

"Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"...

"Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"...

Không ít lần trắng tay sau những cuộc tiên phong chuyển đổi cây trồng, vật nuôi nhưng bằng ý chí, quyết tâm của người lính cụ Hồ, ông Hoàng Ngọc Trà (xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã vượt khó vươn lên phát triển kinh tế trên mảnh đất quê hương.
"Quả ngọt" nông thôn mới Ân Phú

"Quả ngọt" nông thôn mới Ân Phú

Cảnh quan xanh mát, hạ tầng đồng bộ, đời sống của người dân không ngừng được nâng cao… là những “quả ngọt” mà xã Ân Phú (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã gặt hái được trên hành trình bền bỉ xây dựng nông thôn mới.
[Motion Graphics] Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh ở Hà Tĩnh

[Motion Graphics] Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh ở Hà Tĩnh

Xô viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của cao trào cách mạng 1930-1931, một sự kiện lịch sử trọng đại của cách mạng Việt Nam; khẳng định mối liên minh giữa giai cấp công nhân và nông dân Việt Nam trong tiến trình đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trên quê hương “Làng đỏ” anh hùng

Trên quê hương “Làng đỏ” anh hùng

Truyền thống cách mạng đã tiếp thêm động lực cho Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh) nỗ lực xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Huyền thoại Xô viết ở Phù Lưu Thượng...

Huyền thoại Xô viết ở Phù Lưu Thượng...

Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh ở Phù Lưu Thượng nay là xã Hồng Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã gửi vào tâm thức thế hệ trẻ niềm tự hào, biết ơn để nỗ lực hơn trong cống hiến xây dựng quê hương.
20 giếng cổ ở Lộc Hà được trùng tu như thế nào?

20 giếng cổ ở Lộc Hà được trùng tu như thế nào?

Hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình là biểu tượng làng quê Việt Nam, tuy nhiên, qua thời gian, không ít giếng làng đã trở thành phế tích. Tại Lộc Hà (Hà Tĩnh), người dân bằng nhiều cách làm đã trùng tu, phục dựng giếng làng nhằm lưu giữ những giá trị văn hóa.
Là quân nhưng chúng tôi ở trong dân

Là quân nhưng chúng tôi ở trong dân

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, cùng với phát triển kinh tế, anh Nguyễn Ngọc Quyết (Hương Khê, Hà Tĩnh) tiếp tục tham gia lực lượng dự bị động viên, là tấm gương tiêu biểu ở đơn vị, địa phương.
Người trẻ và khát vọng chinh phục đỉnh cao

Người trẻ và khát vọng chinh phục đỉnh cao

Kế thừa, phát huy truyền thống hiếu học của thế hệ cha ông, những người trẻ Hà Tĩnh ngày nay đang nỗ lực học tập, rèn luyện để hoàn thiện tri thức, trở thành những công dân hội nhập.
"Viên ngọc xanh" giữa vùng thượng Kỳ Anh

"Viên ngọc xanh" giữa vùng thượng Kỳ Anh

Ẩn mình giữa những dãy núi, đồi chè Nam Sơn như một "viên ngọc xanh" lấp lánh giữa khung cảnh thiên nhiên thanh bình của miền quê nông thôn mới Kỳ Trung (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh).
Mực nhảy Vũng Áng "cháy hàng" dịp lễ 2/9

Mực nhảy Vũng Áng "cháy hàng" dịp lễ 2/9

Dịp lễ 2/9 năm nay, các nhà bè mực nhảy Vũng Áng (xã Kỳ Lợi, TX Kỳ Anh - Hà Tĩnh) luôn trong tình trạng “cháy hàng", không đủ cung ứng cho khách dù giá tăng so với trước.
Nghe cựu chiến binh Hà Tĩnh kể chuyện lái xe cho Bác Hồ

Nghe cựu chiến binh Hà Tĩnh kể chuyện lái xe cho Bác Hồ

Từng vinh dự được lái xe phục vụ Bác Hồ nhân dịp Việt Nam tổ chức lễ duyệt binh diễn ra trên quảng trường Ba Đình vào năm 1955, ông Trương Quang Hảo (90 tuổi, ở phường Hà Huy Tập, TP Hà Tĩnh) đã cảm nhận được sự giản dị, gần gũi, tình cảm ấm áp của Người.