Văn hóa - sức mạnh nội sinh ở huyện miền núi Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Qua 20 năm thực hiện, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã cho nhiều “hoa thơm trái ngọt”. Nổi bật trong đó là phong trào văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao quần chúng… luôn đi đầu trong toàn tỉnh.

Toàn huyện hiện có 14 CLB dân ca. Những năm qua, các CLB đã hoạt động tích cực, góp phần lưu giữ, bảo tồn và truyền dạy các làn điệu dân ca cho quần chúng, nhất là giới trẻ. Các CLB thường xuyên tham gia các kỳ liên hoan, hội thi của tỉnh, Trung ương, luôn đứng thứ hạng cao, nhất là Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh.

Văn hóa - sức mạnh nội sinh ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Hoạt động văn hóa, văn nghệ của huyện Hương Sơn luôn đi đầu trong toàn tỉnh.

Tiêu biểu là huyện đạt giải ba liên hoan cấp liên tỉnh tại Nghệ An năm 2016, giải nhì cấp liên tỉnh tại Hà Tĩnh năm 2018, giải nhì cấp tỉnh tại Hà Tĩnh năm 2020. Đặc biệt, chương trình nghệ thuật chào mừng 550 năm thành lập huyện Hương Sơn được các cấp, ngành Trung ương và tỉnh đánh giá cao với sự tham gia của 300 diễn viên không chuyên của huyện nhà, tạo dấn ấn văn hóa trong lòng quần chúng nhân dân.

Văn hóa - sức mạnh nội sinh ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Các CLB dân ca ví, giặm ở Hương Sơn hoạt động hiệu quả góp phần truyền tải di sản văn hóa phi vật thể nhân loại đến với người dân. Ảnh tư liệu.

Anh Nguyễn Hữu Bình - Chủ nhiệm CLB Dân ca ví, giặm xã An Hòa Thịnh cho biết: “CLB thành lập nhằm bảo tồn, phát huy giá trị, truyền tải di sản văn hóa phi vật thể nhân loại đến với người dân, nhất là lớp trẻ, lưu giữ nét văn hóa của người Nghệ Tĩnh. Từ khi thành lập đến nay, CLB phát triển lớn mạnh, gặt hái nhiều thành công. Đặc biệt, năm 2018, CLB đạt giải nhì Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh tại Hà Tĩnh; cùng năm đạt giải nhất Liên hoan Dân ca ví, giặm toàn huyện; được mời tham gia chương trình Con đường di sản của VTV, tham gia chương trình dân ca Nghệ Tĩnh của HTV…”.

Em Trần Tú Lệ - học sinh lớp 12, Trường THPT Lý Chính Thắng chia sẻ: “Em tham gia CLB Dân ca ví, giặm An Hòa Thịnh từ năm lớp 10. Từ nhỏ, bà và mẹ đã dạy em hát dân ca, lên tiểu học, em tham gia vào hoạt động văn nghệ của trường nên ngày càng yêu thích, say mê hơn với dân ca ví, giặm. Em tham gia vào CLB cũng muốn đưa dân ca đến gần hơn với các bạn học sinh. Các tiết mục của em đều nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ các bạn trong trường”.

Văn hóa - sức mạnh nội sinh ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Cá CLB dân ca ví, giặm ở Hương Sơn ngày càng thu hút lớp trẻ tham gia. (Trong ảnh: Thầy Nguyễn Hữu Bình và em Trần Tú Lệ thuộc CLB Dân ca ví, giặm xã An Hòa Thịnh đang duyệt kịch bản).

Hệ thống thiết chế văn hóa thể thao của huyện Hương Sơn hiện nay cơ bản đảm bảo, khang trang, đáp ứng cho các hoạt động. Huyện chú trọng phát triển phong trào thể thao quần chúng, trở thành thế mạnh của địa phương. Nhiều môn thể thao như: bóng chuyền, bóng đá, bóng bàn, cầu lông… được tổ chức thường xuyên từ nguồn kinh phí xã hội hóa đã tạo nên sức hấp dẫn, thu hút rất đông các vận động viên trong và ngoài huyện, ngoài tỉnh về tham gia, từ đó tạo sức lan tỏa mạnh mẽ.

Đây là cơ hội để huyện tìm kiếm tài năng cũng như nâng cao thành tích thi đấu các môn thể thao. Điển hình, sau khi khôi phục giải bơi thuyền truyền thống, Hương Sơn đã đạt 3 giải cao ở các kỳ thi đấu cấp tỉnh liên tiếp 2016-2018: 1 giải nhất, 1 giải nhì và 1 giải ba; năm 2020 đạt giải nhất môn bóng chuyền nữ toàn tỉnh; đoàn VĐV tham gia giải bóng bàn do Báo Hà Tĩnh tổ chức đạt 1 HCV, 4 HCB, 3 HCĐ, xếp thứ 2 toàn đoàn năm 2020. Riêng cầu lông, trong nhiều năm luôn ở top đầu của tỉnh…

Văn hóa - sức mạnh nội sinh ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Nhà văn hóa cộng đồng kết hợp phòng tránh bão, lũ ở thôn Trung Bằng, xã Sơn Bằng trở thành nơi người dân học tập, sinh hoạt thường xuyên.

Theo ông Trần Anh Nam, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Hương Sơn, thời gian qua, huyện luôn quan tâm huy động mọi nguồn lực, nhân lực cho phong trào, đặc biệt là đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, từ huyện đến các thôn, tổ dân phố, các di tích lịch sử văn hóa. “Trong khoảng 10 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm chúng tôi huy động được trên 30 tỷ đồng, có năm trên 100 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa. Trong đó, huy động nguồn lực xây dựng chùa Hương Sơn 50 tỷ đồng, chùa Bụt Mọc 30 tỷ đồng, chùa Côn Sơn 28 tỷ đồng, chùa Cao trên 20 tỷ đồng... ông Nam cho hay.

Bên cạnh đó, huyện Hương Sơn cũng ban hành các chính sách khen thưởng cho danh hiệu thôn, tổ dân phố văn hóa. Trước năm 2019 mỗi thôn, tổ dân phố văn hóa công nhận lần đầu được thưởng 10 triệu đồng. Từ năm 2020, mỗi CLB dân ca ví, giặm thành lập mới được huyện hỗ trợ 10 triệu đồng, mỗi CLB 3 triệu đồng/năm để duy trì hoạt động.

Văn hóa - sức mạnh nội sinh ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Nhiều di tích lịch sử, văn hóa ở Hương Sơn được các cấp chính quyền, người dân bảo tồn, duy tu thường xuyên từ nguồn vốn xã hội hóa. (Trong ảnh: Di tích lịch sử nhà thờ Đào Hữu Ích, xã Sơn Bằng).

Song song với việc phát triển phong trào thể thao quần chúng, nhiều năm qua, huyện Hương Sơn đã tập trung cho việc nâng cao chất lượng thiết chế thể thao và tổ chức tốt nhiều giải thi đấu từ cấp cơ sở đến cấp huyện và cấp tỉnh trên địa bàn.

Vì thế, đã có nhiều khu thể thao, sân thể thao được đầu tư xây dựng từ nguồn xã hội hóa khá khang trang, đảm bảo các tiêu chuẩn về tổ chức và thi đấu như: Khu thể thao K9, Khu thể thao gắn với các hoạt động sự kiện, giải trí Bách Đại Dũng (thị trấn Phố Châu); Khu thể thao Hiền Thuận (thị trấn Tây Sơn); sân vận động, Khu thi đấu đa chức năng huyện... Nhờ vậy, nhu cầu tập luyện và thi đấu của Nhân dân trên địa bàn được đáp ứng.

Thời gian tới, chúng tôi sẽ nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, để cho phong trào thấm sâu vào các lĩnh vực đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, bao trùm, chi phối các phong trào khác nhằm mục đích xây dựng văn hóa, con người Hương Sơn đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước.

Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Hương Sơn Trần Anh Nam

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Chủ đề Thể thao Hà Tĩnh

Đọc thêm

Tản văn: Chiếc nón của mẹ

Tản văn: Chiếc nón của mẹ

Khi đã trải qua quá nhiều va vấp trên đường đời, tôi càng thấm thía hơn những nghĩa tình ấy. Chợt nhận ra, mẹ cũng chính là một chiếc nón vĩ đại che chở tôi đến hết cuộc đời…
Hoa hậu AI đầu tiên trên thế giới lộ diện

Hoa hậu AI đầu tiên trên thế giới lộ diện

Kenza Layli - một nhân vật hoàn toàn được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo, vừa giành giải Hoa hậu AI. Người đẹp ảo này vốn có sức ảnh hưởng về mảng phong cách sống, thu hút lượng người theo dõi đông đảo trên Instagram, TikTok.
Vòng xòe nở hoa

Vòng xòe nở hoa

Đến Nghĩa trang Liệt sỹ Điện Biên Phủ, bà không tin là trong đời mình, có ngày lại được tự tay thắp hương lên mộ những vị anh hùng dân tộc...
Tản văn: Căn nhà tuổi thơ

Tản văn: Căn nhà tuổi thơ

Tôi lớn lên, cảm giác như không gian nhỏ hẹp đi. Cái man mác buồn bơ vơ của ngày nhỏ cũng không còn nữa. Thiếu thốn qua đi, kỷ niệm không còn nguyên sơ nữa...
Khoảnh khắc

Khoảnh khắc

Đêm tàn dần. Bình minh bắt đầu lên từ phía bên kia thành phố. Huyên đi qua một đêm thức trắng, kỷ niệm chầm chậm trôi trong đầu như một cuốn phim...
Tản văn: Hừng nắng sau cơn mưa

Tản văn: Hừng nắng sau cơn mưa

Sau mỗi lần trời mưa, tôi thường có thói quen ngồi ở một chỗ nào đó thật cao để đón lấy cái hừng nắng đầu tiên. Cái hừng nắng trông non nớt mà lại vô cùng mạnh mẽ...
Vienna tiếp tục là thành phố đáng sống nhất thế giới

Vienna tiếp tục là thành phố đáng sống nhất thế giới

Thủ đô Vienna của Áo một lần nữa được “xướng tên” là thành phố đáng sống nhất trên thế giới, theo bảng xếp hạng thường niên của Economist Intelligence Unit (EIU) - cơ quan nghiên cứu kinh tế thuộc tập đoàn dịch vụ thông tin và truyền thông toàn cầu The Economist, trong đó có báo The Economist.
Khủng hoảng không bắt đầu từ truyền thông

Khủng hoảng không bắt đầu từ truyền thông

Chuyên gia truyền thông Lê Quốc Vinh khẳng định ‘khủng hoảng không bắt đầu từ truyền thông’, mà bắt đầu từ chính triết lý, văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức…