Vào ngày 1/1/2017, Việt Nam chúng ta sẽ có thêm 1s đồng hồ

Ngay vào ngày đầu tiên của năm mới 2017, chúng ta sẽ được trải nghiệm một phút kéo dài tới 61 giây.

Năm 2016 sắp kết thúc và ai trong chúng ta cũng háo hức đón chờ năm mới - năm 2017 với bao điều bất ngờ chờ đón.

Và một tin vui mà bạn sẽ đón nhận ngay nữa đó là - thế giới sẽ trải nghiệm phút cuối cùng của năm 2016 kéo dài tới 61 giây - tức là thêm 1 giây so với mọi phút bình thường khác. Chúng ta có thể gọi đây là "giây nhuận".

vao ngay 1 1 2017 viet nam chung ta se co them 1s dong ho

Khác với năm nhuận, "giây nhuận" được thêm vào cùng một thời điểm trên toàn thế giới, và lần này là vào giây cuối cùng của ngày 31/12/2016 theo Giờ Phối hợp Quốc tế (UTC).

Tại Việt Nam, "giây nhuận" được thêm vào sau 6h 59 phút 59 giây của buổi sáng ngày 1/1/2017 (tính theo giờ Hà Nội).

Lúc này đồng hồ sẽ "ngưng" lại một giây trước khi chuyển sang 7h00. Trong khi đó, tại các nước phương Tây (và tất cả những nơi có múi giờ UTC), giây nhuận này sẽ rơi vào năm 2016.

vao ngay 1 1 2017 viet nam chung ta se co them 1s dong ho

Lý do cho sự kiện kỳ lạ này là để đồng bộ thời gian trên đồng hồ nguyên tử với thời gian xoay của Trái đất bởi Trái đất đang quay với tốc độ chậm dần.

Chúng ta biết rằng, Trái đất mất 86.400 giây để hoàn thành một vòng quay 360 độ quanh trục xoay. Tuy nhiên, tư thế nghiêng của quả đất lại bị lực hút của Mặt trăng, Mặt trời và thủy triều lớn trên các đại dương tác động, kìm giữ vòng quay khoảng thời gian bằng một giây.

Kết quả là thời gian Trái đất chậm hơn so với Thời gian Nguyên tử Quốc tế (TAI) - sử dụng dao động của các nguyên tử để đo thời gian với độ chính xác vài nghìn tỷ phần giây.

vao ngay 1 1 2017 viet nam chung ta se co them 1s dong ho

Được biết, kể từ năm 1972 đến nay, giây nhuận đã diễn ra 26 lần và lần gần nhất Trái đất đón nhận thêm 1 giây là vào ngày 30/6/2015.

Theo Trí thức trẻ

Đọc thêm

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.