Độc đáo Tết Lấp lỗ của người Chứt ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Tết Lấp lỗ được tổ chức với ý nghĩa “cắm lỗ, gieo hạt”, báo hiệu đã hoàn thành việc gieo trỉa trên nương rẫy, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình mạnh khỏe, no đủ - là ngày hội lớn của thanh niên và bà con dân tộc Chứt ở Hà Tĩnh.

Độc đáo Tết Lấp lỗ của người Chứt ở Hà Tĩnh

Lễ hội Tết Lấp lỗ của đồng bào dân tộc Chứt ở bản Rào Tre (xã Hương Liên, Hương Khê, Hà Tĩnh) được tổ chức vào ngày 7/7 âm lịch hằng năm. Khi đã hoàn thành việc gieo trỉa hạt trên nương rẫy, người Chứt tổ chức tết để ăn mừng, làm lễ cảm tạ trời đất, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình mạnh khỏe, no đủ và phát triển.

Độc đáo Tết Lấp lỗ của người Chứt ở Hà Tĩnh

Lễ hội Tết Lấp lỗ năm 2023 diễn ra trong bầu khí hết sức sôi động, hứng khởi với sự tham gia đông đủ của bà con dân bản; sự quan tâm chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo huyện. Trong ảnh: Tiết mục văn nghệ khai mạc lễ hội.

Độc đáo Tết Lấp lỗ của người Chứt ở Hà Tĩnh

Lễ hội cũng có sự tham gia của đại biểu các xã giáp ranh thuộc huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.

Độc đáo Tết Lấp lỗ của người Chứt ở Hà Tĩnh

Vậy là việc gieo trỉa đã xong, trên rẫy dưới đồng hạt giống đã được lấp kín chờ ngày lên mầm đâm chồi nẩy lộc. Làng ta lại tề tựu về đây mừng cái Tết Lấp lỗ để cảm tạ trời đất và báo cáo với các vị thần linh, với con ma rừng và những người đã khuất. Kính mời các ngài cùng về đây, cùng ăn, cùng uống, cùng hát hò nhảy múa vui với bản làng chúng ta. Xin các vị thần linh, con ma rừng và những người đã khuất ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cho làng ta bạo khỏe, no đủ”, bà Hồ Thị Kiên - Trưởng bản Rào Tre khai hội.

Độc đáo Tết Lấp lỗ của người Chứt ở Hà Tĩnh

Tại lễ hội, người Chứt dựng cột lễ và 4 cây nêu là biểu tượng cho 4 phương Đông - Tây - Nam - Bắc. Cây nêu, cột lễ là biểu tượng tâm linh của bản làng, là nơi để thần linh trú ngụ và hưởng dùng các lễ vật hiến tế. Cây nêu, cột lễ còn được xem là cây thông thiên, là cột báo hiệu điểm đến để gửi tin báo mời thần linh đến dự lễ hội.

Độc đáo Tết Lấp lỗ của người Chứt ở Hà Tĩnh

...

Độc đáo Tết Lấp lỗ của người Chứt ở Hà Tĩnh

Trong lễ hội, các lễ vật dâng cúng sẽ được cung nghinh trang trọng về cột lễ để mời thần sông, thần núi, con ma rừng và linh hồn những người đã khuất về dự lễ, hưởng dùng lễ vật dâng cúng.

Độc đáo Tết Lấp lỗ của người Chứt ở Hà Tĩnh

Tại lễ cúng, Già làng sẽ lấy quẻ là 2 mảnh tre (nứa) đặt trên chiếc rựa khấn nguyện thần linh giúp dân bản tránh cái xui và đưa đến cho làng cái may, cái phúc. Sau khi gieo quẻ, bà con sẽ nhảy múa xung quanh cột lễ.

Độc đáo Tết Lấp lỗ của người Chứt ở Hà Tĩnh

...

Độc đáo Tết Lấp lỗ của người Chứt ở Hà Tĩnh

Sau nghi thức cúng lễ, bà con dân bản tổ chức các trò chơi dân gian của đồng bào như: kéo co, đẩy gậy, bịt mắt bắt vịt…

Độc đáo Tết Lấp lỗ của người Chứt ở Hà Tĩnh

Lễ hội Tết Lấp lỗ của bà con dân tộc Chứt kết thúc thành công tốt đẹp trong bầu không khí linh thiêng, sôi nổi và đầy hứng khởi. Đây là niềm vui, một điềm báo tốt lành cho mùa màng tươi tốt…

Video: Bà con dân tộc Chứt đón Tết Lấp lỗ như thế nào?

Người Chứt là một nhóm nhỏ của dân tộc Mã Liềng, trước đây họ sống du canh, du cư bằng cách săn bắt, hái lượm, sống trong các hang động hoặc các lều tạm bợ bằng lá cây rừng. Trải qua các giai đoạn khác nhau, đến nay, đồng bào dân tộc Chứt đã sống định cư ổn định trên vùng đất Ka Đay - xã Hương Liên và được đặt tên là bản Rào Tre. Hiện, bản có 46 hộ, 156 nhân khẩu sinh sống.

Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các cấp, ngành từ tỉnh đến huyện, đặc biệt là sự phối hợp của cấp ủy, chính quyền, mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể xã Hương Liên, Đồn Biên phòng Bản Giàng, Tổ công tác bản Rào Tre luôn quan tâm, chăm lo đời sống đồng bào dân tộc Chứt; đã có nhiều chủ trương, chính sách đến với dân bản nơi đây; điều này đã giúp đỡ bà con dân tộc có một bước phát triển mới. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên; các em trong độ tuổi được đến trường đầy đủ và theo từng cấp học. Công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh biên giới được đảm bảo.

Các lễ hội truyền thống của dân tộc Chứt ở Hương Khê luôn được duy trì và phát huy các giá trị như: Lễ hội Tết Lấp lỗ (7/7 âm lịch), Tết Chăm cha bới (ăn cơm mới) vào 12/11 âm lịch; Tết Cha leng của bà con dân tộc Chứt, Bàn Giàng 2 và Tết Nguyên đán...

Chủ đề Lễ hội

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Xuân về cùng mùa hoa

Xuân về cùng mùa hoa

Khi thời gian dần dịch chuyển về những ngày cuối cùng của năm cũ cũng là lúc người trồng hoa, chăm bón cây cảnh ở Hà Tĩnh tất bật chuẩn bị cho một mùa xuân mới.
Thú chơi hoa ngày Tết

Thú chơi hoa ngày Tết

Chơi hoa, cây cảnh ngày Tết đối với người Việt, trong đó có người Hà Tĩnh không chỉ là nét văn hóa tao nhã mà còn mang ước muốn hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
Chùa Hương Tích sẵn sàng mùa lễ hội

Chùa Hương Tích sẵn sàng mùa lễ hội

Thực hiện mục tiêu thu hút hơn 14 vạn lượt du khách trong năm 2025, các đơn vị quản lý, kinh doanh tại chùa Hương Tích (Hà Tĩnh) đang tập trung nguồn lực chuẩn bị cho mùa lễ hội.
Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát

Tiết mục Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát. Soạn lời: NSND Nguyễn An Ninh. Biểu diễn: Nghệ nhân Văn Sang - Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh.
Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi

Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi

Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi. Thơ: Nguyễn Công Trứ. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác

Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác

Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác là sự kết nối của Đông và Tây, của các phương pháp cổ truyền và khoa học tiến bộ, của cây cỏ và máy móc, là sự tương đồng và tấm lòng của những bậc lương y, là niềm say mê và trách nhiệm đối với khoa học của những nhà bác học.